1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” pdf

24 2,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 8,37 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu, bổ sung lí luận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xãhội ở từng nước luôn được đặt ra một cách bức thiết cho các Đảng cộng sản.Bên cạnh đó, mỗi cá n

Trang 1

ĐỀ TÀI

“Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường

đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa của đề tài 4

6 Bố cục của đề tài 4

B NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I 5

NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 5

1.1 Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin về chủ nghĩa xã hội 5

1.2 Nhận thức của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội 8

CHƯƠNG II 12

2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 12

2.2 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 13

2.2.1 Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa 14

2.2.2 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 16

2.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học-công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 18

2.2.4 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc 19

2.2.5 Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 22

C KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Tháng 12 năm 1991, lá cờ búa liềm trên nóc điện Cremli bị hạ xuống,đánh dấu sự sụp đổ một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp Chủ nghĩa xãhội không còn là một hệ thống, đây chỉ là bước thụt lùi tạm thời Chủ nghĩa xãhội theo quy luật phát triển tất yếu của xã hội nó sẽ được xác lập và thay thếchủ nghĩa tư bản Mặc dù, chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống thế giớinhưng một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa kịp thời đổi mới đã vàđang đạt được những thành tựu to lớn trong đó có Việt Nam Việc nghiên cứu,

bổ sung lí luận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xãhội ở từng nước luôn được đặt ra một cách bức thiết cho các Đảng cộng sản.Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần nghiên cứu và học tập để bồi dưỡng, nângcao nhận thức về xã hội chủ nghĩa, từ đó có những hành động và việc làm cụthể góp phần vào công cuộc chủ nghĩa xã hội của nhà nước và sự tiến bộ củanhân loại Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài tiểu luận của mình là:

“Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam đã được nghiên cứu từ lâu Ngay từ khi tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nghiên cứu và vận dụng sang tạo vào tìnhhình cụ thể ở Việt Nam Đến nay, đã có rất nhiều công trình của nhà nước, tậpthể cũng như của cá nhân đã nghiên cứu về vấn đề này Mặc dù vậy, trong suốtquá trình đổi mới đất nước, thực tiễn sinh động nảy sinh nhiều vấn đề cần phảitiếp tục nghiên cứu và bổ sung

Trang 4

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài này là nhằm nghiên cứu về chủ nghĩa

xã hội từ lí luận đến thực tiễn, đồng thời đúc rút kinh nghiệm thành công vànhững bài học về quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở trong và ngoài nước,

từ đó có nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

- Cơ sở lí luận: Đề tài được dựa trên lí luân của chủ nghĩa Mác-Lênin vềchủ nghĩa xã hội đồng thời xây dựng từ thực tiễn của các nước xã hội chủnghĩa đặc biệt là Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận chungnhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triếthọc Mác - Lênin Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp khác như phươngpháp kết hợp lịch sử và logic, phương pháp khảo sát và phân tích, so sánh,điều tra xã hội học,…

5 Ý nghĩa của đề tài.

Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực đối với việc học tập, nghiêncứu cũng như vận dụng vào thực tế xây dựng thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa

xã hội, xây dựng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.Mặt khác, còn nâng cao nhận thức của cá nhân về xã hội chủ nghĩa và conđường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ đó góp phần mình vào côngcuộc xây dựng đất nước vì chủ nghĩa xã hội, vì sự phất triển của dân tộc vàtiến bộ của nhân loại

Trang 5

B NỘI DUNGCHƯƠNG I NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin về chủ nghĩa xã hội.

C.Mác, Ph.Ăngghen đã vận dụng lí luận hình thái kinh tế - xã hội đểphân tích một xã hội hiện thực đó là xã hội tư bản Hai ông đã tìm ra quy luậtphát sinh, phát triển và diệt vong của nó, đồng thời dự báo về sự ra đời củahình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn: hình thái cộng sản chủ nghĩa và giaiđoạn đầu là chủ nghĩa xã hội

C.Mác, Ph.Ăngghen đánh giá cao vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bảntrong việc phát triển lực lượng sản xuất tạo ra nền công nghiệp cơ khí và gắnliền với nó là giai cấp vô sản cách mạng Đó là lực lượng sản xuất có tính chất

xã hội Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nển đại công nghiệp và giai cấp vôsản càng phát triển Chính sự ra đời của nền đại công nghiệp đã quyết định sựthắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với xã hội phong kiến, thì đến lượt nó, sựphát triển của nền đại công nghiệp làm cho nền sản xuất có tính chất xã hội lạimâu thuẫn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Sự phát triển củalực lượng sản xuất có tính chất xã hội đòi hỏi phải “tự giải thoát khỏi tính chất

tư bản của chúng, đến chỗ thực tế thừa nhận tính chất của chúng là những lựclượng sản xuất xã hội”[2;385] Điều đó có nghĩa là, phải xóa bỏ chế độ chiếmhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xác lập chế độ sở hữu có tính chất xã hội, haynói cách khác là chế độ công hữu Và do đó, một xã hội mới được thay thế chủnghĩa tư bản, đó là chủ nghĩa xã hội

Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là một quá trình phát triển tất yếukhách quan theo quy luật dựa trên những tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bảntạo ra, và là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong lòng xã

Trang 6

hội tư bản Do đó nó phải vừa thừa kế, phát triển các thành tựu văn minh đạtđược trong lòng xã hội tư bản, vừa xóa bỏ tính chất tư bản của nó, giải phóngcon người khỏi ách áp bức bóc lột mang lại quyền tự do, bình đẳng và cái giátrị đích thực của con người

Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, tất yếu phải thông quacách mạng vô sản C.Mác và Ăngghen dự báo rằng: “Cuộc cách mạng cộngsản chủ nghĩa không những có tính chất dân tộc mà sẽ đồng thời xảy ra trongtất cả các nước văn minh, tức là ít nhất, ở Anh, Mĩ, Pháp, Đức Trong mỗinước đó cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ phát triển nhanh hay chậm là tùy ởchỗ nước nào trong những nước đó có công nghiệp phát triển hơn, tích lũyđược nhiều của cải hơn và có nhiều lực lượng sản xuất hơn”[8,472]

Trong khi dự báo cách mạng vô sản trước hết nổ ra ở các nước tư bảnphát triển, hai ông cũng cho rằng, khi giai cấp vô sản ở các nước liên tiếpgiành được chính quyền, với kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các giai cấp vôsản ở các nước đó, các nước lạc hậu có thể phát triển theo con đường “rútngắn”, từng bước lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không bỏ qua giaiđoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giaiđoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, giai đoạn đế quốc chủnghĩa Đến giai đoạn này, tính chất xã hội của lực lượng sản xuất trong cácnước tư bản đã đạt đến trình độ cao, và theo Lênin, nó làm cho những quan

hệ sản xuất xã hội đang thay đổi làm cho những quan hệ kinh tế - tư nhân

và những quan hệ tư hữu là một cái vỏ, không còn phù hợp với nội dungcủa nó nữa”[9;539]

Lênin phát hiện ra quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tưbản, từ đó đã đi đến kết luận mới về cách mạng vô sản, về sự thắng lợi của chủnghĩa xã hội Theo Lênin, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị

Trang 7

là quy luật tuyệt đối của tư bản chủ nghĩa Do đó, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa

xã hội có thể thắng trước hết là ở một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậmchí trong một nước tư bản chủ nghĩa tách riêng ra

Dự đoán của Lênin đã trở thành sự thật Tháng 10 năm 1917, cáchmạng vô sản nổ ra và thắng lợi ở nước Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầutiên trên thế giới ra đời Song, nước Nga khi đó còn là một nước lạc hậu,chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, quan hệ gia trưởng và sản xuất nhỏ cònnặng nề Trong điều kiện đó, Lênin đã phát triển sáng tạo lí luận về conđường đi lên chủ nghĩa xã hội và khẳng định muốn đi lên chủ nghĩa xã hộithì phải thực hiện thời kì quá độ mà thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội làmột thời kì lâu dài, trải qua nhiều chặng đường Ông đã chỉ ra hai conđường cơ bản lên chủ nghĩa xã hội:

Con đường thứ nhất: quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội Đây là conđường tiến lên chủ nghĩa xã hội đối với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển

Con đường thứ hai: quá độ lên chủ nghĩa xã hội thong qua nhiều khâutrung gian, nhiều bước quá độ Đây là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đốivới các nước lạc hậu, kinh tế kém phát triển

Lênin cũng chỉ rõ rằng thời kì quá độ đó là những cơn đau đẻ kéo dài, làquá trình xác lập lực lượng sản xuất mới dựa trên cơ sở của tư bản chủ nghĩa,đặc biệt nhấn mạnh lợi dụng chủ nghĩa tư bản, nhất là hướng vào chủ nghĩa tưbản nhà nước, làm khâu trugn gian để chuyển một nước tiểu sản xuất lên chủnghĩa xã hội Theo Lênin thì: “chủ nghĩa tư bản xấu so với chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa tư bản lại tốt với so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất với chủnghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên

Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên củanghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thểtránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy

Trang 8

chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào conđường chủ nghĩa tư bản nhà nước) là mắt xích trung gian giữa nền tiểu sảnxuất và chủ nghĩa xã hội, làm phưong tiện, con đường, phương pháp, phươngthức để tăng lực lượng sản xuất”[10;276].

Như vậy, theo C.Mác, Ăngghen và Lênin thì chủ nghĩa xã hội là mộtnấc thang trong quá trình phát triển của xã hội loài người là một xã hội pháttriển cao hơn xã hội tư bản và thay thế chủ nghĩa tư bản Hình thái cộng sảnchủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ thời kì quá độ Và

dù là quá độ trực tiếp hay gián tiếp thì cũng đều nằm trong quy luật và xuhướng tất yếu của lịch sử nhân loại

1.2 Nhận thức của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, người lập ra và lãnh đạo Đảng ta,

vì vậy, những quan điểm, nhận thức của Người thống nhất với quan điểm củaĐảng ta về chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh lãnh hội tư tưởng của Mác, Ăngghen và của Lênin xemchủ nghĩa xã hội là học thuyết khoa học và cách mạng nhằm giải phóng giaicấp công nhân, một tư tưởng cực kì quan trọng được nêu lên trên cơ sở kháiquát thực tiễn đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa Người phát triểnsáng tạo tư tưởng đó trên cơ sở khái quát bổ sung thực tiễn cuộc đấu tranh củanhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc vừa nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách

nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, vừa nhằm giải phóng giai cấp công nhân vànhững người lao động khác khỏi tình trạng bóc lột của địa chủ, tư sản Ngay từnăm 1923, Người đã diễn đạt hết sức chặt chẽ: “chỉ có giải phóng giai cấp vôsản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là

sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”[3;25] Hồ Chí Minh chỉ rõ, kể từ sau thắnglợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, chủ nghĩa xã hội không chỉ

Trang 9

còn là một ước mơ cao đẹp của loài người mà đã trở thành một hiện thực trong

xã hội

Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một chân lí, đồng thời là mộtniềm tin: “không có lực lượng gì ngăn trở đượcmặt trời mọc Không có lựclượng gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên, cũng không có lực lượng gìngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển”[6;26] Người coi: “chủ nghĩa xã hộikhông phải là gì cao xa, mà đó là những gì rất cụ thể như ý thức lao động tậpthể, ý thức kỉ luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã,tăng thu nhập cho xã hội, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ,dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm”[5;59] Tinh thần cơ bảncủa một luận đề mácxít về chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh nhắc lại vớimột quy mô lớn hơn: chủ nghĩa xã hội là của nhân dân, vì nhân dân và donhân dân lao động

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng cơbản như sau:

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triểncao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học – kĩ thuật và văn hóa, dângiàu nước mạnh

Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về chủ nghĩa sản xuất và thực hiệnnguyên tắc phân phối theo lao động

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động làmchủ Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàndân mà nòng cốt là lien minh công – nông – lao động trí óc, do Đảng cộng sảnlãnh đạo

Chủ nghĩa xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng,bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa laođộng trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, con người được

Trang 10

giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của

độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định “xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Namxây dựng là một xã hội:

- Do nhân dân lao động làm chủ

- Có một nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàchế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển cá nhân

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùngtiến bộ

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thếgiới”[11;316]

Đại hội đại biểu tiàn quốc lần thứ X một lần nữa khẳng định: “xã hội xãhội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ;

có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức,bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân

Trang 11

tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùngtiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợptác với các nước trên thế giới”[12;18]

Tóm lại, theo Mác, Ăngghen và Lênin thì chủ nghĩa xã hội là một nấcthang trong lịch sử tiến hóa của loài người, nó sẽ thay thế xã hội tư bản –đay là quy luật mang tính tất yếu của lịch sử - tự nhiên Giữa xã hội tư bảnchủ nghĩa và xã hội cộng sản mà thời kì đầu là xã hội chủ nghĩa là một thời

kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Xã hội của thời kì quá

độ là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa: “đó là xã hội, về mọiphương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết xã hội cũ

mà nó đã lọt lòng Đó là xã hội chưa phát triển trên cơ sở chính củanó”[2;155]

Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụthể ở Việt Nam trong thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thức:chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa của lịch sử nhânloại mà những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là một xã hội: có cơ sởvật chất – kĩ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện đại; xóa bỏ chế độ tư hữu

tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu;tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới; thực hiện nguyên tắcphân phối theo lao động – nguyên tắc phân phối cơ bản nhất; có nhà nước xãhội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi vàtính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân; là một xã hội cóchế độ đã giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện côngbằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện để con người phát triểntoàn diện”[3;69]

Trang 12

CHƯƠNG II CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rahướng đi cho cách mạng Việt Nam là: chủ trương làm tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội công sản Cách mạng ViệtNam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vàcách mạng xã hội chủ nghĩa Hai giai đoạn đó đều thuộc phạm trù cáchmạng vô sản Vào những thập niên 80 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và sụp

đổ Đảng ta vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội Đảng khẳng địnhđây chỉ là bước thụt lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội, là sự sụ p đổ của một

mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, còn nhiều khiếm khuyết Năm

1991, Đảng ta xây dựng cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độlên chủ nghĩa xã hội

Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa khẳng định: “Chủ nghĩa xã hộitrên thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như khát vọng và sựthức tỉnh của dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới.Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa

xã hội”[11;364] Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, đã có nhiềuthời điểm đặt ra vấn đề lựa chọn lại con đường phát triển của lịch sử dân tộc

và “con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội

bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trịcủa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếpthu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lương Bằng, Bài giảng triết học, Đại học Vinh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng triết học
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những quan điểm cơ bản của Mác- Ăngghen-Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quan điểm cơ bản của Mác-Ăngghen-Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
3. Đỗ Nguyên Phương ( chủ biên), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoahọc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
4. Đoàn Quang Thọ (chủ biên), Giáo trình triết học, Nxb Lí luận Chính trị, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học
Nhà XB: Nxb Lí luậnChính trị
5. Mạch Quang Thắng (chủ biên), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên), Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
7. C.Mác - Ăngghen toàn tập (tập 4), Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: C.Mác - Ăngghen toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
8. C.Mác-Ăngghen toàn tập (tập 20), Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: C.Mác-Ăngghen toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
9. Lênin toàn tập (tập 27), Nxb Tiến bộ Matxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lênin toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ Matxcova
10. Lênin toàn tập (tập 34), Nxb Tiến bộ Matxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lênin toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ Matxcova
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới(Đại hội VI, VII, VIII, IX)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
12. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w