Tuy nhiên với tiền lương như thế thì vừa đủ chi xài cơ bản trong gia đình chưa tích lũy được để có đồng vốn làm kinh tế phụ tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho gia đình như : ch
Trang 1QUỸ TƯƠNG TRỢ NỘI BỘ GIÚP NHAU LÀM KINH TẾ PHỤ
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC “B” VĨNH THÀNH
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua, kể từ khi chuyển đổi xếp lại lương thì tiền lương của CB-GV-NV ( Cán bộ – giáo viên – nhân viên) có những chuyển biến rõ nét
Tuy nhiên với tiền lương như thế thì vừa đủ chi xài cơ bản trong gia đình chưa tích lũy được để có đồng vốn làm kinh tế phụ tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho gia đình như : chăn nuôi , mua bán
Bên cạnh đó có nhiều ngân hàng , quỹ tín dụng tạo điều kiện cho CB-GV-NV vay trả góp bằng hinh thức “ tín chấp” đây là điều kiện tốt để giúp CB-GV-NV cải thiện được đời sống của gia đình bằng làm kinh tế phụ Tuy nhiên với lãi suất trả góp 0,75%/tháng, với lãi suất đó không phải là thấp
Từ đó Ban giám hiệu cùng với ban chấp hành công đoàn trường Tiểu học “B” Vĩnh Thành tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao mức thu nhập cho tập thể
Trang 2CB-GV-NV, trong đó thống nhất cao việc góp vốn hình thành “ Quỹ tương trợ giúp nhau làm kinh tế phụ” chúng tôi đã thực hiện từ tháng 9/1999 đến nay vẫn còn duy trì tốt
Với những vấn đề nêu trên “ quỹ tương trợ” này sẽ giúp được mỗi
CB-GV-NV giải quyết được những khó khăn trước mắt trong đời sống cũng như tích lũy được sau này
II.NỘI DUNG , BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1/ Mở đầu:
Qua thực tế đời sống của CB-GV-NV ở trường ,tuy tiền lương có được nâng lên từng bước qua từng giai đoạn ,nhưng so với thực tế đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn về vật chất
Trong thực tế khi anh, chi, em CB-GV-NV gặp khó khăn thì phải đi vay ở ngân hàng ( bằng tín chấp) hoặc vay bên ngoài với lãi suất cao, giảm đi uy tín người giáo viên, thậm chí vay không được khi cần thiết
Từ đó chúng tôi thống nhất họp cơ quan và đưa ra mô hình “ Quỹ tương trợ giúp nhau làm kinh tế phụ” nhằm cải thiện được phần nào khi
5
Trang 3đời sống CB-GV-NV gặp khó khăn cũng như từng bước tăng thêm thu nhập cho mỗi gia đình CB-GV-NV
2/ Thực trạng:
Mỗi gia đình CB-GV-NV đều có con nhỏ, phải nuôi cho ăn, mặc , lo cho đi học (có em học phổ thông , có em học chuyên nghiệp , có em học đại học v.v.) Ví dụ như gia đình hai vợ chồng có hai con , như vậy 1 người sẽ làm nuôi 1 người Với đồng lương hiện nay chẳng hạn bình quân 1 200 000 đồng/tháng, chi xài cho 2 người chiết tính như sau : lương thực , thưc phẩm , tiêu xài hàng ngày, tiền con đi học , đám tiệc với vật giá như hiện nay thì trong một tháng ( 1 người nuôi 1 người ) thì số tiền trên từ thiếu đến vừa đủ ( chưa kể lúc bệnh).Như vậy số tiền tích lũy để sắm vật dụng trong gia đình coi như không có
Từ đó nhất thiết mỗi gia đình CB-GV-NV phải tìm mọi cách để tạo thêm tiền tích lũy cho mình, nhằm tăng thêm thu nhập cho bản thân cũng như gia đình nhằm có cuộc sống khá giả hơn đồng thời lo cho con cái sau này được đầy đủ hơn
Do đó chúng tôi mới thực hiện “Quỹ tương trợ giúp nhau làm kinh tế phụ”
và đây cũng là một phương pháp tiết kiệm tiền cho từng cá nhân sau khi về hưu
3/ Biện pháp và quá trình thực hiện:
Trang 4Ban giám hiệu và ban chấp hành công đoàn họp bàn phương án thống nhất trong cách hùn vốn cũng như cách chi
Sau đó đưa ra bàn bạc trong cơ quan , quán triệt sâu sắc trong nội bộ về cách hùn vốn, cách chi và kể cả bầu ra ban quản lý quỹ
Cụ thể như sau ( Trong đó phải có sự thống nhất cao 100%):
- Mỗi tháng hùn : 50 000 đồng/người
- Thời gian thực hiện từ tháng 9/1999.Không có thời gian kết thúc , nếu đồng chí nào chuyển công tác hoặc nghỉ hưu thì chia theo cổ phần)
- Bầu ra ban quản lý quỹ như sau: Tập thể bầu ra, không được quyền chỉ định - bằng phiếu kín hoạc giơ tay tín nhiệm, các chức danh cụ thể như sau:
+ Một tổ trưởng là nhười quản lý chung ( nhất thiết phải là người của BGH hoặc BCH công đoàn mà phải có uy tín về tiền bạc)
+ Một kế toán là người phải biết tính toán rành mạch về tiền bạc
( không nhất thiết phải là kế toán cơ quan)
Trang 5+ Một thủ quỹ là nhười phải có uy tín về tiền bạc ( không nhất thiết phải là thủ quỹ của cơ quan)
+ Một kiểm soát - các thành viên còn lại là kiểm soát viên khi cần thiết hoặc
nghi vấn đều có quyền tham gia kiểm soát ( Cụ thể xem phụ lục1)
*Cách thực hiện như sau :
- Mỗi tháng nhận lương thủ quỹ cơ quan trừ lương: 50 000 đồng/người
- Thủ quỹ trường giao lại cho thủ quỹ tổ ( có thành lập 1 cuốn sổ giao và ký nhận hàng tháng)
- Tổ trưởng, kế toán , kiểm soát phải nắm rõ số tiền để chi
- Mỗi tháng kế toán công khai quỹ một lần, tùy thời gian thích hợp
*Cách tính toán và cách chi, thu :
a)Cách tính toán:
- Tổng số CB-GV-NV của trường là 24 người.(Vậy mỗi tháng thu được là: 24
x 50 000 đ = 1 200 000 đồng)
Trang 6- Số tiền trên nếu người nào cần vay thì làm đơn ( kế toán ký chi , tổ trưởng duyệt – thủ quỹ phát tiền)
b) Cách chi, thu:
Chi lại cho CB-GV-NV vay với số tiền cần thiết để làm kinh tế phụ:
- Hình thức : trả góp
- Lãi suất 0,5%/tháng
- Thời hạn từ 10 tháng đến 60 tháng ( tùy theo số tiền nhiều hay ít – người vay muốn trả nhanh hay chậm-trả nhiều hay ít cho mỗi tháng)
- Thủ quỹ trừ vào lương hàng tháng đến khi hết, bảng trừ được kế toán quỹ tính cụ thể mỗi tháng
- Chi lại 10%/tổng số tiền lãi thu được , bồi dưỡng cho ban quản lý quỹ, 90%
số tiền lãi còn lại là của tập thể- tùy sử dụng như thế nào sẽ bàn sau khi có tiền lãi nhiều và việc cần sử dụng đến
Cho những người vay đóng lãi và trả như thế để thấy được trách nhiệm với
số tiền mà mình đã vay , đây cũng là lãi suất rất thấp so với ngân hàng hay quỹ tính
Trang 7dụng Đồng thời số vốn và lãi sau này cũng là của tập thể tích lũy được sau nhiều tháng, nhiều năm
Như vậy có thể nói thời gian càng lâu thì số tiền quay vòng càng lớn, số tiền lãi thu thu được ngày càng nhiều Ở đây đời sống mỗi CB-GV-NV mỗi người mỗi khác , do đó số tiền thu về mỗi tháng không phải nhất thiết mỗi người vay trong một tháng đó, mà người nào có nhu cầu thì vay, đây là cách thể hiện tính “tương trợ nội bộ”
Sau nhiều năm thực hiện, số tiền của chúng tôi có được ; Đây là con số cụ thể
qua thống kê như sau :( Xem một phiếu thu tiền 1 tháng- phụ lục 2)
9/1999 – 8/2000
12 tháng
14 400 000 619 500 15 019 500
9/1999 – 8/2001 28 800 000 2 968 500 31 768 500
Trang 824 tháng
9/1999 – 8/2002
36 tháng
43 200 000 7 703 000 50 903 000
9/1999 – 8/2003
48 tháng
57 600 000 15 590 000 73 190 000
9/1999 – 8/2004
60 tháng
72 000 000 27 937 000 99 937 000
9/1999 – nay
2/2005(là 66 tháng)
79 200 000 34 437 000 113 637 000
Như vậy số tiền hiện nay là : 113 637 000 đồng.( Nếu tính ra mỗi phần hùn sẽ là: 113 637 000 đồng : 24 = 4 734 875 đồng)
Trang 9Với số tiền này và cứ hùn vốn, cứ chi vay cải thiện đời sống tiếp tục số tiền ngày tăng rất nhanh có thể lên đến vài trăm triệu đồng
4/ Kết quả đạt được:
Qua hơn 5 năm thực hiện đã giải quyết được rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của mỗi CB-GV-NV của đơn vị Người vay và sau khi đã trả xong nợ thì tất nhiên số tiền hùn vốn của mình vẫn còn, đó cũng là một thành công lớn của chúng tôi ( Mình vay tiền mình, mình đóng lãi cho mình)
Đến nay không có dấu hiệu nào đòi rút phần hùn khỏi “Quỹ tương trợ” của trường
Không phải mỗi CB-GV-NV vay lại đủ số tiền của mình đã hùn ,ở đây chúng tôi thống nhất có thể giải quyết cho vay lại từ 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng, thậm chí cao hơn nữa, tùy theo việc làm cụ thể của
mỗi người khi cần thiết như : vốn làm kinh tế chăn nuôi, mua sắm phương tiện, tiện nghi, sửa chửa nhà, buôn bán
Cụ thể:
Trang 10-Năm 2003 trích một phần tiền lãi thu được mua trang phục đồng phục cho tập thể nhà trường ( nam, nữ)
- Tính đến nay CB-GV-NV đã có đầy đủ xe môtô để làm phương tiện gia đình
- Mua sắm tương đối đầy đủ các tiện nghi , cũng như trang trí nội thất trong nhà và giải quyết rất nhiều vấn đề đột xuất khác về kinh tế trong mỗi gia đình
- Đã tổ chức đi tham quan hè các năm qua với số tiền là:
27 000 000 đồng
5/ Nguyên nhân thành công:
Nhờ tập thể CB-GV-NV đoàn kết, thống nhất ý kiến và cùng hành động với mục đích mang tính tập thể cao “ Nội bộ giúp nhau”
Những đồng chí chưa có khó khăn cũng như chưa có nhu cầu vay tiền, mà các đồng chí khác có nhu cầu sẽ vay được số tiền nhiều hơn để giải quyết kinh tế trong gia đình
Trang 11Số tiền hùn vốn này được công khai rõ ràng mỗi tháng một lần Số tiền vay được với lãi suất thấp , thủ tục đơn giản, tích lũy được tiền của mình, có tiền lãi sau này, thấy được lợi ích rõ ràng khi thực hiện “ quỹ tương trợ” trong đơn vị
Theo thời gian số tiền hùn vốn ngày càng tăng lên, đồng thời số tiền lãi tăng thêm rất nhiều theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước ( vì số đồng vốn khởi điểm năm sau nhiều hơn thì tất nhiên giải quyết cho anh, em vay nhiều hơn lãi sẽ cao hơn.)
III.TÍNH THỰC TIỄN:
1/ Tác dụng:
Mỗi CB-GV-NV chỉ cần tiết kiệm mỗi tháng 50 000 đồng ( Tính ra mỗi ngày chỉ tiết kiệm 1 666 đồng) Mà sau hơn 5 năm số tiền mỗi người lên đến : 4 734 875 đồng Ngoài ra mình còn vay được tiền để giải quyết kinh tế cho gia đình khi cần thiết ( như đã nói ở trên)
Giải quyết được những khó khăn trước mắt cũng như thường xuyên trong gia đình, cải thiện được một phần lớn đời sống khi gặp khó khăn:Chăn nuôi, buôn bán, mua sắm phương tiện, vật dụng gia đình, sửa nhà, khi ốm đau Vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, có tiền ngay, giải quyết theo nhu cầu thục tế cần thiết
Trang 12Trong các kỳ nghỉ hè nhà trường tổ chức đi tham quan, nghỉ mát thì khỏi phải
lo tiền, chỉ cần trích tiền lãi có thể tham gia tham quan ngay
2/ Những bài học kinh nghiệm:
Để quỹ tồn tại được lâu dài thì cần phải rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Tập thể phải đoàn kết thống nhất ý kiến
Hai là: Tin tưởng tuyệt đối vào ban quản lý quỹ ( Mình và tập thể đã bầu ra)
Ba là: Phải công khai quỹ hàng tháng
Bốn là: Mỗi thành viên cũng là một kiểm soát viên phải theo dõi và cho ý kiến
cách thu, chi sau mỗi lần công khai quỹ
Năm là: Số tiền tồn quỹ không quá 20 000 000 đồng , nếu cao hơn thì gởi vào
ngân hàng( Lưu ý: Hiệu trưởng đứng tên gởi , phiếu gởi do công đoàn quản lý )
IV.KẾT LUẬN:
Trang 13Từ khi thực hiện “Quỹ tương trợ” đến nay đã thấy được đời sống CB-GV-NV giảm bớt được khó khăn cơ bản
Qua hơn 5 năm thực hiện, không có trường hợp bất đồng nào xảy ra, vì đây là việc làm có kết quả khả quan rõ ràng có lợi ích chung cho tập thể, từ đó đời sống giảm bớt khó khăn dẫn đến an tâm trong công tác, chất lượng giảng dạy và giáo dục ngày càng được nâng cao
Cụ thể:
+ Trường: Từ trường trung bình – khá – tiên tiến – tiên tiến xuất sắc , riêng trong năm học 2004 – 2005 này trường được PGD thanh tra xếp loại tốt
+ Giáo viên: Từ không có giáo viên dạy giỏi – 9 GV dạy giỏi cấp trường – 3
GV dạy giỏi cấp huyện – 1 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
+ Học sinh: Từ không có HS giỏi cấp huyện – 3 học sinh giỏi cấp huyện – 1
HS giỏi cấp tỉnh
+ Lưu ban, bỏ học : Từ tỉ lệ 5,2% năm học 2000-2001 đến nay không có HS lưu ban , bỏ học
15
Trang 14Tóm lại:
Thực tế từ việc gây “ Quỹ tương trợ giúp nhau làm kinh tế phụ ở trường tiểu
học “B” Vĩnh Thành” thì đời sống tập thể CB-GV-NV được khá hơn, nên an tâm
công tác hơn do đó chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao hơn theo từng năm
học
Vĩnh Thành , ngày 10 tháng 3 năm 2005
Người viết
PHAN THANH TÙNG
(Phụ lục 1)
DANH SÁCH BAN QUẢN LÝ QUỸ TƯƠNG TRỢ
(Danh sách trích ngang theo biên bản )
Trang 15Đơn vị: T.H “B” Vĩnh Thành
-
1/Ông : Phan Thanh Tùng – Hiệu trưởng – Làm tổ trưởng
2/Ông : Dương Minh Trí – Giáo viên – Kế toán
3/ Bà : Vương Thị Tú Hương – Giáo viên – Thủ quỹ
4/ Ông : Từ Thành Quan – CTCĐ – Kiểm soát
và tất cả CB-GV-NV còn lại đều là kiểm soát viên