1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các chủ thể của thị trường chứng khoán

32 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế. Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20072000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28072000. Để thị trường chứng khoán bước vào hoạt động và ngày một phát triển thì cần có sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay, số lượng cũng như chất lượng của các nhà đầu tư ngày một tăng lên. Bên cạnh đó thì dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường các nhà đầu tư cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thị trường chứng khoán Việt Nam. B. NỘI DUNG I – Lý luận về nhà đầu tư 1. Định nghĩa về Nhà đầu tư Khái niệm: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư trên TTCK bằng cách thực sự mua bán chứng khoán nhằm hưởng lợi nhuận. Mục đích đầu tư: Tối đa hoá lợi nhuận trong các khoản đầu tư của họ. 2. Phân biệt Nhà đầu tư và nhà đầu cơ + Nhà đầu tư là những người rất bảo thủ trong các phương thức đầu tư. Họ tìm mọi cách giảm thỉêu rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận có thể ở mức rủi ro thấp nhất. + Nhà đầu cơ: là các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, những người có mục đích tối đa hoá lợi nhuận thu được. Họ thường là những nhà đầu tư lớn và đầu tư ngắn hạn. 3. Cách thức đầu tư: a. Mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành: Đối với loại chứng khoán này, bạn có thể thực hiện theo hai hình thức: Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. Mua thông qua trung gian: tức mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. b. Mua bán chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán:

THẢO LUẬN CÁC CHỦ THỂ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN A. MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế. Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Để thị trường chứng khoán bước vào hoạt động và ngày một phát triển thì cần có sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay, số lượng cũng như chất lượng của các nhà đầu tư ngày một tăng lên. Bên cạnh đó thì dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường các nhà đầu tư cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thị trường chứng khoán Việt Nam. B. NỘI DUNG I – Lý luận về nhà đầu tư 1. Định nghĩa về Nhà đầu tư - Khái niệm: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư trên TTCK bằng cách thực sự mua bán chứng khoán nhằm hưởng lợi nhuận. - Mục đích đầu tư: Tối đa hoá lợi nhuận trong các khoản đầu tư của họ. 2. Phân biệt Nhà đầu tư và nhà đầu cơ + Nhà đầu tư là những người rất bảo thủ trong các phương thức đầu tư. Họ tìm mọi cách giảm thỉêu rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận có thể ở mức rủi ro thấp nhất. + Nhà đầu cơ: là các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, những người có mục đích tối đa hoá lợi nhuận thu được. Họ thường là những nhà đầu tư lớn và đầu tư ngắn hạn. 3. Cách thức đầu tư: a. Mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành: Đối với loại chứng khoán này, bạn có thể thực hiện theo hai hình thức: - Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. - Mua thông qua trung gian: tức mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. b. Mua bán chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán: Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại các sở giao dịch chứng khoán. Khi mua bán chứng khoán niêm yết phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: - Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại sở giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thỏa thuận. - Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. - Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của trung tâm giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thỏa thuận về giá. Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán: Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo năm bước: - Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. - Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại sở giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của sở. - Bước 3: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. - Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. - Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau ba ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3. II. Phân loại và thực trạng các nhà đầu tư hiện nay: 1. Nhà đầu tư cá nhân: a. Nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là các cá nhân hộ gia đình có tiền tiết kiệm và muốn đầu tư vào chứng khoán để hưởng lợi tức. Họ cũng là những người bán chứng khoán của mình trên thị trường thứ cấp để rút vốn khi cần thiết. Đây là loại chủ thể tham gia TTCK quan trọng và đông đảo. b. Thực trạng; - Một chủ thể quan trọng trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Các nhà đầu tư này có một số đặc điểm nổi bật sau: + Có trên 70% tổng số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán là tài khoản cá nhân + Họ đầu tư theo phong trào và phương thức đầu tư của phần đông trong số này là khi chỉ số giá lên cao thì họ ào ạt mua vào. Ví dụ: Đầu tư chứng khoán cá nhân vẫn như đánh bạc Chu kỳ phục hồi gần 90 điểm của chỉ số chứng khoán (VN-Index) từ đầu tháng 8/2006 trở lại đây có tác động không nhỏ từ các liều thuốc “an thần” của cơ quan quản lý thị trường và doanh nghiệp (DN) niêm yết. Tuy nhiên, với một thị trường mà phần lớn cổ phiếu (CP) nằm trong tay các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, phổ biến tâm lý mua bán chứng khoán theo kiểu “đánh quả” thì những cơn “sốt nóng”, “sốt lạnh” là điều khó tránh. Xuất hiện xu hướng “bán non” Nguyên nhân cơ bản của đợt mất giá CP kéo dài từ giữa tháng 4/2006 đến cuối tháng 7/2006 được xác định là sự tháo chạy ồ ạt của một bộ phận rất Nhộn nhịp “chợ” chứng khoán nhờ các nhà đầu tư cá nhân. lớn nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường. Làn sóng bán tháo CP để “vớt vát” khoản đầu tư thua lỗ do lỡ mua tại mức giá cao khiến thị trường càng xuống dốc mạnh hơn. Thực tiễn “xương máu” này đã dạy cho các nhà đầu tư bài học kinh nghiệm đầu tiên là phải đánh giá đúng giá trị CP. Tuy nhiên, trong những diễn biến phục hồi tích cực gần đây lại xuất hiện tâm lý “ăn non”, một nguyên nhân khiến giá CP lên xuống đồng loạt theo chu kỳ. Biểu hiện rõ ràng nhất là các phiên giá CP tăng cao thường đi kèm liền sau đó với các phiên giá giảm mạnh. Những biến động giá trên thị trường gần đây cho thấy một lượng CP lớn được bán ra rất sớm chỉ sau một - hai phiên giá tăng. Động thái này càng rõ ràng hơn khi thị trường ở vào thời điểm T+3, tức là ngày làm việc thứ ba sau khi các giao dịch được thực hiện - tiền và CP mới về tài khoản. Các thống kê thị trường cũng thể hiện những biến đổi đảo ngược chóng mặt của cung cầu CP - từ trạng thái chào mua cao gấp nhiều lần chào bán sang trạng thái chào bán ế liên tục khối lượng lớn - chứng tỏ tâm lý lo ngại khả năng tăng giá sớm kết thúc vẫn thường trực. Bài học về sự mất giá vừa qua khiến không ít nhà đầu tư mất phương hướng và thường đầu tư theo lối “ăn ít nhưng chắc”. Xu hướng “bán non” này cũng được hậu thuẫn bởi cách đầu tư ăn theo, hay đầu cơ CP, vốn diễn ra phổ biến ở thời kỳ thị trường tăng trưởng và giá tăng liên tục. Không phủ nhận việc đầu cơ giúp tạo ra khả năng thanh khoản tốt cho thị trường, tuy nhiên đối với một thị trường mà tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân ít kinh nghiệm quá lớn, đầu cơ tạo ra những cơn sốt ảo và các nhà đầu cơ “non tay” thường chính là những người chịu hậu quả nặng nề nhất khi thị trường diễn biến bất lợi. + Số lượng cá nhân tham gia TTCK còn quá ít so với tiềm lực tài chính trong dân, so với các loại hình đầu tư khác như gửi tiết kiệm hoặc đầu tư bất động sản. + Công chúng đầu tư chưa nhận được sự tư vấn đầy đủ và có chất lượng từ các công ty chứng khoán. Phải thừa nhận rằng tư vấn đầu tư chứng khoán là 1 công việc khó, đòi hỏi những người làm tư vấn, phân tích chứng khoán phải có trình độ cao trong bối cảnh hạ tằng của TTCK còn chưa đầy đủ và hoàn thiện . Tuy nhiên các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân đã trưởng thành rất nhiều, đầu tư có kinh nghiệm và thận trọng hơn trước . Quan sát giá cả của các loại cổ phiếu trên TTCK với nhau trong các thời kỳ thì nhận thấy rằng càng ngày càng có sự hợp lý về tương quan giá cả giữa các loại cổ phiếu - Điều đó chứng tỏ trình độ đánh giá doanh nghiệp niêm yết ngày càng được năng lên, chuyên nghiệp hơn. Trong báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam ra ngày 6/5, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực. Báo cáo cho rằng, từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến mức độ lên xuống mạnh của giá cổ phiếu, tương tự những gì diễn ra trên thị trường toàn cầu. Trong thời gian từ 24/2 đến 14/4, VN-Index đã tăng 47%, trước khi giảm trở lại khoảng 8% trong thời gian còn lại của tháng 4. Từ đầu năm tới nay, chỉ số này hiện đã tăng 1%. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index nếu tính theo USD đã tăng kém hơn chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản 10,1%. Những chuyển biến tích cực Một yếu tố đáng chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm tới thời điểm này là sự khác biệt tương đối lớn giữa sự lên xuống của giá các cổ phiếu. Dường như, các nhà đầu tư Việt Nam cuối cùng đã lựa chọn kỹ hơn khi mua cổ phiếu, thay vì mua theo cảm tính như trước đây. Các chuyên gia của HSBC nhận định, một vài yếu tố khác cũng đã có chuyển biến tích cực. Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường trong đợt phục hồi gần đây đã tăng lên. Trong đó, riêng trong tháng 4, khối lượng trung bình ngày của cả hai sàn cộng lại đạt 69 triệu USD, cao nhất từ tháng 9 năm ngoái. Nhìn lại thị trường chứng khoán trong 7 tháng đầu năm 2009 có thể thấy rõ bước thăng trầm của thị trường này. Trong hai tháng đầu năm 2009, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm mạnh. Tính đến hết tháng 2/2009, VN-Index giảm về ngưỡng 245,7 điểm, giảm 22% so với cuối năm 2008 (315,62 điểm). Thực tế, vào thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư đã định bỏ mặc cho cổ phiếu rớt giá và chỉ số chứng khoán được dự báo sẽ giảm đến mức thấp kỷ lục thì thị trường lại đảo chiều tăng mạnh. Bước sang tháng 3/2009, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm ấn tượng. Cụ thể, kết thúc tháng 3/2009, VN-Index đã tăng lên 280,67 điểm, tăng 14%. Chỉ số HASTC tăng 17% lên 98,37 điểm. Có thể nói, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi chứng kiến một tháng 3 tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11/2008, VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh trong hai tuần cuối tháng 3. Kết thúc tháng 4, VN-Index đạt 321,63 điểm, tăng 14,5% và chỉ số HASTC đạt 111,95 điểm, tăng 13,8%, so với cuối tháng 3. VN-Index tăng nhẹ qua các phiên và khối lượng giao dịch ấm dần lên càng củng cố hơn niềm tin của các nhà đầu tư. Tính đến hết ngày 30/06/2009, VN-Index đã tăng 132,67 điểm(42,03%) và HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kêt thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của thị trường chứng khoán trong nước nếu như so với 6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã mất 527,62 điểm (56,91%), còn HASTC-Index giảm 211,49 điểm (65,37%) so với thời điểm kết thúc năm 2007. Thị trường chứng khoán đã có nửa năm khá thành công nếu so với cả năm 2008, trong tháng 7/2009, dù không còn tăng nóng như hồi tháng 6 nhưng đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, chỉ số VN-Index vẫn tăng điểm so với mức đóng cửa cuối tháng 6. Cụ thể, VN-Index đã tăng 18,47 điểm (4,12%) sau 23 phiên giao dịch để vươn lên đứng ở mức 466,76 điểm. Điều này chứng tỏ niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) vào thị trường (TT) đã được khẳng định và phía trước vẫn còn nhiều dấu hiệu phục hồi. Nhà đầu tư CK hy vọng vào những tháng cuối năm - Một chủ thể ngày một chiếm vị trí cao trong thị trường chứng khoán là nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các cổ phiếu còn hấp dẫn thì nhà đầu tư nước ngoài đã gần như hết ROM. Đích nhắm tới của họ là các đợt IPO của các công ty "đại gia" vừa có vốn lớn, có thương hiệu mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trong khi các đợt IPO lại giãn tiến độ, nên với lượng vốn lớn và các nhà đầu tư khi nhận ra tiềm lực vốn hạn hẹp của các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn của mình. Một cuộc ép giá từ nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra trên thị trường: họ tăng mua thì thị trường tăng giá trị giao dịch và giá chứng khoán tăng, hoặc ngược lại, họ giảm mua thì thị trường giảm giá trị giao dịch và chỉ số giá chứng khoán sẽ xuống! Nhà đầu tư nước ngoài gần như đã trở thành người điều khiển giá trên thị trường chứng khoán hiện nay. Ngoài ra, nhờ giá cổ phiếu tăng, nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường đủ lớn để các nhà đầu tư ngoại rót vốn cũng tăng lên. Hiện đang có 8 cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 500 triệu USD trở lên, so với 4 cổ phiếu ở thời điểm cuối tháng 2. Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cũng cho thấy, các nhà đầu tư ngoại không phải là đối tượng chèo lái đợt phục hồi này của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lượng mua vào của khối ngoại đã co lại tới mức gần như không có gì. Từ đầu năm tới nay, lượng mua ròng cổ phiếu Việt Nam của khối ngoại chỉ là 3 triệu USD. Sau một thời gian bán ròng trong quý 4/2008, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản gần như là trung tính, với các hoạt động bên phía mua và phía bán cùng ít. Theo số liệu của HSBC, hiện khối ngoại vẫn chiếm khoảng 1/5 khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có vẻ như lượng vốn nước ngoài mới chảy vào thị trường này là rất hạn chế. Trong đó, các hoạt động của khối ngoại tập trung vào việc tái cân bằng danh mục đầu tư của các quỹ quốc gia đóng. 2. Các tổ chức đầu tư 2.1. Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là các chủ thể tham gia thường xuyên và đa dạng trên TTCK. Các ngân hàng tham gia đầu tư, kinh doanh chứng khoán trên TTCK nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào mô hình ngân hàng đa năng hay ngân hàng chuyên doanh ở mỗi nước. Vai trò của các NHTM trên thị trường sơ cấp: Vai trò đầu tư trực tiếp : Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và công trái là do NHTM mua. Trong năm 2007, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoảng 70%. Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường thứ cấp: a. Sản phẩm phái sinh: Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường. b. Cho vay chứng khoán: Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp. Nhìn lại hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại [...]... hoạt động đầu tư chứng khoán tại nước ngoài mà lại bị hạn chế đối với hoạt động này ở trong nước 2.2 Các tổ chức kinh doanh chứng khoán a Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện một hoặc một số, toàn bộ nghiệp vụ chứng khoán Vai trò chủ yếu của công ty chứng khoán trên thị trường là giao dịch, môi giới và bảo lãnh chứng khoán  Thực trạng:... tài sản và lựa chọn chứng khoán không chỉ đối với các loại hình chứng khoán, ngành, lĩnh vực mà QĐT, CtyQLQ đầu tư quan tâm; mà còn thể hiện cả mục tiêu, phạm vi hoạt động của chúng trên thị trường tài chính thế giới Danh mục đầu tư của các QĐT, CtyQLQ ở các nước trên thế giới trong những năm qua đã không chỉ tập trung việc phân bố tài sản và lựa chọn những chứng khoán ở các thị trường vốn phát triển... không phải trong tình huống thị trường có dấu hiệu tăng trưởng “quá nóng” Kết quả nhiều nghiên cứu trên các thị trường này cho thấy các biện pháp can thiệp chỉ có hiệu quả ngắn hạn, và chính phủ càng ít uy tín trong điều hành thị trường thì can thiệp càng không có hiệu quả dài hạn Tóm lại, Thị trường chứng khoán là một thị trường có thể biến những đồng tiền đầu tư nhỏ ban đầu của bạn thành một lượng tiền... thay đổi cơ cấu chứng khoán trong danh mục đầu tư nhưng trong việc lựa chọn chứng khoán thì nắm giữ các danh mục đầu tư theo chỉ số đối với từng loại chứng khoán cụ thể Tính chất hỗn hợp của chiến lược đầu tư cũng có thể được thực hiện theo hướng thụ động trọng tâm Để thực hiện chiến lược này, trọng tâm của danh mục đầu tư là những chứng khoán được lựa chọn theo chỉ số Bộ phận còn lại của danh mục đầu... tư chứng khoán + Taọ khuôn khổ pháp lý khuyến khích NHTM tham gia hoạt động chứng khoán việc khuyến khích các NHTM tham gia hoạt động chứng khoán, đặc biệt là hoạt động cổ phiếu sẽ phát huy được các thế mạnh của các NHTM, đó là: (i) ưu thế về mạng lưới, (ii) khả năng phát triển thị trường OTC, và (iii) xu thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - đầu tư, khi các. .. sự tham gia của các NHTM vào TTCK + Đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của NHTM và công ty chứng khoán + Thu hút mạnh đầu tư của các nhà đầu cá nhân nhỏ và phát triển dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng cá nhân Với dịch vụ này, các NHTM sẽ thiết kế với các đối tác nước ngoài để bán các sản phẩm quỹ đầu tư của nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài) + Tiếp tục phát triển các công ty... về bản chất của chứng khoán nợ và chứng khoán vốn trong tổng vốn đầu tư của ngân hàng, theo hạch toán, kế toán mà Ngân hàng Nhà nước quy định (ứng với các tài khoản 141 và 142) Trong lượng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của mỗi thành viên nói trên, chiếm phần lớn là chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tín dụng…), chờ đáo hạn hoặc có thể bán Và... khi phát hành các cổ phần với những lượng tiền nhỏ và mua các lô lớn chứng khoán, các quỹ tương trợ có thể thu được lợi về sự giảm giá theo quy mô đối với tiền hoa hồng môi giới và về việc mua các danh mục chứng khoán đa dạng hoá Các nhà đầu tư nhỏ thu được lợi do chi phí giao dịch nhỏ hơn  Các quỹ trợ cấp: Trong việc thực hiện các chức năng trung gian tài chính chuyển đổi tài sản, các quỹ trợ cấp... một cách thụ động mức lợi nhuận của toàn thị trường và không kỳ vọng vào loại hình chứng khoán và lĩnh vực kinh tế cụ thể nào, còn kết quả hoạt động đầu tư thì bị lệ thuộc vào diễn biến khách quan của thị trường Trong những điều kiện đặc biệt, chiến lược này phát huy được hiệu quả đầu tư rất cao Ví dụ, trong thời kỳ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) mới triển khai hoạt động ở Việt Nam, mặc dù các. .. ngại về khả năng thua lỗ lớn của các ngân hàng, ứng với lượng vốn đầu tư nói trên Nếu tính theo “định lượng” trên, với mức giảm 50% của giá chứng khoán, thì khoản lỗ của mỗi thành viên nói trên có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng, có thể gạt hẳn mức lợi nhuận của cả năm 2007 tạo dựng được Có nhận định cho rằng các ngân hàng đã đổ lượng tiền trên là quá nhiều vào “tự doanh” chứng khoán dẫn đến khả năng lỗ . mại. b. Mua bán chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán: Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại các sở giao dịch chứng khoán. Khi. ngoái. Nhìn lại thị trường chứng khoán trong 7 tháng đầu năm 2009 có thể thấy rõ bước thăng trầm của thị trường này. Trong hai tháng đầu năm 2009, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w