- Học sinh vẽ được bài tĩnh vật màu theo mẫu.. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu.. - Mẫu vẽ : lọ hoa và quả, chuẩn bị một số mẫu lọ hoa và quả khác nhau về hình dáng và
Trang 1TĨNH VẬT ( LỌ HOA VÀ QUẢ )
VẼ MÀU
I MỤC TIÊU :
- Học sinh biết sử dụng màu vẽ ( màu bột, màu nước, sáp
màu ) để vẽ tĩnh vật
- Học sinh vẽ được bài tĩnh vật màu theo mẫu
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu
II CHUẨN BỊ :
1 Đồ dùng dạy học
*Giáo viên
- Mẫu vẽ : lọ hoa và quả, chuẩn bị một số mẫu lọ hoa và quả
khác nhau về hình dáng và màu sắc để HS vẽ theo nhóm
- Tranh phiên bản tĩnh vật màu của hoạ sĩ
- Bài vẽ tĩnh vật màu của HS các lớp trước
- Hình gợi ý cách vẽ tĩnh vật màu
*Học sinh
- SGK
Trang 2- Tranh tĩnh vật màu
- Bài vẽ chì của tiết học trước
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút vẽ , màu vẽ
2 Phương pháp giảng dạy
- PP trực quan, pp vấn đáp, pp gợi mở, pp thuyết trình, pp
luyện tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét
- Giới thiệu tranh của hoạ sĩ, bài vẽ của
học sinh và nêu vài nét về nội dung tranh
+ Bức tranh vẽ những gì ?
+ Hình vẽ chính, hình vẽ phụ của tranh là
những hình ảnh nào?
- HS chia nhóm thoả luận về
cách vẽ màu trong tranh tĩnh
vật
Trang 3+ Các hình vẽ trong tranh được sắp xếp
như thế nào?
+ Màu sắc trong tranh?
+ Màu nào được vẽ nhiều nhất, màu nào
đậm màu nào nhạt
+ Các màu trong tranh có sự ảnh hưởng
qua lại với nhau hay không
- Hoà sắc chung của mẫu là màu lạnh
- Cần phân biệt giữa các màu gần giống
nhau , màu trắng của nền khác màu trắng
của hoa cúc , màu xanh của lá khác màu
xanh của quả cam.(màu xanh lá ngả xanh
đen , màu xanh quả cam ngả xanh vàng )
- Chú ý ảnh hưởng màu của những vật đặt
gần nhau ( màu sắc giữa các vật mẫu luôn
ảnh hưởng qua lại với nhau , chúng luôn
có trong nhau chút ít không bao giờ
chúng giữ nguyên sắc )
Để vẽ tranh tinh vật màu ,khi
vẽ cần quan sát kĩ mẫu để thấy
độ đậm nhạt của các mảng
màu lớn và sự ảnh hưởng qua
lại của các màu với nhau
- Vẽ màu cần có đậm có nhạt,
không sao chép lệ thuộc hoàn
toàn vào màu của mẫu , có thể
vẽ màu theo cảm xúc của
mình trên cơ sở của màu mẫu
thật
Trang 4Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu
-Quan sát mẫu để thấy được các mảng
màu chính
- Phác hình các mảng màu ở lọ hoa và
quả
+ Vẽ các mảng màu lớn trước, vẽ màu cụ
thể của từng vật mẫu sau
- Vẽ màu của mảng sáng tối lớn trước , vẽ
toàn bộ màu của vật mẫu và nền Vẽ màu
theo cảm xúc nhưng phải giữ được màu
của mẫu , sau đó vẽ cụ thể những chi tiết
để nêu được đặc điểm của mẫu Sau đó vẽ
cụ thể những chi tiết để nêu được đặc
điểm của mẫu
- Pha màu để vẽ cần chú ý đến sự ảnh
hưởng qua lại giữa các màu với nhau
- Nếu là vẽ màu bột, màu sáp hoặc màu
-Dùng bút chì hoặc bút màu
vẽ phác toàn bộ hình theo
khuôn hình của vật mẫu
Trang 5đặc khác thì cần vẽ đủ độ đậm ngay ,
không nên vẽ đi vẽ lại khi màu còn ướt sẽ
làm sờn giấy và màu bị đục bức tranh sẽ
bị mất đi sự trong trẻo
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài
- Yêu cầu học sinh xem lại bài vẽ hình ở
tiết trước có thể chỉnh sửa lại đôi chút rồi
phác các mảng màu
- Yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu vẽ mạnh
dạn phóng khoáng theo hình mảng (
Không nên vẽ theo cách vờn khối )
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
- GV và HS treo bài vẽ đẹp lên bảng
- Nhận xét bổ sung cho những
bài còn khiếm khuyết
- Dặn dò: Chuẩn bị cho bài
học sau