KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA ĐƯỜNG Công ty cổ phần Việt Hà có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bên A). Công ty thương mại Bến Thành có trụ sở tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Bên B). Thông qua chi nhánh của Công ty thương mại Bến Thành do Ông Huỳnh Văn Tân là trưởng chi nhánh đặt tại thị xã Bình Dương tỉnh Bình Dương, hai bên đã ký một bản hợp đồng. Trong giấy ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng cho Trưởng chi nhánh của Công ty thương mại Bến Thành ghi rõ không ủy quyền về nội dung chất lượng hàng hóa. Theo hợp đồng, Bên B bán cho Bên A 600 tấn đường RE-C3 loại 1 với giá 6.000 đồng 1 Kg. Hàng giao tại kho của chi nhánh Bên A tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An làm 3 đợt, mỗi đợt 200 tấn theo phương thức: 200 tấn vận chuyển bằng ô tô giao thành 2 đợt chậm nhất vào ngày 10-7-2010; 400 tấn vận chuyển bằng đường sắt giao thành 1 đợt trước 10- 7-2010. Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển và trong giá đã có tiền cước vận chuyển này. Bên mua thanh toán trong 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Hai bên thống nhất tiền phạt vi phạm trong mọi trường hợp là 3% và không có thỏa thuận về trọng tài cũng như toà án để giải quyết tranh chấp. Trong thực tế thực hiện, số đường chở bằng ô tô đã được giao đúng hợp đồng nhưng số hàng chở bằng đường sắt có một số trục trặc. Ngày 1-7-2010, Ông Tân qua điện thoại đề nghị trong 400 tấn đường sẽ bốc lên tàu có 150 tấn loại 2 do bên bán không tập kết đủ hàng loại 1. Công ty Việt Hà biết rằng đây là việc làm tùy tiện của ông trưởng chi nhánh mà không thuộc ủy quyền của Công ty Bến Thành nên đã không chấp nhận. Tuy nhiên, hàng đã được giao tại Vinh vào ngày 16-7- 2010 với số lượng tổng cộng 375 tấn, trong đó có 100 tấn đường loại 2. Bên bán lý giải việc chậm giao hàng là vì bên đường sắt không có đủ tàu chở do mấy ngày trước đó có sự cố sạt núi, gây tắc đường 1 ngày tại tỉnh Quảng Ngãi, hàng hóa dồn lại quá nhiều. Vì thế trong hợp đồng xuất khẩu số đường này cho Công ty thương mại Viên Chăn, CHDCND Lào, Công ty cổ phần Việt Hà đã bị phạt và bồi thường 85 triệu đồng. Vì những vi phạm của bên bán nên đến cuối tháng 8-2010, Công ty cổ phần Việt Hà vẫn không thanh toán toàn bộ tiền hàng chở bằng đường sắt. Công ty Bến Thành đòi bên mua phải bồi thường số tiền tính theo lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn tối đa trong kỳ do Ngân hàng Nhà nước quy định trên số tiền và số ngày chậm thanh toán. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau để bàn cách giải quyết nhưng không đạt được thỏa thuận. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRẢ LỜI a) Xác định tính chất của hợp đồng và những đạo luật chủ yếu để áp dụng khi ký kết, thực hiện hợp đồng này. b) Trong vụ tranh chấp này, có thể áp dụng những hình thức chế tài/trách nhiệm pháp lý nào? Bên bán có được miễn trách nhiệm hay không? c) Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại thì họ cần phải có điều kiện bắt buộc về thủ tục như thế nào?. d) Hãy phân tích những nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài đ) Nếu bên bán/bên mua khởi kiện thì có thể gửi đơn kiện đến Tòa án cụ thể nào? Vì sao? Hãy nêu những bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án. . ký một bản hợp đồng. Trong giấy ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng cho Trưởng chi nhánh của Công ty thương mại Bến Thành ghi rõ không ủy quyền về nội dung chất lượng hàng hóa. Theo hợp đồng, . KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA ĐƯỜNG Công ty cổ phần Việt Hà có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bên A). Công. trường hợp là 3% và không có thỏa thuận về trọng tài cũng như toà án để giải quyết tranh chấp. Trong thực tế thực hiện, số đường chở bằng ô tô đã được giao đúng hợp đồng nhưng số hàng chở bằng đường