HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN – THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

20 4.1K 29
HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN – THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH TẾ ĐềTài:HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN – THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD : TS. Bùi Xuân Hải Lớp : Đêm 4 – K22 SVTH : Lê Như Thanh Hải Trần Vinh Hiển Phạm Chí Hiếu (NT) Mai Hoàng Thịnh Nguyễn Thị Tâm Thương Đặng Thị Cẩm Uyên Bùi Thị Thúy Vân Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013 MỤC LỤC Lời mở đầu 1. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân 3 1.1. Hộ kinh doanh 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm pháp lý 3 1.2. Doanh nghiệp tư nhân 5 1.2.1. Khái niệm 5 1.2.2. Đặc điểm pháp lý 5 1.3. So sánh Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân 6 2. Thực tế hoạt động và vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 8 2.1. Thực tế hoạt động của Hộ kinh doanh ở Việt Nam 8 2.1.1. Thuận lợi 8 2.1.2. Khó khăn, vướng mắc 10 2.2. Vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 11 Kết luận BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam 9 Biểu đồ 2: Số hộ kinh doanh cá thể phân theo vùng 10 Biểu đồ 3: Số lượng cơ sở SXKD cá thể giai đoạn 2008 – 2010 14 Biểu đồ 4: Số lượng LĐ làm việc trong khu vực SXKD cá thể (2008 – 2010) 14 Biểu đồ 5: Tổng doanh thu do khu vực SXKD cá thể thực hiện (2005 – 2010) 15 Biểu đồ 6: Số Hộ kinh donh phân theo vùng miền 15 Biểu đồ 7: Tổng doanh thu do khu vực SXKD cá thể thực 16 LỜI MỞ ĐẦU Các cá nhân, tổ chức khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể thành lập doanh nghiệp, có thể thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh, có thể dưới hình cá nhân kinh doanh, nhóm kinh doanh nhỏ,…Lựa chọn hình thức kinh doanh nào có lợi nhất trong điều kiện, hoàn cảnh của mình, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường? – Đó là điều băn khoăn của không ít người khi chuẩn bị bước vào “thương trường”. Làm sao vừa phù hợp với khả năng của mình, vừa an toàn, vừa có sức cạnh tranh cao nhất? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu rõ những loại hình kinh doanh. Sau đây nhóm xin đánh giá và so sánh Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân qua tiểu luận: “Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân – Thực tế hoạt động và vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay” .Do hạn chế về thời gian cũng như nguồn tài liệu, đề tài của nhóm không tránh khỏi nhiều sai sót, kính mong thầy và các bạn góp ý.

Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH TẾ ĐềTài:HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN – THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD : TS. Bùi Xuân Hải Lớp : Đêm 4 – K22 SVTH : Lê Như Thanh Hải Trần Vinh Hiển Phạm Chí Hiếu (NT) Mai Hoàng Thịnh Nguyễn Thị Tâm Thương Đặng Thị Cẩm Uyên Bùi Thị Thúy Vân Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013 Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 1 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải MỤC LỤC Lời mở đầu 1. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân 3 1.1. Hộ kinh doanh 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm pháp lý 3 1.2. Doanh nghiệp tư nhân 5 1.2.1. Khái niệm 5 1.2.2. Đặc điểm pháp lý 5 1.3. So sánh Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân 6 2. Thực tế hoạt động và vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 8 2.1. Thực tế hoạt động của Hộ kinh doanh ở Việt Nam 8 2.1.1. Thuận lợi 8 2.1.2. Khó khăn, vướng mắc 10 2.2. Vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 11 Kết luận BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam 9 Biểu đồ 2: Số hộ kinh doanh cá thể phân theo vùng 10 Biểu đồ 3: Số lượng cơ sở SXKD cá thể giai đoạn 2008 – 2010 14 Biểu đồ 4: Số lượng LĐ làm việc trong khu vực SXKD cá thể (2008 – 2010) 14 Biểu đồ 5: Tổng doanh thu do khu vực SXKD cá thể thực hiện (2005 – 2010) 15 Biểu đồ 6: Số Hộ kinh donh phân theo vùng miền 15 Biểu đồ 7: Tổng doanh thu do khu vực SXKD cá thể thực 16 Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 2 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải LỜI MỞ ĐẦU Các cá nhân, tổ chức khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể thành lập doanh nghiệp, có thể thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh, có thể dưới hình cá nhân kinh doanh, nhóm kinh doanh nhỏ,…Lựa chọn hình thức kinh doanh nào có lợi nhất trong điều kiện, hoàn cảnh của mình, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường? – Đó là điều băn khoăn của không ít người khi chuẩn bị bước vào “thương trường”. Làm sao vừa phù hợp với khả năng của mình, vừa an toàn, vừa có sức cạnh tranh cao nhất? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu rõ những loại hình kinh doanh. Sau đây nhóm xin đánh giá và so sánh Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân qua tiểu luận: “Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân – Thực tế hoạt động và vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay” .Do hạn chế về thời gian cũng như nguồn tài liệu, đề tài của nhóm không tránh khỏi nhiều sai sót, kính mong thầy và các bạn góp ý. Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 3 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải 1. Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân 1.1. Hộ kinh doanh 1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh Theo Khoản 1 Điều 49 Chương 6 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Một số loại hình hoạt đông không cần đăng ký hoạt động hộ kinh doanh như: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh  Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Không được thành lập doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh.  Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng số lượng lao động dưới 10 người (các loại hình doanh nghiệp khác không giới hạn số lượng lao động). Do đó, quy mô hoạt động của loại hình hộ kinh doanh rất nhỏ, điều này cho thấy hình thức này không được khuyến khích mở rộng loại hình. Với đặc điểm này sẽ gây khó khăn, tốn kém không thật cần thiết cho người kinh doanh trong một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh như Quán cơm số người phục vụ có thể lên hàng chục người với các công việc như nấu ăn, phục vụ bàn, trông xe, tạp vụ , Cafe, Cửa hàng quần áo  Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Trừ trường hợp đối với những hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.  Không có tư cách pháp nhân; Không có con dấu riêng.  Đối Hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập có bản chất là cá nhân kinh doanh, do đó không thể là pháp nhân. Nó khác với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 4 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải viên, bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một thực thể tách biệt với chủ sở hữu của nó. Trong khi đó hộ kinh doanh không phải là một thực thể tách biệt với cá nhân thành lập nên nó. Mọi tài sản của hộ kinh doanh đều là tài sản của cá nhân tạo lập nó. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh hưởng toàn bộ lợi nhuận (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo qui định của pháp luật) và gánh chịu mọi nghĩa vụ. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan tới hoạt động của hộ kinh doanh.  Trường hợp hộ kinh doanh được tạo lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh doanh có bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng không phải là pháp nhân. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay đổ dồn tất cả quyền lợi và gánh nặng quản trị hộ gia đình vào chủ hộ.  Hộ kinh doanh được tạo lập bởi một nhóm người cũng không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên có vấn đề rắc rối cần lưu ý rằng: Người đứng ra đăng ký kinh doanh có được xem là người đại diện đương nhiên cho nhóm tạo lập ra hộ kinh doanh hay không, hay chỉ là người đại diện cho nhóm để đăng ký kinh doanh? Câu trả lời có ý nghĩa quan trọng đối với chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh, vấn đề tư cách tham gia tố tụng và vấn đề quản trị hộ kinh doanh.  Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.  Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không được áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 1.1.3 Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh Việc thành lập hộ kinh doanh rất đơn giản. Pháp luật Việt Nam thường chỉ tập trung vào vấn đề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, còn dường như không kiểm soát quá trình thành lập hộ kinh doanh dù hộ kinh doanh đó được thành lập bởi một hộ gia đình hoặc một nhóm. Thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm các bước sau: Bước1: Đề nghị đăng ký kinh doanh Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: - Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; - Ngành, nghề kinh doanh; - Số vốn kinh doanh; - Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 5 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập. Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ có bản sao xác nhận. Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Bước 2: Xác nhận và thẩm tra Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp cho người nộp hồ sơ một giấy biên nhận làm bằng chứng cho việc tiếp nhận hồ sơ, rồi sau đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc phải thông báo những nội dung cần sửa đổi hay yêu cầu bổ sung văn bản, nếu hồ sơ không hợp lệ. 1.2. Doanh nghiệp tư nhân 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân Theo Điều 141, Luật doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. 1.2.2 Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ: Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu. Các doanh nghiệp một chủ bao gồm: Công ty nhà nước,Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, ngay trong nhóm các doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp tư nhân cũng mang những nét khác biệt, đó là loại hình doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu. Như vậy, trong doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Những đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân: - Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp: nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát tù tài sản của một cá nhân, phần vốn này do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh (gọi là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân) và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng hoặc giảm Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 6 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đăng kí. Vì vậy mà hầu như không có giới hạn giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh và phần tài sản của chủ doanh nghiệp. - Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý: Doanh nghiệp tư nhân chỉcó một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọivấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác quản lí doanh nghiệp. Giới hạn trách nhiệm được phân chia giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê để quản lí thông qua một hợp đồng. Nhưng về cơ bản, người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân. - Về phân phối lợi nhuận: Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra với doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các bên thứ ba.  Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân: Theo qui định của Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân do không có độc lập về tài sản. Việc không phải là pháp nhân khiến doanh nghiệp tư nhân gặp một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành.  Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân: Đối với doanh nghiệp tư nhân do không có tính độc lập về tài sản của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp (người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp) sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăngkí kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vón đầu tư đã không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. 1.3. So sánh Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân 1.3.1 Giống nhau • Là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận • Đều có thể do một cá nhân thành lập và làm chủ • Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 7 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải • Không có tư cách pháp nhân • Chủ thể phải là công dân Việt Nam • Chịu trách nhiệm vô hạn khi có rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh • Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. • Không được phát hành chứng khoán • Được kinh doanh mọi ngành nghề hợp pháp • Người làm chịu trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý. 1.3.2 Khác nhau Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân - Chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc một nhóm người, một hộ gia đình cùng góp vốn quản lý, phát triển và chịu trách nhiệm. - Do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy đăng ký kinh doanh. - Không phải một loại hình doanh nghiệp - Địa điểm kinh doanh bị hạn chế theo các quy định của pháp luật, chỉ được kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh (không được mở chi nhánh) - Sử dụng không quá 10 lao động - Hộ kinh doanh không có con dấu riêng - Hộ kinh doanh nộp thuế môn bài và thuế khoán - Hộ kinh doanh chỉ bắt buộc đăng ký KD ở một số trường hợp nhất định - Chủ DNTN là cá nhân, góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích và trách nhiệm bằng tài sản của mình. - Do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Là một loại hình doanh nghiệp. - Địa điểm kinh doanh không bị hạn chế, có thể kinh doanh tại nhiều nơi, có thể mở thêm chi nhánh. - Sử dụng lao động hạn chế - DNTN có con dấu riêng - DNTN nộp đủ các loại thuế theo quy định như các loại hình công ty khác. - DNTN bắt buộc phải đăng ký kinh doanh Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 8 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải 2. Thực tế hoạt động và vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực tế hoạt động của Hộ kinh doanh tại Việt Nam 2.1.1 Thuận lợi - Việc thành lập dễ dàng Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người, hoặc hộ gia đình là chủ, được đăng ký tại một địa điểm, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh rất đơn giản: • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. • Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. • Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. • Trường hợp thuê, mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm Giấy thoả thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê, mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy 1 cá nhân, hộ gia đình không thuộc diện cấm kinh doanh có thể dễ dàng đăng ký kinh doanh những ngành nghề không bị cấm kinh doanh. Những ngành nghề có vốn pháp định thì hầu hết không phù hợp với hộ kinh doanh cá thể, như vậy, một cá nhân hay hộ gia đình có thể thành lập cơ sở kinh doanh những ngành nghề không bị cấm tại một địa điểm thuê, đăng ký vốn điều lệ chỉ là hình thức, những ngành nghề không yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì trình độ thấp vẫn đăng ký được. - Việc quản lý không khó khăn: Do số lượng lao động trong hộ kinh doanh cá thể không quá 10 người mà hầu hết là trong gia đình nên công tác quản lý dễ dàng. Nếu hộ kinh doanh đăng ký thuế theo hình thức thuế khoán thì không cần tập hợp hóa đơn, nếu hộ kinh doanh đăng ký thuế theo cách tính trực tiếp trên cơ sở kê khai thu nhập hàng tháng thì cần tập hợp hóa đơn GTGT, ngoài ra thì không cần thực hiện ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo qui định như của các loại hình khác. Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 9 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải - Môi trường và truyền thông ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hộ kinh doanh cá thể Từ trong xã hội phong kiến đã hình thành những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, điển hình là các chợ hình thành từ đô thị đến nông thôn. Việc hình thành của hộ kinh doanh cá thể đã có từ lâu đời, duy trì và phát triển đến ngày nay. Chính vì thế mà hộ kinh doanh cá thể tăng qua các năm. Biểu dưới cho ta thấy số lượng cơ sở tăng qua các năm. Đến năm 2012 thì số lượng hộ kinh doanh cá thể đã đạt đến 4.628.802, tăng 23% so với năm 2007. Biểu đồ 1: Số hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam Nguồn tổng cục thống kê Các hộ kinh doanh cá thể còn có lợi thế về những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ. Điều này cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội. Do nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội và cũng xuất phát từ việc thuận tiện trong đổi những sản phẩm, dịch vụ gắng liền với đời sống hằng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự của hộ kinh doanh cá thể hơn và tạo điều kiện để hộ kinh doanh cá thể có thể phát huy sáng kiến tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và phân bố khắp các miền trên cả nước cụ thể biểu dưới sẽ cho thấy số lượng cơ sở trên các vùng của Việt Nam. Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 10 [...]... sinh, trông xe… • Hộ kinh doanh chỉ được hoạt động tại một địa điểm nên hạn chế sự mở rộng qui mô kinh doanh, cho thấy quyền kinh doanh của hộ kinh doanh còn bị hạn chế • Chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh Không như... sản đưa vào kinh doanh Và trong trường hợp hộ kinh doanh là hộ gia đình hay một nhóm người rất khó xác định trách nhiệm của từng thành viên trong hộ kinh doanh đó 2.2 Vai trò của Hộ kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam Sau hơn một thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới cùng với sự chuyển biến to lớn của nền kinh tế, thành phần kinh tế cá thể đã được "khai sinh trở lại", từng bước phát triển và ngày... ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tý bản tý nhân và kinh tế tý bản Nhà nýớc " Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo nắm giữ nhiều bộ phận then chốt thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và kinh tế ngoài quốc doanh nói chung tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế cá... Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 11 Tiểu luận Luật kinh tế 2.1.2 GVHD:TS.Bùi Xuân Hải Khó khăn, vướng mắc • Hộ kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh không hoàn toàn là thương nhân thể nhân, không có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh, vấn đề tư cách tham gia tố tụng và vấn đề quản trị hộ kinh doanh • Trong trường hợp hộ kinh doanh là hộ gia... ký kinh doanh có được xem là người đại diện đương nhiên cho nhóm tạo lập ra hộ kinh doanh hay không, hay chỉ là người đại diện cho nhóm để đăng ký kinh doanh gây khó khăn về mặt pháp lý, nhất là về chế độ trách nhiệm của toàn thể và từng thành viên của nhóm, và về chế độ quản trị hộ kinh doanh • Pháp luật Việt Nam hiện nay phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp thông qua việc sử dụng lao động Hộ kinh. .. cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị Nhóm 1 – NH Đêm 4 – K22 Trang 12 Tiểu luận Luật kinh tế GVHD:TS.Bùi Xuân Hải trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế - trong đó có thành phần kinh tế cá thể Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần VII: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá ðộ ở nýớc... Việt Nam, hộ kinh doanh lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trên nền tảng gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Vai trò của hộ. .. yếu các Hộ kinh doanh trong ngành dịch vụ cao hơn nhiều so với ngành công nghiệp xây dựng, vì tính chất các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, với số lượng lao động ít nên phù hợp với những ngành dịch vụ đặc biệt là bán buôn và bán lẻ KẾT LUẬN Hộ kinh doanh là một loại hình kinh tế tư ng đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới Nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi... góp phần rất lớn vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, một phần của nền văn hoá dân tộc Việt nam Với chính sách phát triển khu vực sản xuất kinh doanh cá thể như Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt ra: “Tiếp tục phát triển các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tiên phát... doanh với doanh nghiệp thông qua việc sử dụng lao động Hộ kinh doanh là một tổ chức kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở xuống Nếu sử dụng hơn mười lao động thì hộ kinh doanh phải đăng ký kinhdoanh dưới hình thức doanh nghiệp Cho thấy hộ kinh doanh hoạt động với qui mô nhỏ, và qui định này không xét đến ngành nghề kinh doanh ví dụ một cửa hàng cơm bình dân con số người phục vụ có thể . khác nhau: có thể th nh lập doanh nghiệp, có thể th nh lập hợp tác xã, hộ kinh doanh, có thể dưới h nh cá nh n kinh doanh, nh m kinh doanh nh ,…Lựa chọn h nh thức kinh doanh nào có lợi nh t trong. của doanh nghiệp tư nh n. 1.3. So s nh Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nh n 1.3.1 Giống nhau • Là hai loại h nh kinh tế đơn giản trong các loại h nh kinh tế, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận •. của hộ kinh doanh.  Trường hợp hộ kinh doanh được tạo lập bởi hộ gia đ nh, thì hộ kinh doanh có bản chất là hộ gia đ nh kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng không phải là pháp nh n. Tuy nhiên pháp

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân

    • 1.1. Hộ kinh doanh

      • 1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh

      • 1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

      • 1.1.3 Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

      • 1.2. Doanh nghiệp tư nhân

        • 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

        • 1.2.2 Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

        • 1.3. So sánh Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân

          • 1.3.1 Giống nhau

          • 1.3.2 Khác nhau

          • 2. Thực tế hoạt động và vai trò của Hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

            • 2.1. Thực tế hoạt động của Hộ kinh doanh tại Việt Nam

              • 2.1.1 Thuận lợi

              • 2.1.2 Khó khăn, vướng mắc

              • 2.2. Vai trò của Hộ kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan