Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 03
1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp 03
1.1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của Báo cáo tài chính 03
1.1.1.1 Khái niệm, mục đích của Báo cáo tài chính 03
1.1.1.2 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính với các chủ thể trong nền kinh tế 03
1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính 05
1.1.2.1 Báo cáo tài chính năm 05
1.1.2.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ 05
1.1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính 05
1.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 06
1.2 Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 07
1.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 07
1.2.1.1 Khái niệm 07
1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán 07
1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán 08
1.2.1.4 Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán 11
1.2.1.5 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 11
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN) 23
1.2.2.1 Khái niệm 23
1.2.2.2 Nội dung và kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23
1.2.2.3 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25
1.2.2.4 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN) 25
1.3 Phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29
1.3.1 Các Phương pháp phân tích 29
Trang 21.3.2.1 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán 29
1.3.2.1.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 29
1.3.2.1.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 32
1.3.2.2 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 34
1.3.2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh 34
1.3.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 39
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Bắc Hải 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Bắc Hải 39
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bắc Hải 39
2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 39
2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu phát triển 40
2.1.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 40
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bắc Hải 41
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 42
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 42
2.1.4.2 Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức công tác kế toán 45
2.2 Thực trạng tổ chức lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 49
2.2.1 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DNN) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DNN) 49
2.2.1.1 Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lập 49
2.2.1.2 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DNN) 54
2.2.1.3 Công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DNN) 66
2.2.2 Công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 71
Trang 3VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 72
3.1 Đánh giá tình hình tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 72
3.1.1 Ưu điểm 72
3.1.2 Nhược điểm 74
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 77
3.2.1 Kiến nghị 1: Về phương pháp tính 77
3.2.2 Kiến nghị 2: Về sử dụng tài khoản, sổ sách kế toán 77
3.2.3 Kiến nghị 3: Về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79
3.2.3.1 Hoàn thiện công tác lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79
3.2.3.2 Tổ chức công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 80
3.2.3.2.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 82
3.2.3.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 88
3.2.3.2.3 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh 92
3.2.3.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 96
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tậptrung bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết vĩ môcủa Nhà nước Cơ chế thị trường đã và đang tỏ rõ tính ưu việt của nó so với cơ chế
cũ Bên cạnh đó, tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổchức thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện phát triển đồng thời đặt ra nhữngthách thức rất lớn đối từng doanh nghiệp, từng ngành nghề Để đứng vững trên thịtrường cạnh tranh khốc liệt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừngcải tiến, hoàn thiện và đổi mới cả về hinh thức và nôi dung hoạt động Đó là đổimới công nghệ, lao động và quản lý, nắm bắt các nhu cầu thị trường một cáchchính xác nhanh nhạy để có những biện pháp đúng đắn hợp lý đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục nhịp nhàng, hiệu quả
Nói cách khác, cơ chế mới các doanh nghiệp phải luôn khẳng định mình Cónhư vậy các doanh nghiệp mới có khả năng đứng vững trong cạnh tranh, ổn định
và phát triển Muốn vậy nhà quản lý phải thực hiện tốt chức năng của mình đưa racác quyết định một cách kịp thời chính xác, khoa học khả thi để kiểm soát đượcmọi hoạt động sản xuất kinh doanh … Phân tích hoạt động kinh tế được coi làcông cụ giúp người quản lý nhận thức đúng đắn đầy đủ, sâu sắc cụ thể về hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nó có ý nghĩa với mọi thành viêntrong doanh nghiệp nói riêng xã hội nói chung
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Bắc Hải, được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Việt Bắc và các bác, anh chị trong phòng kếtoán của công ty đã giúp em có cơ hội tiếp cận với thực tế, qua đó củng cố thêmnhững kiến thức đã được học tại trường, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu và viết khoá luận tốt nghiệp về đề tài “ Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải
”.
Trang 5Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khoá luận này được trìnhbày trong phạm vi 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân
đối kế toán và BÁo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải.
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáohướng dẫn Th.S Nguyễn Việt Bắc cùng ban lãnh đạo công ty, các bác, anh chịtrong phòng kế toán và đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.Tuy nhiên dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nênnhững điều trình bày trong bài khóa luận này không khỏi còn thiếu sót Vì vậy emmong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài khóa luận của emhoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viênĐinh Thị Thanh Mai
Trang 6CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của Báo cáo tài chính
1.1.1.1 Khái niệm, mục đích của Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một trong những phương pháp kế toán chủ yếu, là mộthình thức thể hiện thông tin và truyền tải thông tin kế toán tài chính đến nhữngngười sử dụng và quan tâm với các mục đích khác nhau
Báo cáo tài chính tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tếtổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản củadoanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền
tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việcđánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tàichính của doanh nghiệp trong năm tài chinh đã qua và những dự đoán trong tươnglai Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra nhữngquyết định về quản lý, điều hành sản xuất , kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanhnghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại
và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản
lý vĩ mô của Nhà nước
1.1.1.2 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính với các chủ thể trong nền kinh tế
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm như cácnhà quản lý trong doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người cho vay, nhà cungcấp, khách hàng, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan củaNhà nước…
Mỗi đối tượng quan tâm đến Báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau Song,mục đích chung nhất của các đối tượng này là tìm hiểu, nghiên cứu những thông tincần thiết phục vụ cho việc đề ra quyết định phù hợp với mục đích của mình
Trang 7* Các chủ thể quản lý bên trong doanh nghiệp
Đối với chủ doanh nghiệp, Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin quantrọng về tình hình sản xuất, kinh doanh, kết quả tài chính và triển vọng phát triểncủa doanh nghiệp Trên cơ sở số liệu tổng hợp phản ánh trên Báo cáo tài chính, cácnhà quản lý trong doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn,công nợ và khả năng phát triển doanh nghiệp Tìm ra những ưu, nhược điểm vànguyên nhân của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã qua Đồng thời trên
cơ sở phân tích các thông tin đáng tin cậy đã thực hiện để dự đoán triển vọng chotương lai
* Các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp
- Đối với các nhà đầu tư, các nhà cho vay, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
sẽ giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng có hiệu quả các loạivốn, nguồn vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp Từ đó, có cơ sở tin cậy cho
họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, cho doanh nghiệp vay hay không? Khi khảnăng tài chính của doanh nghiệp khả quan, khi doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệuquả , khả năng sinh lời cao và bền vững thì việc quyết định đầu tư, cho vay, thậmchí với giá trị lớn của các nhà đầu tư, nhà cho vay là điều tất yếu
- Đối với nhà cung cấp, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp họ nhận biết cơbản về khả năng thanh toán, để từ đó họ có thể quyết định bán hàng hay không bánhàng hoặc áp dụng phương thức thanh toán hợp lý để nhanh chóng thu hồi tiền hàng
- Đối với khách hàng, Báo cáo tài chính giúp họ phân tích, đánh giá khả năng,năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyếtđịnh có ứng tiền hàng trước khi mua hàng hay không?
- Đối với các cơ quan hữu quan của Nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểmtoán, thuế…, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu quan trọng trong việckiểm tra, giám sát, kiểm toán và hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện cácchính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kế toán, thuế và kỷ luật tài chính, tín dụng,ngân hàng…
Trang 81.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BộTài chính, hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tàichính giữa niên độ
1.1.2.1 Báo cáo tài chính năm
BCTC năm gồm:
1.1.2.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ
BCTC giữa niên độ gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên
độ dạng tóm lược
* BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B01a –
* BCTC giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B01b –
Trang 91.1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tạiChuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm:
- Trung thực và hợp lý;
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từngchuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu raquyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp các thông tin đáng tin cậy, khi:+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính,tình hình và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp;
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơnthuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
+ Trình bày khách quan, không thiên vị;
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu
Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.Báo cáo tài chỉnh phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhấtquán giữa các kỳ kế toán Báo cáo tài chính phả được người lập, kế toán trưởng vàngười đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị
1.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quyđịnh tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục;
Trang 10Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thôngtin quy định trong các chuẩn mực kế toán Các thông tin trọng yếu phải được giảitrình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tinh hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2 Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN)
1.2.1.1 Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại vốn: kết cấuvốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BộTài chính, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán ngoài việc phải tuân thủ cácnguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩnmực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” từ đoạn 15 đến đoạn 32, trênBảng cân đối kế toán các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bàyriêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bìnhthường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng,thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới
kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên
kể từ ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào loại dài hạn
b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng,thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
Trang 11+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳkinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơnmột chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn
c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳkinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trảđược trình bày theo tính thanh khoản giảm dần
1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán
Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêuphản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại
và sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu được mã hoá
để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy vi tính vàđược phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kếtoán được chia làm hai phần (có thể kết cấu theo kiểu hai bên - theo chiều nganghoặc theo kiểu một bên - theo chiều dọc) là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”
* Phần “Tài sản”: Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm
lập báo cáo và thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần “Tài sản” phản ánh quy mô, kết cấu cácloại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo tồn tại dướihình thái vật chất, như: Vốn bằng tiền, Các khoản phải thu, Hàng tồn kho, Tài sản
cố định,… Thông qua đó có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, tínhchất hoạt động và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý, số liệu ở phần “Tài sản” phản ánh số vốn và tài sản thuộcquyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
* Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
Về mặt kinh tế, số liệu ở phần “Nguồn vốn” thể hiện cơ cấu các nguồn vốnđược đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua đó
Trang 12có thể đánh giá một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính củadoanh nghiệp
Về mặt pháp lý, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp đối với người cho vay về các khoản nợ phải trả, đối với khách hàng vềcác khoản phải thanh toán, đối với chủ sở hữu về số vốn đã được đầu tư, đối với Nhànước về các khoản phải nộp, đối với cán bộ công nhân viên về các khoản phải trả…
Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều có 5 cột theo trình tự “Tài sản”hoặc “Nguồn vốn”; “Mã số”; “Thuyết minh”; “Số cuối năm”; “Số đầu năm”
Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, Bảng cân đối kế toán còn có các chỉ tiêungoài Bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu này phản ánh tài sản không thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp được sử dụng và phải quản lý theochế độ quản lý tài sản chung như vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công hoặcmột số chỉ tiêu cần quản lý cụ thể, chi tiết nhằm diễn giải thêm về các tài khoảntrong bảng như chỉ tiêu ngoại tệ các loại…
Trang 13Biểu 1.1
Đơn vị báo cáo:………
Địa chỉ:……… (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTCMẫu số B01 - DN
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày … tháng … năm … (1)
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1 Tài sản thuê ngoài
Trang 142 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
3 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
1.2.1.4 Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
1.2.1.5 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN)
- “Mã số’ ghi ở cột số 2 dùng để cộng khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp hoặcBáo cáo tài chính hợp nhất
- Số hiệu ghi ở côt 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêutrong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉtiêu này trong Bảng cân đối kế toán
- Số liệu ghi vào cột 5 “số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứvào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo nàynăm trước
- Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kếtoán năm, được hướng dẫn như sau:
* Một số điều cần chú ý khi lập cột “Số cuối năm”
- Các chỉ tiêu liên quan đến tài khoản điều chỉnh như: TK 214 - Hao mòn tàisản cố định, các tài khoản dự phòng như TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắnhạn, TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi, TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồnkho, TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Các tài khoản này luôn có số dưbên Có khi lên Bảng cân đối kế toán vẫn được phản ánh lên phần Tài sản nhưngghi âm (…)
Trang 15Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản phản ánh nguồn vốn như: TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản, TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, TK 421 - Lợinhuận chưa phân phối, nếu có số dư Nợ thì vẫn phản ánh ở phần Nguồn vốn nhưngghi âm (…).
Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, các khoản phải trả, căn cứ vào số
dư chi tiết của các tài khoản chi tiết để ghi Nếu tổng chi tiết dư Nợ thì ghi ở phầnTài sản, nếu tổng chi tiết dư Có thì ghi ở phần Nguồn vốn Tuyệt đối không được
bù trừ khoản trả trước cho người bán và phải trả cho người bán, khoản phải thu củakhách hàng và người mua ứng tiền trước khi lập Bảng cân đối kế toán
* Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111
“Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng” và 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cáihoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Các khoản tương đương tiền (Mã số 112):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 121 “ Đầu tưchứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết Tài khoản 121, gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, Tínphiếu kho bạc… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129
1 Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121):
Trang 16Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 “ Đầu tưchứng khoán ngắn hạn” và TK 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ Cái sau khi đã trừ
đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129)
Số liệu chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu
tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hìnhthức ghi trong ngoặc đơn ( )
III Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139
1 Phải thu khách hàng (Mã số 131)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tàikhoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên Sổ chi tiết Tàikhoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn
2 Trả trước cho người bán (Mã số 132)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tàikhoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chitiết Tài khoản 331
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tàikhoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ chi tiết tài khoản 1368, chi tiết cáckhoản phải thu nội bộ ngắn hạn
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 337 “Thanh toán theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái
5 Các khoản phải thu khác (Mã số 138):
Trang 17Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các tài khoản: TK 1385,
TK 1388, TK 334, TK 338 trên Sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1385, 334, 338,chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139)
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phảithu khó đòi” trên Sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thungắn hạn khó đòi và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
Trang 18dở dang”, Tài khoản 155 “Thành phẩm”, Tài khoản 156 “Hàng hoá”, Tài khoản
157 “Hàng gửi đi bán” và Tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế” trên Sổ Cáihoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồnkho” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật ký - Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghitrong ngoặc đơn (…)
2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trịgia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật ký - Sổ Cái
3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 154).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế vàcác khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 333
Trang 19B Tài sản dài hạn (Mã số 200)
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
I Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219
1 Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131
“Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoảnphải thu của khách hàng được xếp loại tài sản dài hạn
2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốnkinh doanh ở đơn vị trực thuộc” trên Sổ kế toán chi tiết TK 136
3 Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 1368 “Phải thunội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn
4 Phải thu dài hạn khác (Mã số 218)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoản 138,
331, 338(chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên Sổ kế toán chi tiết các TK
1388, 331, 338
5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòngphải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên Sổ kế toán chi tiết
TK 139 Và chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( )
Trang 201.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223)
Số liệu để ghi chỉ tiêu này là số dư Có TK 2141 “Hao mòn tài sản cố định hữuhình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141 và chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
2 Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224)
Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226
2.1 Nguyên giá (Mã số 225)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cốđịnh thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
2.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226)
Số liệu để ghi chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản
cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142 và chỉ tiêu này được ghibằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
3.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229).
Số liệu để ghi chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2143 “Hao mòn tài sản
cố định vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143 và chỉ tiêu này được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơbản dở dang” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
III Bất động sản đầu tư (Mã số 240)
Trang 21Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2147 “Hao mòn bấtđộng sản đầu tư” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147 và được ghi bằng số âm dướihình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250)
Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259
1 Đầu tư vào công ty con (Mã số 251)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư vàocông ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 222 “Vốngóp liên doanh” và Tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” trên Sổ Cái hoặcNhật ký - Sổ Cái
3 Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 228 “Đầu tư dài hạnkhác” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 229 “Dự phònggiảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
V Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)
Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268
1 Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 242
“Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 243 “Tài sảnthuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
3 Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)
Trang 22Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản
244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái hoặcNhật ký - Sổ Cái
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn”
và Tài khoản 315 “ Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Phải trả cho người bán (Mã số 312)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ ghi là số dư Có chi tiết của Tàikhoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từngngười bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331
3 Người mua trả tiền trước (Mã số 313)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 mởcho từng khách hàng trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131 và số dư Có của Tàikhoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3387
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 333 “Thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333
5 Phải trả người lao động (Mã số 315)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 334 “Phảitrả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết các khoản còn phải trảngười lao động)
6 Chi phí phải trả (Mã số 316)
Trang 23Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 335 “Chiphí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.
8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 337 “Thanhtoán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
9 Các khoản phải trả, phải nộp khác (Mã số 319)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các Tài khoản 338 “Phảitrả, phải nộp khác”, Tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên Sổ kế toán chi tiết của các
TK 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả phải nộp khác được xếp vào loại
nợ phải trả dài hạn)
10 Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 352 “Dựphòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết cho các khoản dự phòngphải trả ngắn hạn)
II Nợ dài hạn (Mã số 330)
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + … + Mã số 336 + Mã số 337
1 Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 331 “Phảitrả cho người bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho ngườibán được xếp vào loại nợ dài hạn
2 Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)
Trang 24Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 336
“ Phải trả nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 336 (Chi tiết phải trả nội bộđược xếp vào dài hạn)
3 Phải trả dài hạn khác (Mã số 333)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết Tài khoản 338 “Phảitrả, phải nộp khác” và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặcNhật ký - Sổ Cái TK 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn)
4 Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có các Tài khoản 341 “ Vay dàihạn”, Tài khoản 342 “Nợ dài hạn”, và kết quả tìm được của số dư Có các tàikhoản: Tài khoản 3431 trừ (-) dư Nợ Tài khản 3432 cộng (+) dư Có Tài khoản
3433 trên Sổ kế toán chi tiết TK 343
5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 347 “Thuế thu nhậphoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật ký - Sổ Cái
B Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)
Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430
I Vốn chủ sở hữu (Mã số 410)
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + … + Mã số 420 + Mã số 421
Trang 251 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 4111 “Vốn đầu tưcủa chủ sở hữu” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111
2 Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 4112 “Thặng dưvốn cổ phần” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4112 Nếu Tài khoản này có số dư Nợ thìđược ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
3 Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 4118 “Vốn khác” trên
Sổ kế toán chi tiết TK 4118
4 Cổ phiếu quỹ (Mã số 414)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ”trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hìnhthức ghi trong ngoặc đơn (…)
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giálại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái Trường hợp Tài khoản 412 có số dư
Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…)
6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hốiđoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì
số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
7 Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tưphát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
8 Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tàichính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
Trang 269 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 418 “Các quỹ khácthuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưaphân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái Trường hợp Tài khoản 421 có số dư Nợthì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
11 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có Tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tưxây dựng cơ bản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
II Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)
Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433
1 Quỹ khen thưởng phúc lợi (Mã số 431)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có Tài khoản 431 “Quỹ khenthưởng phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Nguồn kinh phí (Mã số 432)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có của Tài khoản
461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ Tài khoản 161 “Chi sự nghiệp” trên
Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái Trường hợp số dư Nợ TK 161 “Chi sự nghiệp” lớnhơn số dư Có TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” thì chỉ tiêu này được ghi bằng
số âm đưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
Trang 27* Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán
1 Tài sản thuê ngoài
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “Tài sản thuê ngoài” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
3 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
6 Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN)
1.2.2.1 Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp,bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
và hoạt động khác
1.2.2.2 Nội dung và kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
Trang 28- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiệnchỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm:
Đơn vị tính:
Chỉ tiêu
M ã số
Thuyế
t minh Năm nay Năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.31
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.32
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lập, ngày tháng năm
Trang 29Người lập biểu
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)Giám đốc
1.2.2.3 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
- Căn cứ và sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho cáctài khoản từ loại 5 đến loại 9
1.2.2.4 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm và cung cấpdịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ
kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ" và Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ’ trong năm báo cáo trên Sổ Cáihoặc Nhật ký - Sổ Cái
2 Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanhthu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanhnghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với sốdoanh thu xác định trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế sốphát sinh bên Nợ TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512
“Doanh thu bán hàng nội bộ” đối ứng với bên Có TK 521 "Chiết khấu thươngmại", TK 531 "Hàng bán bị trả lại", TK 532 "Giảm giá hàng bán", TK 333 “Thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước” (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên SổCái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư vàcung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, Giảm giáhàng bán, Hàng bán bị trả lại, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế GTGTcủa doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báocáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 30Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02.
4 Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá đã bán, chi phí trực tiếp củakhối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốntrong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Cócủa TK 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911
"Xác định kết quả kinh doanh" trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá vàcung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11
6 Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thutrừ (-) thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt độngkhác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứngvới bên Có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên Sổ Cáihoặc Nhật ký - Sổ Cái
7 Chi phí tài chính (Mã số 22)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phíbản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanhnghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của TK 635
"Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trongnăm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết TK 635
8 Chi phí bán hàng (Mã số 24)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đãcung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào
Trang 31luỹ kế số phát sinh bên Có TK 641 "Chi phí bán hàng" đối ứng với bên Nợ TK 911
"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳbáo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào luỹ kế số phát sinh bên
Có TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác địnhkết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng vàcung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính,Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24 – Mã số 25 Nếu kếtquả là âm (lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn (…)
11 - Thu nhập khác (Mã số 31)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGTphải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu đểghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 "Thunhập khác" đối ứng với bên Có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong nămbáo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
12 - Chi phí khác (Mã số 32)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK
811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái
13 - Lợi nhuận khác (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuếGTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong
kỳ báo cáo Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
Trang 3214 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo củadoanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinhdoanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
15 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinhtrong năm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK
8211 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành" đối ứng với bên Nợ TK 911
"Xác định kết quả kinh doanh" trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào sốphát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong năm báo cáo,(Trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghitrong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211)
16 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thunhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK
8212 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" đối ứng với bên Nợ TK 911
"Xác định kết quả kinh doanh" trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào sốphát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong năm báo cáo,(Trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghitrong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212)
17 - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạtđộng của doanh nghiệp (Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinhtrong năm báo cáo
Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)
18 - Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
Chỉ tiêu được hướng dẫn cách tính toán theo thông tư hướng dẫn Chuẩn mực
kế toán số 30 “Lãi trên cổ phiếu”
1.3 Phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 33- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp.
- So sánh số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hìnhtài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xẫu, được hay chưa được sovới các doanh nghiệp cùng ngành
- So sánh theo “chiều dọc” để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ởmỗi bản báo cáo So sanh theo “chiều ngang’ để thấy được sự biến đổi cả về số tươngđối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.Ngoài ra người ta còn sử dụng một số phương pháp khác nhau như phươngpháp tương quan, phương pháp ngoại suy…
1.3.2 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.2.1 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán
1.3.2.1.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn
* Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn
Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm 2 loại: Vốn cố định vàvốn lưu động Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giaiđoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tàichính của doanh nghiệp Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là đểđánh giá tình hình tăng giảm vốn, phẩn bổ vốn như thế nào từ đó đánh giá việc sửdụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không Để phân tích người ta tiến hànhtrên những nội dung sau:
Trang 34Thứ nhất, xem xét sự biến động của tổng tài sản (vốn) cũng như từng loại tài
sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tươngđối của tổng tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản qua đó thấy được sựbiến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Khi xem xét vấn đề này, cần quan tâm để ý đến tác động của từng loại tài sảnđối với quá trình kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp trong việc
- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện
có của doanh nghiệp
Thứ hai, xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn đó tác động
như thế nào đến quá trình kinh doanh? Thông qua việc xác định tỷ trọng của từngloại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ vớiđầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn Điều này chỉ thực sự phát huy tácdụng khi để ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xéttác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạtđược trong kỳ Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốncho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp
Thực hiện hai nội dung trên ta lập bảng phân tích sự biến động và tình hình
phân bổ vốn (cơ cấu vốn) (Biểu 1.3)
Trang 35Tỷ trọn g (%)
Số tiền
Tỷ trọn g (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng (%)
A Tài sản ngắn hạn
I Tiền và các khoản tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn
III Bất động sản đầu tư
IV Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
IV Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản
* Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để khái quát đánh giá khảnăng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủtrong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trongviệc khai thác nguồn vốn
Phương pháp phân tích là so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầunăm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm
về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền,
tỷ lệ và tỷ trọng
Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thìđiều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao,mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại
Tuy nhiên, khi xem xét cần để ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp vàhiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được, những thuận lợi và khó khăn trongtương lai việc kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải
Trang 36Dựa vào các số liệu trên Bảng cân đối kế toán ta có thể lập bảng phân tích cơ
cấu và sự biến động nguồn vốn như sau (Biểu 1.4)
Tỷ trọn g (%)
Số tiền
Tỷ trọn g (%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng (%)
1.3.2.1.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh chất lượng công tác tàichính của doanh nghiệp Để biết được tình hình tài chính tốt hay không tốt cầnphải xem xét tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Nếutình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít
đi chiếm dụng Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động về vốn đảm bảocho quá trình kinh doanh thuận lợi Ngược lại, nếu tình hình tài chính gặp khókhăn, doanh nghiệp nợ nần, dây dưa kéo dài, mất tính chủ động trong kinh doanh
và đôi khi dẫn tới tình trạng phá sản
Để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, trước hết người ta lậpbảng phân tích tình hình công nợ sau đó tính toán, xác định các chỉ tiêu phản ánhkhả năng thanh toán
Bảng phân tích tình hình công nợ có kết cấu cụ thể như sau (Biểu 1.5)
Trang 371 Phải thu của khách hàng
2 Trả trước cho người bán
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch
2 Phải trả cho người bán
3 Người mua trả tiền trước
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
5 Phải trả công nhân viên
…
II Nợ dài hạn
1 Phải trả dài hạn người bán
2 Phải trả dài hạn nội bộ
3 Phải trả dài hạn khác
4 Vay và nợ dài hạn khác
…
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán gồm:
Hệ số khả năng thanh toán
hiện hành (tổng quát) =
Tổng giá trị tài sản (1.1)Tổng nợ phải trả
Tiền và tương đương tiền
(1.3)Tổng nợ ngắn hạn
Trang 38thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả
Để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán, tiến hành so sánh giữa kỳ nàyvới kỳ trước về từng chỉ tiêu, kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của cáckhoản phải thu, phải trả, tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn mà chưađòi được, chưa trả được, những khoản tranh chấp, mất khả năng thanh toán
1.3.2.2 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt chú ý đến sự biến động doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng đến (Bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp) dựa và công thức:
LN = DT - GV + (D TC - C TC ) - C B - C Q (1.6
)
Trong đó: LN : Lợi nhuận kinh doanh;
DT : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
GV: Giá vốn hàng bán;
DTC : Doanh thu tài chính;
CTC : Chi phí tài chính;
CB : Chi phí bán hàng;
CQ : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tiến hành lập bảng phân
tích sau: (Biểu 1.6)
Biểu 1.6
Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 392 Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
Sau khi tiến hành phân tích số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, người tatiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chiphí, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: các chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại
Doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí quản lý
trên doanh thu thuần =
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: các chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
Trang 40Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh trên
doanh thu thuần
=
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế trên doanh thu thuần =
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu thuần =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuầnThực chất của việc tính toán, nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉtiêu trên bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với tổng thể là doanh thu thuần
Về phương pháp phân tích thông qua các chỉ tiêu này là so sánh kỳ này với kỳtrước (năm nay với năm trước) của từng chỉ tiêu để xác định dấu hiệu của tính hiệuquả hoặc không hiệu quả làm tiền đề cho việc lựa chọn, đi sâu tìm hiểu những vấn
đề khác, làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp
Ta có thể lập bảng phân tích như sau:
Biểu 1.7
Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí,
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu thuần
1.3.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuậncàng cao doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí, giá trị tồn tại của mình trong nền