Giảiphápđơngiảnchokinhdoanhhiệuquả
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á làm rối loạn tình hình tài chính trong khu
vực, đặt ra một câu hỏi về mối liên quan giữa an toàn tài chính và thất bại kinh
doanh. Trong khi có hàng nghìn các doanh nghiệp trong khu vực gặp nhiều khó
khăn, hoặc đối mặt với nguy cơ phá sản, thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cả
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng gặp những khó khăn tương
tự.
Mặc dù thất bại trong kinhdoanh được cho là do hoạt động không tốt hoặc các lý
do về tài chính, hoặc cả hai, thì lý do được chú ý nhất ở Việt Nam đó là sự khó
khăn về tài chính. Về cơ bản, sự thất bại trong kinhdoanh do tài chính thường
được xem xét dưới 3 mức độ:
1. Doanh thu từ hoạt động kinhdoanh chậm hoặc thậm chí âm.
2. Không trả được nợ do không có khả năng trả lãi cho khỏan vay trong thời
gian của cuộc khủng hoảng.
3. Phá sản xảy ra khi khoản nợ ngân hàng cho phép vựơt quá giá trị thị trường
của tổng tài sản của doanh nghiệp.
Bất kể là mức độ nào cũng đã gây tranh cãi rằng hợp lý tài chính trong kinhdoanh
là yếu tố xác định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mà đã được chứng
minh bằng khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Một sự thật là trong khi rất
nhiều hãng kiếm được lợi nhuận kha khá trong khoảng thời gian trước đó, thì vẫn
có thể đối mặt với nguy cơ phá sản, bởi ở vào vị thế yếu kém về tài chính trong
giai đoạn cuộc khủng hoảng.
Có rất ít các công cụ để xác định số lượng và dự báo sự thất bại trong kinh doanh,
trong đó mô hình điểm Z ( Hệ số nguy cơ phá sản) được sử dụng nhiều nhất trong
lĩnh vực tài chính. Các tính toán của mô hình điểm Z đựơc giải thích bởi chuyên
gia tài chính nổi tiếng Edward Altman, đã kết hợp nhiều yếu tố bên trong của hoạt
động kinhdoanh như: thu nhập giữ lại, vốn lưu động, giá trị tài sản của các cổ
đông, tài sản, khả năng thanh toán nợ v.v.
Trên thực tế, cũng có một vài giảiphápgiải quyết cho trường hợp thất bại của các
doanh nghiệp trong thời gian khủng hoảng. Nhưng thường thì chỉ tập trung vào
hai kiểu chính là kinhdoanh loại trừ và ổn định kinhdoanh để tồn tại hoặc phát
triển mạnh hơn.
Dễ dàng nhất, và thương tổn nặng nhất khi các giảipháp này lại đặt việc kinh
doanh bên bờ vực phá sản. Tất nhiên là nó dẫn tới việc không duy trì được đội ngũ
nhân viên, không trang trải được các khoản nợ và việc kinhdoanh thất bại. Mặc dù
Chính phủ đưa ra luật lệ và điều khoản cho các doanh nghiệp bị phá sản, nhưng
giải pháp hiếm khi được chào đón và chi phí của nó quá cao. Và doanh nghiệp phá
sản gây ra tổn thất lớn cho cả nền kinh tế và cho xã hội.
Do đó, có thể hiểu rằng việc tìm ra các giảipháp tránh phá sản trong thời kỳ khủng
hoảng là một yêu cầu cấp thiết nhất và được xã hội khuyến khích nhất. Có hai giải
pháp như sau: thanh toán và tái cơ cấu lại. Thực tế của việc thanh toán, nếu như có
thể, thì có ít tổn thất nhất và làm giảm thiệt hại một cách khá hiệuquảcho hoạt
động trong ngành.
Thanh toán khi:
Mở rộng các khoản nợ khi việc kinhdoanh bị cản trở bởi những sai lầm
trong hoạt động.
Cơ cấu lại việc trả lãi bằng tiền mặt cho những người cho vay.
Tình trạng không kiểm soát được đối với người cho vay cho đến khi các
khoản nợ được ổn định.
Trong khi các phương pháp này có thể thực hiện được một cách dễ dàng, và ít gây
tổn thất hơn thì các doanh nghiệp chỉ áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy
nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng này thì các doanh nghiệp
thường phải đối mặt với một khó khăn nghiêm trọng, đó là nguy cơ phá sản, mà
điều này sẽ giải thích chogiảipháptái cơ cấu lại doanh nghiệp để tồn tại. Trong
trường hợp tái cơ cấu tự nguyện, công ty làm ăn thua lỗ có thể được tòa án cho
phép tự cơ cấu lại về mặt điều hành hoặc về mặt tài chính, trong vòng 60 ngày kể
từ ngày đệ đơn xin phá sản.
Tái cơ cấu lại bao gồm những biện pháp như hỗ trợ tòan bộ, giảm quy mô, thay
thế ban quản lý, và tái vốn hóa. Trong hoàn cảnh khác khác, tái cơ cấu không tự
nguyện sẽ được áp dụng. Ví dụ đề nghị tái cơ cấu lại thường được đề xướng bởi
người cho vay và có thể tạo ra những quyết định khác nhau. Việc tái cơ cấu bắt
buộc có thể được thực hiện qua biện pháp : thâu tóm doanh nghiệp bằng nguồn tài
chính đi vay (LBO) , mua lại và sát nhập
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với ban lãnh đạo cấp cao là phải
tìm ra sớm nhất những sai lầm trong hoạt động và trong tài chính, bởi những nhân
tố này sẽ trở thành nguyên nhân gây ra thất bại trong kinh doanh. Tìm ra sai lầm
càng sớm càng tốt vì ban lãnh đạo và các cổ đông càng có thêm thời gian để chuẩn
bị.
Trong trường hợp của cuộc khủng hoảng tài chính này, có rất nhiều công ty đang
hoạt động ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang phải đối mặt với khó khăn về tài chính mà
có thể gây ra tình trạng không trả được nợ hoặc kiệt quệ tài chính. Tình trạng
không trả được nợ hoặc kiệt quệ tài chính trong doanh nghiệp có thể biết được qua
hệ thông tin quản trị doanh nghiệp ( MIS), các báo cáo rõ ràng và bảng cân đối kế
toán. Một cách lo gíc, có sự yêu cầu khắt khe nếu Việt Nam thành lập một thị
trường chứng khoán riêng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong các khu vực khác nhau đối mặt với thử thách ở
mức độ khác nhau. Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động trên cơ
sở nguồn tài chính mạnh với sự hỗ trợ từ phía các công ty mẹ. Dưới dự kiệt quệ tài
chính, giảipháp thanh tóan tự nguyện thường được tiến hành nhờ các quỹ tạo
thêm và sự ủng hộ của các cổ đông, như trong trường hợp thanh toán tự nguyện
của Proctor và Gamble để thu hút được nhiều tiền đầu tư hơn và quyền sở hữu
được tái cơ cấu lại.
Tương tự thế, các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể được hưởng một sự ưu đãi
đặc biệt về tài chính, ví dụ như gần đây đã xóa nợ trên quy mô lớn hay lập lại danh
sách các doanh nghiệp có nghĩa vụ tài chính như trường hợp của dệt may Nam
Định, VISERL, v.v Hỗ trợ toàn bộ cũng được sử dụng để vực dậy các doanh
nghiệp nhà nước. Không giống như những doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân mà hầu hết là các công ty trách
nhiệm hữu hạn, khó có được sự hỗ trợ tương tự.
Hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinhdoanh đang phải tự nỗ
lực để sống sót qua cơn kiệt quệ tài chính, có rất nhiều người phải cầm cố cả nhà
cửa để bổ sung tiền vào quỹ dự phòng. Thông thường những doanh nghiệp hoạt
động tốt thường phải duy trì mức thanh khoản cao để tránh tình trạng nợ không trả
được.
Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại giữa các doanh nghiệp tư nhân từ 1,7:1 đến
3,5:1, và hệ số thanh toán nhanh từ 0,8:1 đến đến 2,5:1. Trong một mặt nào đó, các
hệ số có thể nói cho ta biết mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, nhưng mặt
khác nó cũng nói lên chi phí cơ hội rất cao, bởi doanh nghiệp phải sử dụng tài sản
hiện tại khá lớn để chi trả cho các khoản nợ, trong khi đó nguồn tài chính của các
doanh nghiệp lại rất yếu.
Thanh toán và tái cấu trúc trong thời điểm hiện tại nên trở thành một đề tài nóng
bỏng để tranh luận. Và cũng nên tranh luận đến vấn đề " sự bình đẳng của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế". Cuối cùng, việc tài trợ và giúp đỡ toàn bộ có thể
ứng dụng được trong khu vực này cũng có thể được ứng dụng trong khu vực khác
một cách minh bạch và có trách nhiệm hơn. Thêm vào đó, nếu như dệt may Nam
Định được tài trợ để bảo vệ các công nhân khỏi thất nghiệp thì cũng đừng để rất
nhiều các doanh nghiệp tư nhân khác phá sản trong cuộc khủng hoảng, bởi những
đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân trong tăng trưởng GDP và tạo ra việc làm
cho người lao động.
. Giải pháp đơn giản cho kinh doanh hiệu quả
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á làm rối loạn tình hình tài chính trong khu
vực,. nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cả
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng gặp những khó khăn tương
tự.
Mặc dù thất bại trong kinh doanh được cho