Hàm lượng ethanol dùng làm hỗn hợp dung môi không được vượt quá giới hạn cho phép vì khi tiêm có thể gây đau và gây hoại mô tại nơi tiêm • Propylen glycol đóng vai trò là chất làm tăng đ
Trang 1Bộ y tế Đại học Dược Hà Nội
Bài tập về tìm hiểu thông tin thuốc:
furosemid
Sinh viên làm bài :
Nguyễn thị Hiền Tổ 2 lớp M1K62 MSV 0701141
Hà nội 2010
Trang 2Furosemidum
Furosemid là acid 4 - cloro - N - furfuryl - 5 - sulfamoylanthranilic
Tính chất vật lý
Tinh thể hoặc bột kết tinh trắng, không mùi.không vị không bền vững với ánh sáng nhưng bền vững bên ngoài không khí Dưới tác dụng của ánh sáng furosemide bị biến màu dần
Tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong nước và dicloromethan Tan trong các dung dịch kiềm loãng
Chảy ở khoảng 210 oC và bị phân huỷ
Hóa tính
Hóa tính của furosemide là hóa tính của nhóm carboxylic, của nhóm sulfonamide, của nhân thơm và của nhóm amin thơm
Dạng bào chế
1, dạng thuốc tiêm
1.1, Thành phần :( tham khảo khóa luận tốt nghiệp)
Pha cho 100ml dung dịch furosemide 10mg/ml
Trang 31.2, Giải thích thành phần
• Furosemid đóng vai trò là hoạt chất chính
• Ethanol dung làm dung môi để hòa tan furosemide,dùng làm chất chống sự xâm nhập của vi khuẩn để cho dược chất được đảm bảo Hàm lượng ethanol dùng làm hỗn hợp dung môi không được vượt quá giới hạn cho phép vì khi tiêm có thể gây đau và gây hoại mô tại nơi tiêm
• Propylen glycol đóng vai trò là chất làm tăng độ tan và độ ổn định của furosemide,hạn chế sự thủy phân của furosemid khi tiệt khuẩn bằng nhiệt, PG ít độc với cơ thể do được chuyển hóa và thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể
• PEG 400 được dùng để làm dung môi hòa tan furosemid và tăng độ ổn định của thuốc tiêm furosemid
• Dung dịch NaH2PO4 , dung dịch NaOH , dung dịch acid phosphoric dùng để tạo
hệ đệm cho thuốc tiêm furosemid để đạt được pH = 8.( pH = 8 là giá trị mà tại đó furosemide bền vững nhất và tiêm không gây đau)
• Nước cất là dung môi để hòa tan furosemid
1.3.Hạn dùng
Thuốc tiêm furosemid 10% có hạn dùng là : 24 tháng
1.4, Bao bì
• Bao bì thuốc tiêm là một thành phần không thể thiếu để có một sản phẩm thuốc tiêm Bao bì đóng gói thuốc tiêm có vai trò duy trì sự nguyên vẹn của chế phẩm thuốc tiêm, tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển , bảo quản và sử dụng
thủy tinh màu cấp 1 (thêm oxid sắt để tạo màu hổ phách) được hàn kín sau khi đóng gói Đó là lọ 2ml Sau đó dùng 1 bao bì thứ cấp để đựng
1.5, Điều kiện bảo quản
Nên bảo quản ở lọ kín nơi tránh ánh sáng, nhiệt độ thường
2, Dạng viên nén
2.1, thành phần ( tham khảo khóa luận tốt nghiệp)
Hệ phân tán rắn furosemid/ PVP chứa 40mgfurosemid
Lactose
Tinh bột mỳ
Natri tinh bột glycolat
Croscarmelose(rã trong)
Croscarmelose(rã ngoài)
Talc
Magiesi stearat
2.2, giải thích thành phần
• Hệ phân tán rắn furosemid chứa furosemid là hoạt chất
• Lactose là tá dược độn , dễ tan trong nước , vị dễ chịu , trung tính và ít hút ẩm
Trang 4• Tinh bột mỳ là tá dược rẻ tiền, dễ kiếm tinh bột phối hợp với lactose để đảm bảo
độ chắc của viên do nếu dùng nhiều tinh bột mỳ thì do nó chịu nén kém hút ẩm làm viên bở dần ra và dễ bị nấm mốc trong quá trình bảo quản
• Natri tinh bột glycolatlà tá dược rã gây rã viên rất nhanh do khả năng trương nở
mạnh trong nước
• Croscarmelose(rã trong)và Croscarmelose(rã ngoài) : đều là những tá dược rã.
• Talc có tác dụng làm trơn và điều hòa sự chảy
• Magiesi stearat là tá dược trơn có tác dụng làm giảm ma sát và chống dính .magiesi stearat có khẳ năng bám dính tốt, là chất sơ nước do đó có xu hướng kéo dài rõ rệt thời gian rã của viên
2.3, Hạn dùng
Viên nén furosemid có hạn dùng là : 24 tháng
2.4, Bao bì
Bao bì dùng để đựng furosemid la những vỉ có màu bằng nhựa PVC, bao sau là lớp nhôm
Bên ngoài là bao bì thứ cấp
2.5, Điều kiện bảo quản
Ép vỉ bấm, nơi khô mát tránh ánh sáng
Công dụng và cơ chế
Tác dụng lợi tiểu nhanh , mạnh, thời gian tác dụng ngắn
Furosemid có tác dụng lợi tiểu bằng cách :
• Phong tỏa cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai Henle, làm tăng thải trừ Na+, Cl-, K+ kéo theo nước nên lợi tiểu
• Giãn mạch thận , tăng lưu lượng máu qua thận, tăng tốc độ lọc cầu thận , phân phối lại máu có lợi cho các vùng sâu ở vỏ thận , kháng ADH tại ống lượn xa
• Giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu ở phổi, giảm áp suất thất trái
• Tăng đào thai Ca2+, Mg2+, làm giảm Ca2+, Mg2+máu
Liều lượng
● Ðiều trị phù: Liều uống bắt đầu thường dùng là 40 mg/ngày Ðiều chỉnh liều nếu
thấy cần thiết tùy theo đáp ứng Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20 mg/ngày hoặc 40 mg cách nhật Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80 mg hoặc hơn nữa, chia làm 1 hoặc 2 lần trong ngày Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần lên tới 600 mg/ngày Trong trường hợp cấp cứu, hoặc khi không dùng được đường
uống, có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 20 - 40 mg hoặc cần thiết có thể cao hơn.Nếu liều lớn hơn 50 mg thì nên tiêm truyền tĩnh mạch chậm Ðể chữa phù phổi, liều tiêm tĩnh mạch chậm ban đầu là 40 mg Nếu đáp ứng chưa thoả đáng trong
vòng một giờ, liều có thể tăng lên 80 mg, tiêm tĩnhmạchchậm
Với trẻ em liều thường dùng, đường uống là 1 - 3 mg/kg/ngày, tới tối đa là 40
mg/ngày Liều thường dùng,đườngtiêm là 0,5 - 1,5 mg/kg /ngày, tới tối đa là 20
mg/ngày
Trang 5●Ðiều trị tăng huyết áp: Furosemid không phải là thuốc chính để điều trị bệnh tăng
huyết áp và có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận
Liều dùng đường uống là 40 - 80 mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết ápkhác
●Điều trị tăng calci máu
Uống: 120 mg/ngày uống 1 lần hoặc chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ
Người cao tuổi: Có thể dễ nhạy cảm với tác dụng của thuốc hơn so với liều thường dùng ở người lớn
●Liệuphápliềucao
Ðiều trị thiểu niệu - vô niệu trong suy thận cấp hoặc mãn, khi mức lọc của cầu thận dưới 20 ml/phút, lấy 250 mg furosemid pha loãng trong 250 ml dịch truyền thích hợp, truyền trong một giờ Nếu tác dụng lợi tiểu chưa đạt yêu cầu một giờ sau khi truyền xong liều có thể tăng lên 500 mg pha với số lượng dịch truyền phù hợp và thời gian truyền khoảng 2 giờ Nếu tác dụng lợi tiểu chưa thoả đáng 1 giờ sau khi kết thúc lần thứ hai, thì cho liều thứ ba: 1 gam furosemid được truyền tiếp trong 4 giờ, tốc độ truyền không quá 4 mg/phút Nếu liều tối đa 1 gam truyền tĩnh mạch không có tác dụng, người bệnh cần được lọc máu nhân tạo
Có thể dùng nhắc lại liều đã có hiệu quả sau 24 giờ hoặc có thể tiếp tục bằng đường uống (500 mg uống tương đương với 250 mg tiêm truyền) Sau đó, liều phải được điều chỉnh tùy theo đáp ứngcủangườibệnh
●Ðiều trị suy thận mạn, liều ban đầu là 250 mg có thể dùng đường uống Khi cần thiết có thể cứ 4 giờ lại thêm 250 mg, tối đa là 1,5 g/24 giờ, trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 g/24 giờ Ðiều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của người bệnh Tuy nhiên không dùng kéo dài Trong khi dùng liệu pháp liều cao, nhất thiết phải kiểm tra theo dõi cân bằng nước - điện giải, và đặc biệt ở người bị sốc, phải theo dõi huyết áp và thể tích máu tuần hoàn để điều chỉnh, trước khi bắt đầu liệu pháp này Liệu pháp liều cao này chống chỉ định trong suy thận do các thuốc gây độc cho thận hoặc gan, và trong suy thận kết hợp với hôn mê gan