Trên cơ sở vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, từ thực tiễn thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và nhất là từ thực tiễn những năm đầu tiến hành đổi mới, t
Trang 1Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Thứ Sáu, 15.4.2011 | 08:21 (GMT + 7)
Việc xác định đúng đắn, chính xác con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một trong những vấn đề rất hệ trọng của Đảng và nhân dân ta.
Trên cơ sở vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, từ thực tiễn thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và nhất là từ thực tiễn những năm đầu tiến hành đổi mới, tiếp thu chọn lọc tinh hoa nhân loại, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm quá trình cách mạng Việt Nam, rút ra 5 bài học lớn, phân tích bối cảnh quốc tế trong nước; phác hoạ ra mô hình xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đồng thời đã phác hoạ ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Qua tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991, Đại hội XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Để thực hiện các mục tiêu trên (mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta và mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI) toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
Cương lĩnh năm 1991 xác định: Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá theo hướng hiện đại Còn Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cương lĩnh năm
1991 đã xác định mô hình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã chuyển từ “phát triển kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước”, sang “phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đại hội XI khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
Trang 2Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng
cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Trong bảy phương hướng cơ bản của Cương lĩnh năm 1991 chưa đề cập đến xây dựng con người Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về nhân tố con người; phát triển con người giữ vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Đảng ta cũng nhận thức rõ hơn về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khẳng định: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, ở từng địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang từng ngày đổi thay, phát triển Ảnh:
GIANG HUY
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Về phương hướng trên, ở Cương lĩnh năm 1991 không xác định thành một phương hướng
cơ bản riêng Việc bổ sung, phát triển phương hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” là đúng với thực trạng hội nhập của nước ta hiện nay và là phương hướng cơ bản, lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; khẳng định đại
Trang 3đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân
Cương lĩnh năm 1991 mới xác định xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII Các đại hội VIII, IX và X đều nhấn mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Vì vậy, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân” là một trong tám phương hướng cơ bản là đúng đắn, phù hợp cả về lý luận
và thực tiễn
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Cương lĩnh năm 1991 xác định “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Đại hội X đã viết gọn lại là “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”
Khái quát lại, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Những bổ sung, phát triển này đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn, chính xác