1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giáo án Mỹ thuật lớp 9 : Tên bài dạy : TĨNH VẬT ( LỌ HOA VÀ QUẢ ) potx

8 4,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

- HS biết cách bố cục và dựng hình, vẽ được hình có tỉ lệ cân đối và giống mẫu - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.. Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét Học sinh quan sát tranh t

Trang 1

TĨNH VẬT ( LỌ HOA VÀ QUẢ )

VẼ HÌNH

I MỤC TIÊU :

- HS biết quan sát , nhận xét tương quan ở mẫu

- HS biết cách bố cục và dựng hình, vẽ được hình có tỉ lệ cân đối

và giống mẫu

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật

II CHUẨN BỊ

1.Tài liệu tham khảo :

- Phạm Viết Song tự học vẽ

- Hình họa và điêu khắc ( Giáo trình CĐSP )

- Nguyễn Quốc Toản , hỏi đáp về dạy học môn mĩ thuật ở

thcs , NXB Giáo dục 2005

2.Đồ dùng dạy học

+ Giáo viên :

- Mẫu vẽ : Lọ hoa và quả , lựa chọn lọ hoa và quả có tỉ lệ,

hình dáng màu sắc đơn giản và đẹp

Trang 2

- Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và một số ảnh chụp tĩnh vật

- Gợi ý cách vẽ ( các bước dựng hình bao quát tới chi tiết )

+ Học sinh :

- SGK

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành

- Bút chì, tẩy

3.Phương pháp dạy học :

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp gợi mở

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp luyện tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức lớp

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1

Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét Học sinh quan sát tranh tĩnh vật

Trang 3

- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật và

phân tích về bố cục và màu sắc

? Thế nào là tranh tĩnh vật

? Qua quan sát tranh tĩnh vật em nhận

thấy tranh tĩnh vật được vẽ bằng những

chất liệu nào

GV giới thiệu tranh, ảnh tĩnh vật để học

sinh so sánh

và tìm hiểu khái niệm về tranh

tĩnh vật

- Là tranh vẽ về các vật ở trạng

thái tĩnh như lọ hoa và quả và

các đồ vật trong gia đình

- Chì , than, màu nước, màu

bột, sáp màu, sơn dầu, sơn mài,

lụa

Trang 4

? ảnh chụp tĩnh vật và tranh vẽ tĩnh vật

khác nhau như thế nào

- Tranh tĩnh vật là đã được vẽ qua suy

nghĩ , chắt lọc , có xúc cảm của người

vẽ thông qua ngôn ngữ của mĩ thuật

- GV bày mẫu cho HS quan sát nhận xét

? Mẫu vẽ gồm những gì

? Các vật mẫu được sắp xếp như thế nào

? Khung hình chung của mẫu là hình gì

? Hướng ánh sáng chính chiếu vào mẫu

? So sánh độ đậm nhạt của các vật mẫu

với nhau

?Vị trí của các vật mẫu

- Cái đẹp trong tranh tĩnh vật là

cái đẹp đã được chắt lọc theo

tình cảm của người vẽ Còn cái

đẹp ở vật mẫu thật là cái đẹp tự

nhiên

- Lá cây có độ đậm nhất , bông

hoa có độ sáng nhất, nền có độ

trung gian

Trang 5

- mẫu dặt dưới đường tầm mắt

? Khung hình của toàn bộ vật mẫu có

thể quy vào khung hình gì

? Khung hình của từng vật mẫu

? Tỉ lệ chiều ngang, chiều cao của từng

phần Tỉ lệ các phần so sánh với nhau

như thế nào

- Để vẽ được bức tranh đẹp trước khi vẽ

cần quan sát nhận xét từ tổng thể tới chi

tiết

Hoạt động 2

Hướng dẫn HS cách vẽ hình

+ Vẽ phác khung hình chung

- Nheo mắt lại để nhìn toàn bộ các đồ

vật thành một mảng lớn từ đó quy về

dạng hình học cơ bản ( vuông tròn , tam

giác, hình thanh) Phác nhẹ tay hình đó

lên giấy để tìm bố cục cho cân xứng

+ Phác hình từng vật mẫu

- Quả nằm trước bình hoa

- HS so sánh tỉ lệ giữa chiều

ngang , chiều cao của quả và lọ

và mảng hoa lá

Trang 6

- Mỗi bông hoa cần vẽ tâm của nó để

biết hướng hoa nghiêng về phía nào

Nên phác hình bằng các nét thẳng , có

thể phác sơ mảng đậm nhạt lớn và bắt

đầu đánh bóng

Không nên vẽ chi tiết ngay vì dễ làm

hỏng toàn bộ Không nhất thiết xoá các

nét vẽ cũ nếu không làm rối mắt

+ Vẽ chi tiết :

Khi thấy đậm nhạt đủ thể hiện rõ các

vật thể vị trí trước sau của chúng , độ

đậm nhạt của từng vật , ta bắt đầu tả chi

tiết , chú ý vẽ những nét quan trọng cần

thiết trước Không nên quá diễn tả chi

tiết vì dễ làm rối mắt và làm nặng nề bài

vẽ

Hoạt động 3

Hướng dẫn học sinh làm bài

- Yêu cầu học sinh vẽ vào giấy hoặc vở

Trang 7

thực hành

Nhắc HS quan sát mẫu để bố cục hình

vẽ theo chiều ngang hay dọc của tờ giấy

cho phù hợp

- Trong khi HS thực hành GV cần quan

sát và hướng dẫn bổ sung

Nhắc HS vẽ phác nhẹ tay không nên vẽ

đậm hoặc nhạt quá để thuận tiện cho

việc vẽ mầu ở tiết sau

Hoạt động 4

Đánh giá kết quả học tập

- GV cùng HS nhận xét 1 số bài vẽ

- GV biểu dương 1 số HS vẽ tốt

- Nhận xét những thiếu xót ở 1 số

bài chưa đạt

Dặn dò ra bài tập

- Chuẩn bị màu vẽ cho tiết học sau

- Sưu tầm trang tĩnh vật

Ban giám hiệu kì duyệt

Ngày

Kí tên

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w