1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP CHO BỘ MÔN TẠO HÌNH pdf

7 894 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 129,46 KB

Nội dung

THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP CHO BỘ MÔN TẠO HÌNH I – ĐẶT VẤN ĐỀ : Họat động tạo hình là một họat động nghệ thuật và là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ . Thông qua việc dạy trẻ vẽ , nặn , xé dán hình thành và phát triển trí tưởng tượng , cảm xúc thẩm mỹ , khả năng sáng tạo và các năng lực , kỹ năng cơ bản , giúp trẻ thể hiện được những ý tưởng , cảm xúc của mình . Từ lâu hoạt động tạo hình được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non . Vì vậy họat động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện . Thực sự phương pháp tích hợp cho môn tạo hình đã giúp trẻ phát triển tòan diện ra sao ? Đó chính là vấn đề cải tiến nội dung , phương pháp giảng dạy làm cho tôi luôn quan tâm, trăn trở và suy nghĩ rất nhiều trong suốt quá trình sọan giảng và lên tiết dạy sao cho mang lại hiệu quả tốt , nhằm tiến đến thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay . II- NỘI DUNG , BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : 1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm : Qua nhiều năm giảng dạy thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MG đặc biệt là môn học tạo hình tôi nhận thấy khi dạy môn học tạo hình nếu không có sự đầu tư cho phương pháp tích hợp thì việc giảng dạy còn có nhiều hạn chế như : - Trẻ chỉ biết thực hiện theo yêu cầu của cô, sản phẩm tạo ra thiếu tính sáng tạo. - Hạn chế qua việc thể hiện tính nhạy bén , tổng hợp , chưa chủ động giải quyết tình huống trong học tập và vui chơi , thiếu tư duy trước một sự việc và sự vật. Nhưng khi bản thân được tiếp thu chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD-ĐT , Phòng Giáo dục , nhà trường tổ chức , đồng thời tham khảo nhiều tài liệu , tạp chí , chuyên san GD và nghiên cứu thực tế giảng dạy qua các đồng nghiệp để rút ra một số biện pháp tích cực nhằm giúp giáo viên trong tổ khối phát huy tính chủ động trong quá trình thực hiện phương pháp tích hợp cho môn học tạo hình cụ thể bằng những biện pháp như sau : - Trước tiên bản thân giáo viên cần phải hiểu “ Tích hợp ” được hiểu là sự thống nhất các bộ môn riêng lẻ thành một tổng thể nguyên vẹn hay nói khác hơn tích hợp phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và vốn sống của trẻ . - Giáo viên luôn luôn học hỏi , nghiên cứu thực tế và tham khảo nhiều sách báo , tư liệu có liên quan đến nội dung theo từng chủ điểm để có được vốn kiến thức phong phú nhằm giúp cho việc soạn giảng và lên tiết đạt hiệu quả cao . - Thông qua các lần họp chuyên môn tôi luôn trao đổi và thảo luận cùng giáo viên trong khối xoay quanh nội dung cần tích hợp đối với từng môn học và họat động vui chơi nói chung và môn học tạo hình nói riêng . VD : Nội dung tích hợp trong quá trình sọan giảng bài : Đàn cá bơi + Nhận xét bố cục tranh tổng thể đến chi tiết :Tranh gồm có gì ? (Cá , rong rêu , nước ) + Tích hợp LQVT : Có bao nhiêu cá ? Cá hình gì ? + Tích hợp làm quen MTXQ : Cá sống ở đâu ? Nuôi cá để làm gì ? + Tích hợp vệ sinh môi trường : nguồn nước bẩn cá thế nào ? Ta phải làm thế nào để cá có môi trường sống tốt ? + Tích hợp giáo dục dân số – lễ giáo : Muốn có nhiều cá ăn phải làm gì ? Ngoài ra còn tích hợp các môn học khác trẻ tạo ý tưởng , tạo cảm hứng của mình vừa phát triển kỹ năng , vừa thưởng thức , đánh giá được sản phẩm của bạn và hòan thiện được sản phẩm . - Trường phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học – đồ chơi tôi đã dành nhiều thời gian để đầu tư làm các hình ,vật mẫu thật phong phú , mang tính thẩm mỹ , khoa học và tính giáo dục đối với trẻ . - Đầu tư sọan giảng có chất lượng , sáng tạo thêm phương pháp gây hấp dẫn và tạo ra các tình huống đối với trẻ trong quá trình tích hợp nhằm giúp trẻ tư duy , nhại bén và tự giải quyết các tình huống trong giờ học - Thực hiện bồi dưỡng kỹ năng thực hành tạo hình và cách thức để lồng ghép vào tiết dạy cho rộng khắp giáo viên trong khối , để từ đó bản thân từng giáo viên có thể thực hiện đạt hiệu quả trong họat động dạy môn tạo hình . - Tổ chức các tiết dạy tốt trong đó tập trung vào phương pháp tích hợp thông qua sọan giảng và cách thức tiến hành tiết dạy . Qua quá trình thực hiện phương pháp tích hợp trong bộ môn tạo ở đầu năm học 2002 – 2003 đến nay bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt đươc ở trẻ có sự chuyển biến rõ nét so với cách thức giảng dạy không đầu tư tích hợp như trước đây . Sự chuyển biến đó được thể hiện qua chất lượng của từng sản phẩm do trẻ tạo ra . Từ đó trẻ rất thích khi được làm ra những sản phẩm đẹp và được cô sử dụng các sản phẩm đó để trang trí ở lớp hoặc trang trí ở các góc v.v… Nên trẻ cảm thấy thật sung sướng khi nhìn thấy các sản phẩm của mình được cô trân trọng giữ gìn , được cha mẹ xem và nhất là được khen, thế là trẻ thi đua vẽ , nặn , xé - dán tốt hơn nữa . bên cạnh đó bố mẹ các cháu càng quan tâm đến việc học của con , giúp con vẽ , nặn , xé dán tốt để được cô chọn tranh) . Ngoài ra vốn hiểu biết về hiện tượng sự vật xung quanh trẻ , tính tư duy , nhại bén và chủ động hơn trong học tập . Cụ thể như kết quả qua hội thi “ Bé khéo tay” cấp trường như sau : Năm học Số cháu tham dự Số cháu đạt 2001-2002 5 1 ( Giải C ) 2002 – 2003 5 3 ( 1 giải A và 2 giải C ) 2/ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm : Từ những biện pháp , nội dung và tiến trình thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu thực tiễn cùng với kết quả đạt được trong giảng dạy và trên trẻ .Tôi nhận thấy rằng đây không chỉ là kết quả tốt cho chính bản thân tôi mà còn cho cả đồng nghiệp trong nhà trường . Sự thành công đó phần lớn là do tôi cố gắng học tập trau dồi kiến thức , đầu tư sâu cho lĩnh vực chuyên môn , luôn tâm huyết đối với ngành và xem các cháu như những chủ nhân trong tương lai, gây được niềm tin trong phụ huynh . III- KẾT LUẬN : Sử dụng phương pháp tích hợp vào môn học tạo hình của trẻ Mầm non sẽ góp phần hình thành cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ đó là sự rung cảm trước cái đẹp của nghệ thuật của lao động sáng tạo , đó là sự thỏa mãn khi làm nên một cái gì đó bởi chính đôi tay nhằm khuyến khích trẻ em lao động sáng tạo và tích lũy được vốn sống cho trẻ . v.v… Vì vậy muốn thưc hiện tốt phương pháp này , thiết nghĩ trước tiên cần : - Nhận thức tầm quan trọng của môn học tạo hình . - Đầu tư sọan giảng có chất lượng , sáng tạo thêm phương pháp trong đó chú ý đến phương pgáp tích hợp nhằm gây hấp dẫn đối với trẻ . - Phân biệt đặc trưng của từng đề tài của thể lọai . - Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ , nghiên cứu nhiều tư liệu và sách tham khảo … - Phát huy tính tích cực trong học tập và tự giải quyết vấn đề đối với trẻ , giảm bớt lời nói của cô . - Đánh giá sản phẩm chính xác , kích thích hứng thú và khơi gợi ý tưởng sáng tạo cho trẻ . Trên đây là một số suy nghĩ và biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện trong thời giảng dạy cũng như trong việc đầu tư soạn giảng . . THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP CHO BỘ MÔN TẠO HÌNH I – ĐẶT VẤN ĐỀ : Họat động tạo hình là một họat động nghệ thuật và là một trong những. năm giảng dạy thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MG đặc biệt là môn học tạo hình tôi nhận thấy khi dạy môn học tạo hình nếu không có sự đầu tư cho phương pháp tích hợp thì việc giảng. ra một số biện pháp tích cực nhằm giúp giáo viên trong tổ khối phát huy tính chủ động trong quá trình thực hiện phương pháp tích hợp cho môn học tạo hình cụ thể bằng những biện pháp như sau :

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w