1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giáo án Vật Lý lớp 10: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG docx

7 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 114,66 KB

Nội dung

Nhận thức: - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.. - Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng

Trang 1

CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

I MỤC TIÊU:

1 Nhận thức:

- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt

- Nêu được phương, chiều, độ lớn của lực căng bề mặt, ý nghĩa và đơn

vị đo của hệ số căng bề mặt

- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt

- Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong hai trường hợp dính ướt và không dính ướt

- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn

2 Kỹ năng:

- Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập

- Vận dụng được hiện tượng mao dẫn để giải thích một số hiện tượng vật

lý trong tự nhiên

II CHUẨN BỊ:

Trang 2

Giáo viên:

- Bộ dụng cụ thí nghiệm chứng minh các hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng bao gồm: hiện tượng căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn

Học sinh:

- Ôn lại các nội dung về lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất trong bài 28 sách giáo khoa

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Ổn định tổ chức lớp

2 Kiểm tra bài cũ: (Không)

3 Bài mới

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Kiểm tra bài cũ

- So sánh các thể rắn, lỏng và khí về

Trang 3

phương diện tương tác phân tử,

chuyển động nhiệt, hình dạng

2) Tạo tình huống học tập

- Cho học sinh quan sát thí nghiệm

- Thả nhẹ kim khâu hoặc lưỡi lam

nằm ngang trên mặt nước

- Nhỏ nước lên một bản thuỷ tinh và

một bản nhôm phủ nilon

- Nhúng ống thuỷ tinh tiết diện nhỏ

vào ly nước màu

- Những hiện tượng trên đều liên

quan đến các tính chất đặc biệt của

bề mặt chất lỏng

- Ghi tên đề bài lên bảng

- Quan sát và nhận xét các hiện tượng trong 3 thí nghiệm

- Ghi tên đề bài vào tập

Trang 4

3) Thực hiện thí nghiệm dẫn đến

khái niệm hiện tượng căng bề mặt

và đặc điểm lực căng bề mặt chất

lỏng

- Yêu cầu hai học sinh lên làm thí

nghiệm đối với khung dây đồng cột

chỉ ngang và khung dây đồng có

vòng dây chỉ

- Yêu cầu học sinh nhận xét hình

dạng của vòng chỉ và diện tích

màng xà phòng còn lại

- Cho học sinh ghi đề mục I và khái

- Hai học sinh thực hiện thí nghiệm

- Nhúng khung vào nước xà phòng, nhấc ra cho cả lớp quan sát

- Chọc thủng màng xà phòng một bên sợi chỉ

- Chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng chỉ

- Trả lời câu hỏi C1

Trang 5

niệm hiện tượng căng bề mặt của

chất lỏng

- Tại sao sợi chỉ căng ra sai khi chọc

thủng màng xà phòng?

- Hướng dẫn học sinh ghi nhận các

đặc điểm lực căng bề mặt của chất

lỏng và công thức tính độ lớn, ý

nghĩa đơn vị hệ số căng bề mặt

- Cho học sinh đọc ứng dụng trong

sách giáo khoa trang 200

-Khái niệm hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng

- Học sinh trả lời

- Ghi đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng

- Xem ứng dụng trong sách giáo khoa

4) Quan sát hiện tượng dính ướt và

hiện tượng không dính ướt

- Cho học sinh quan sát lại giọt

nước trên bản thuỷ tinh và trên bản

- Trả lời câu hỏi C3

Trang 6

có lớp nilon Yêu cầu học sinh trả

lời câu hỏi C3

- Yêu cầu học sinh quan sát và trả

lời theo câu hỏi C4

- Cho học sinh ghi đề mục II và

nhận xét khi nào mặt chất lỏng ở sát

thành bình là mặt khum lõm, khi

nào là mặt khum lồi?

- Học sinh cho ứng dụng trong sách

giáo khoa trang 201

- Trả lời câu hỏi C4

- Nêu và ghi nhận xét

- Xem ứng dụng trong sách giáo khoa

5) Khảo sát thí nghiệm hiện tượng

mao dẫn

- Nhúng 3 ống mao dẫn đường kính

trong khác nhau vào cùng một cốc

nước màu

- Yêu cầu học sinh ghi đề mục III,

- Quan sát và nhận xét kết quả thí nghiệm theo câu hỏi C5

- Ghi kết quả thí nghiệm và

Trang 7

kết quả thí nghiệm và khái niệm

hiện tượng mao dẫn

- Cho một số ví dụ trong tự nhiên để

học sinh vận dụng hiện tượng mao

dẫn giải thích

khái niệm hiện tượng mao dẫn

- Cho ví dụ hiện tượng mao dẫn trong tự nhiên

5) Củng cố và giao bài tập về nhà

- Yêu cầu học sinh đọc phần tóm tắt

kiến thức trong sách giáo khoa trang

202

- Cho học sinh trả lời các câu hỏi 6,

7, 8 sách giáo khoa trang 202

- Giao bài tập về nhà 9, 10, 11, 12

trang 203 Xem thí nghiệm tính hệ

số căng bề mặt C2 trang 199

- Đọc phần tóm tắt kiến thức cần nhớ

- Trả lời theo yêu cầu của giáo viên

Ngày đăng: 07/08/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w