Giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Hòa Bình (Trang 56 - 61)

II. NHữNG giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với chơng trình xoá đói giảm nghèo ở NHNo & PTNT

1. Giải pháp trực tiếp

1.1. Vấn đề nguồn vốn

Nguồn vốn là nguyên liệu “đầu vào”, là hoạt động thờng xuyên, liên tục của hệ thống Ngân hàng thơng mại. Các Ngân hàng chỉ có thể đạt đợc mục tiêu tăng trởng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh một khi Ngân hàng thực hiện tốt chức năng huy động vốn của mình. Đặc biệt hơn, hiện nay Chính phủ đã cho phép Tổng công ty Bu chính viễn thông đợc thực hiện dịch vụ tiết kiệm bu điện để bổ sung nguồn vốn đầu t phát triển dới hình thức có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đây là một đối thủ cạnh tranh “nặng ký” của ngành Ngân hàng đặc biệt là đối với NHNo & PTNT. Bởi vậy, đòi hỏi NHNo & PTNT phải đề ra đợc những đối sách hữu hiệu:

Một là: Luôn có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt.

Lãi suất là yếu tố quan trọng giúp các Ngân hàng hấp dẫn đợc khách hàng đến gửi tiền. Bởi vì, ngời gửi có tiền muốn đem tiền gửi Ngân hàng, trớc tiên họ sẽ so sánh lãi suất huy động nơi nào cao hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi cũng nh các dịch vụ tiện ích mà họ đ- ợc hởng.

Để thực hiện cơ chế lãi suất huy động cạnh tranh, các Ngân hàng phải thờng xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên cùng địa bàn hoạt động để có quyết định điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trờng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến lãi suất tín phiếu kho bạc Nhà nớc, bởi vì trên thực tế, Kho bạc th- ờng phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của Ngân hàng thờng mại (do Kho bạc không bị khống chế ở “trần” lãi suất). Hơn nữa, trên cùng địa bàn, các Ngân hàng thơng mại cũng có cơ chế lãi suất khác nhau do chi phí cho hoạt động huy động vốn khác nhau. Thực tế, hoạt động của NHNo & PTNT chứa đựng rất nhiều rủi ro, chi phí cho hoạt động huy động cũng nh cho vay lớn hơn nhiều so với hoạt động của các Ngân hàng thơng mại khác. Do đó, để có thể điều chỉnh lãi suất huy động ngang bằng với các lãi suất huy động của các Ngân hàng th-

ơng mại khác buộc các NHNo phải tính toán, cân nhắc kỹ lỡng và phấn đấu giảm thiểu mọi khoản chí phí khác.

Hai là: Phải đa dạng các kỳ hạn gửi tiền gửi tiền với nhiều mức lãi suất khác nhau theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao:

Các nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành của ngời dân rất đa dạng, nếu Ngân hàng chỉ huy động các kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng... nh hiện nay, thì với những khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng tiền “không khớp” với kỳ hạn huy dộng của Ngân hàng sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền sẽ làm cho công việc giao dịch,quản lý, lu trữ hồ sơ của Ngân hàng có phần vất vả hơn nhng không phải là không thực hiện đợc.

Ba là: Cần đa dạng các hình thức trá lãi và hình thức thanh toán. Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, có ngời vì an toàn, có ngời vì mục đích hởng lãi hàng tháng, có ngời d dật gửi tiền để đồng tiền ngày càng sinh sôi nẩy nở... Vì thế, cách trả lãi của Ngân hàng cũng nên sao cho phù hợp với yêu cầu của từng đối tợng. Hiện nay, đa số các Ngân hàng áp dụng hai hình thức trả lãi là trả lãi tr- ớc và trả lãi cuối kỳ. Lý do là để đơn giản cho công tác huy động vốn, ổn định đợc vốn hoạt động, dễ cân đối kế hoạch huy động và sử dụng vốn. Nếu Ngân hàng trả lãi hàng tháng cho khách hàng thì phải huy động mới, vì thế mà sẽ gặp rất nhiều trở ngại, nhất là trong những thời điểm khó khăn, vốn Ngân hàng không tăng thêm đợc mặc dù Ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động. Tuy nhiên, phải thấy rằng: Mục tiêu của NHNo & PTNT hiện giờ là tranh thủ, thu hút và khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Do đó, trong thời gian này cần phải duy trì thờng xuyên hình thức trả lãi tháng nh đã từng làm trớc đây để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với NHNo. Mặt khác, cần phải quan tâm đến việc mở rộng khả năng thanh toán của thẻ tiết kiệm. NHNo & PTNT có mạng lới rộng khắp trên toàn quốc, từ

thành thị đến nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh, hơn nữa, hầu hết các Ngân hàng đều đã có mạng lới vi tính rất thuận lợi cho việc thanh toán trong toàn hệ thống. Vì vậy cần phải thu hút tiền gửi hơn nữa bằng cách mở ra loại tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi trong cùng một hệ thống Ngân hàng nông nghiệp.

Bốn là: Khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Khách hàng gửi tiền, ngoài việc so sánh lãi suất, họ còn quan tâm đến những lợi ích vật chất mà họ đợc hởng. Chẳng hạn nh khách hàng gửi tiền tiết kiệm loại có kỳ hạn 12 tháng nhng vì có nhu cầu đột xuất nên khách yêu cầu đợc rút trớc hạn khi mới gửi đợc 7 tháng. Thay cho việc trả cho khách hàng số lãi bằng lãi suất không kỳ hạn, Ngân hàng sẽ trả cho khách hàng số tiền lãi bằng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng cộng với một tháng lãi suất không kỳ hạn, nh vậy khách hàng đỡ thiệt thòi và sẽ lôi cuốn đợc khách hàng hơn. Hoặc nh trớc đây, Ngân hàng đã phát hành loại tiền gửi tiết kiệm có quay số mở thởng, nên chăng hình thức này đợc khôi phục lại sẽ kích thích đợc ngời gửi rất nhiều.

Năm là: Trụ sở làm việc khang trang, tác phong giao dịch lịch thiệp, tận tình hớng dẫn khách hàng.

Với trụ sở làm việc khang trang, sẽ tạo cho khách hàng ân tợng ban đầu về một Ngân hàng ăn nên, làm ra, là nơi tin cậy để mà yên tâm gửi tiền. Mặt khác, trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, phơng tiện làm việc của hệ thống NHNo & PTNT cha đợc tự động hoá cao, thì chắc chắn khách hàng không thể không quay lại nữa cho dù là khách có khó tính đến mấy.

Sáu là: Định kỳ quảng cáo, niêm yết công khai, đầy đủ lãi suất, thể lệ tiền gửi tiết kiệm.

Việc quảng cáo sẽ có tác dụng gây chú ý cho khách hàng về hình ảnh của Ngân hàng để họ có sự so sánh và lựa chọn. Mặt khác, không

phải ai cũng tờng tận về mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng nh các chính sách khuyến khích, u đãi mà họ đợc hởng. Bảng niêm yết phải đầy đủ, chính xác, công khai, dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến gửi tiền.

Bảy là: Tập trung các khoản tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vào một tổ chức duy nhất là NHNo & PTNT quản lý và cho vay, nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn, tránh thất thoát và góp phần bình ổn thị trờng vốn ở nông thôn.

Đây là những biện pháp vi mô nằm trong tầm tay và có thể thực hiện đợc. Khơi tăng đợc nguồn vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt đợc mục tiêu tăng trởng tín dụng. Tuy nhiên, cần phải đạt đợc hiệu suất sử dụng nguồn vốn huy động một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn dẫn đến việc hạ lãi suất huy động nh đã làm thời gian qua.

Bên cạnh đó, một vấn đề hết sức quan trọng là phải tạo lập đợc một hệ thống chính sách phát huy tính năng động, sáng tạo của từng cơ sở và ngời lao động, có cơ chế xử lý lợi ích khuyến khích mọi tầng lớp tích cực khai thác mọi khả năng tiềm tàng, các lợi thế so sánh để tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo lập nguồn vốn từ chính sách sản xuất để quay trở lại đầu t cho sản xuất, tăng thu nhập và tạo nguồn tích luỹ. Đồng thời các địa phơng cũng cần phải quan tâm giành một phần thu ngân sách hàng năm để chuyển sang cho vay hộ nghèo thông qua NHNg. ở một số nớc trên thế giới, Nhà nớc quy định buộc các Ngân hàng thơng mại khác phải dành 20% nguồn vốn huy động đợc dể đầu t trực tiếp cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoặc chuyển sang cho NHNo & PTNT để đầu t cho lĩnh vực này. Nên chăng, Nhà nớc ta cũng nên nghiên cứu, ban hành quy chế này để giảm bớt gánh nặng về huy động cho NHNo & PTNT.

- Xây dựng quy chế phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội về cho vay, quản lý và thu nợ; phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể làm tốt công tác khuyến nông, tuyên truyền, hớng dẫn kỹ thuật, xây dựng các điển hình sử dụng vốn có hiệu quả.

- Tiếp tục củng cố hoạt động của các tổ vay vốn bằng hình thức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền.

- Tập trung xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ do tổ trởng chiếm dụng xâm tiêu, nợ do Chính quyền địa phơng sử dụng sai mục đích nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Cần thiết phải tiến hành đánh giá, phân loại và phân tích nợ quá hạn, đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế của tín dụng NHNg, trên cơ sở đó đề ra biện pháp thu hồi vốn.

- Đa dạng hóa các hình thức chuyển tải vốn đến các hộ nông dân, nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng Ngân hàng.

- Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Phải có một cơ chế kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt: Do hộ vay ở nông thôn chủ yếu là hộ vay không thế chấp tài sản (kể cả vốn vay Ngân hàng nông nghiệp và vốn vay NHNg), trách nhiệm về mặt pháp lý không có, vì vậy thờng bị lạm dụng bởi tín dụng tiêu dùng hoặc các hình thức khác. Bởi vậy, tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp và hộ nghèo cần phải đợc kiểm soát nghiêm ngặt đặc biệt là khâu kiểm tra sau khi cho vay.

Đi liền với vấn đề trên là việc tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, bồi dỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có kiến thức giúp đỡ nông dân trong hoạt động sản xuất cũng nh quản lý.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Hòa Bình (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w