0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI (Trang 74 -74 )

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2008 PHẦN I LÃI – LỖ

31/12/2008 01/12/2008

Sau khi lập xong các báo cáo tài chính nói chung, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, công ty TNHH Bắc Hải không tiến hành phân tích các báo cáo này

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI

3.1 Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 3.1.1 Ưu điểm

* Sự quan tâm của lãnh đạo công ty:

Nhận thấy tầm quan trọng của những thông tin kế toán đem lại, ban lãnh đạo công ty luôn luôn theo dõi sát sao hoạt động của bộ máy kế toán nhằm kip thời ngăn chặn mọi hành vi gây hại đến tình hình tài chính của công ty.

Lãnh đạo công ty cũng quan tâm đầu tư thêm phương tiện hỗ trợ cho Phòng Kế toán như : trang bị máy vi tính cho cán bộ, nhân viên, mua phần mềm kế toán ADsoft... nhằm giảm bớt gánh nặng cho kế toán viên, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc cuả bộ máy kế toán.

* Công tác tổ chức kế toán tại công ty

Công ty TNHH Bắc Hải là một doanh nghiệp còn non trẻ nhưng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh năm năm qua ban lãnh đạo và đội ngũ lao động trong công ty không ngừng cố gắng khắc phục những khó khăn để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có được những thành quả đó phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán đã cung cấp những thông tin chính xác góp phần giúp công ty có định hướng đúng trong thời điểm khó khăn chung của cả nền kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

Công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty nên công việc được phân bổ đồng đều ở các khâu và kịp thời cập nhật số liệu kế toán. Mỗi kế toán viên đảm nhiệm từng phần hành kế toán khác nhau phù hợp với trình độ năng lực của mỗi người và yêu cầu quản lý của công ty đảm bảo nguyên tắc chuyên môn hoá. Đồng thời các nhân

đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng nhân viên trong phòng. Điều này được chứng minh, chỉ với 4 người, Phòng Kế toán của công ty hoạt động khá hiệu quả.

Công ty áp dụng các chính sách, chế độ, hình thức kế toán thích hợp với năng lực, trình độ và điều kiện kỹ thuật tính toán cũng như yêu cầu quản lý của công ty giúp cho việc kiểm soát thông tin đảm bảo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Cụ thể, chế độ kế toán công ty áp dụng là chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/09/2006. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán với nhiều ưu điểm như ghi chép đơn giản, rõ ràng… phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ hạch toán của công ty.

Việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán giúp cho việc ghi chép, vào sổ sách dễ dàng, đơn giản. Do đó việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời, phục vụ nhạy bén nhu cầu quản lý của công ty.

Cơ chế quản lý hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tương đối chặt chẽ. Kế toán công ty đã tuân thủ trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán từ khâu lập, kiểm tra chứng từ , ghi sổ kế toán và lưu trữ bảo quản.

Công ty vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán vào việc xác định các chỉ tiêu trên hệ thống Báo cáo tài chính nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ phận kế toán không chỉ làm tốt công tác kế toán tại công ty mà còn kết hợp với các phòng ban khác đảm bảo hoạt động của toàn công ty là thống nhất. Chính sự thống nhất trong công tác quản lý giữa các phòng ban trong công ty cũng như các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của ban lãnh đạo, tạo cho công ty có được môi trường tài chính lành mạnh.

* Tổ chức lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Công ty thực hiện tốt các công việc chuẩn bị trước khi tiến hành lập Báo cáo tài chính như:

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho người có trách nhiệm;

- Chuẩn bị nguồn tài liệu, số liệu để lập và tiến hành kiểm tra đối chiếu tính trung thực của các tài liệu đó;

- Chuẩn bị các mẫu biểu, phương tiện tính toán cho việc lập Báo cáo tài chính…

Việc lập Báo cáo tài chính nói chung, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng của công ty luôn chấp hành các quy định hiện hành và mới nhất của Nhà nước. Cụ thể, từ năm 2006 công ty đã thực hiện lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định tại Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện trên phần mềm kế toán ADsoft. Công ty cũng đã tiến hành các bước kiểm tra các báo cáo này trước khi chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Do đó, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực và rành mạch.

3.1.2 Nhược điểm

* Về việc sử dụng tài khoản kế toán

Theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tập hợp các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” trong khi đó kế toán công ty lại sử dụng tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” và 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để tập hợp.

Cũng theo Quyết định này, Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có tài khoản chi tiết là 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm” chỉ dùng để phản ánh doanh thu từ việc bán thành phẩm thì kế toán công ty lại phản ánh sai nội dung kinh tế, phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê kho vào tài khoản này.

Việc làm này là vi phạm quy định về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài

khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

* Về hệ thống sổ sách kế toán

Hệ thống sổ sách kế toán của công ty chưa được tổ chức một cách tối ưu nên khi tiến hành lập Báo cáo tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu có thể dẫn đến việc sai số với thực tế, đồng thời làm cho việc phân tích đánh giá dựa trên các số liệu của các báo cáo tài chính thiếu tính chính xác và đưa ra các quyết định sai lầm. Cụ thể:

- Công ty áp dụng Quyết định 48 từ năm 2006 nhưng vẫn tiếp tục sử dụng mẫu Sổ Cái cũ trong khi đó Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với loại sổ này.

- Tại một số phần hành kế toán công ty không lập Bảng tổng hợp chi tiết như: ở phần hành kế toán “Hàng tồn kho”, công ty chưa lập Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa; ở phần hành kế toán “Vốn bằng tiền”, công ty chưa lập Bảng tổng hợp chi tiết của tiền gửi ngân hàng… vì vậy gặp khó khăn khi đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái.

- Tại phần hành kế toán “Tài sản cố định”, công ty không lập Thẻ Tài sản cố định theo dõi cho từng tài sản nên khó quản lý trong việc trích khấu hao hay theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản.

* Về phương pháp tính

Phương pháp tính khấu hao của công ty áp dụng không nhất quán làm ảnh hưởng đến việc trích khấu hao tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu “Giá trị hao mòn lũy kế” trên Bảng cân đối kế toán, gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Chi phí quản lý kinh doanh” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Cụ thể công thức tính khấu hao được công ty sử dụng là

Mức trích khấu

Trong đó việc xác định số ngày sử dụng thực tế trong năm không thống nhất, khi thì kế toán tính chính xác số ngày sử dụng, nhưng cũng có khi kế toán làm tròn tháng sau đó nhân với 30 ngày/ tháng để tính số ngày sử dụng trong năm.

Ví dụ:

- Ngày 05/09/2008 công ty nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình nhà kho nguyên giá 5.254.370.000 đồng, số năm tính khấu hao là 20 năm, kế toán xác định số ngày sử dụng trong năm 3 tháng 25 ngày (3 × 30 + 25 = 115 ngày). Mức khấu hao được tính:

- Ngày 22/03/2008, giông lốc làm công trình nhà kho của công ty tại Tổng kho Đình Vũ bị sập, nguyên giá của nhà kho này là 504.475.727 đồng, thời gian khấu hao là 20 năm. Kế toán tính tròn thời gian sử dụng trong năm là 3 tháng (90 ngày). Chi phí khấu hao trong năm:

* Về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Kế toán công ty chưa theo dõi chi tiết chi phí lãi vay trong khoản mục chi phí tài chính. Ngoài ra, việc phân tích Báo cáo tài chính chưa được thực hiện cũng là một thiếu sót lớn. Bởi vì hơn ai hết, các nhà quản trị và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp của mình nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng đắn. Phân tích Báo cáo tài chính là một việc rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Mức khấu hao năm

2008 của nhà kho = 5.254.370.000 × 115 20 × 360

Mức khấu hao năm

2008 của nhà kho = 504.475.727 × 90 20 × 360

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải

Trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty đã tuân thủ theo đúng quy định và chế độ của Nhà nước, tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn toàn hợp lý và cần được khắc phục. Với góc độ là sinh viên thực tập, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng.

3.2.1 Kiến nghị 1: Về phương pháp tính

Tổ chức công tác hạch toán kế toán luôn đặt ra yêu cầu về đảm bảo tính thống nhất về phạm vi phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo số liệu kế toán rõ ràng trung thực. Do đó công ty cần xây dựng cho mình hệ thống phương pháp tính thật phù hợp và đảm bảo việc áp dụng là thống nhất giữa các bộ phận trong các giai đoạn khác nhau. Cụ thể khi tính toán mức khấu hao năm của các tài sản cố định, số ngày sử dụng thực tế trong năm hoặc có thể dựa trên số ngày thực tế hoặc có thể làm tròn tháng nhưng chỉ lựa chọn một cách và phải áp dụng chung cho tất cả các tài sản cố định trong doanh nghiệp.

3.2.2 Kiến nghị 2:Về sử dụng tài khoản, sổ sách kế toán

Công ty nên áp dụng nhất quán hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Cụ thể:

Sử dụng Tài khoản 642 “Chi phí quản lý kinh doanh”, mở chi tiết Tài khoản 6421 “ Chi phí bán hàng” và 6422 “Chi phí quản lý kinh doanh” để tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; Tập hợp doanh thu từ việc cho thuê kho vào Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” cùng với doanh thu từ việc quyét dọn kho.

Áp dụng Sổ Cái dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài Chính đối với chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (mẫu số S03b – DNN). Có hai lý do:

- Mẫu Sổ Cái này cho phép ta theo dõi được từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản, nắm được nội dung kinh tế của nghiệp vụ, thời gian phát sinh và các chứng từ dùng làm căn cứ để ghi chép vào sổ. Nhờ đó kế toán dễ dàng kiểm tra đối chiếu được tính trung thực, chính xác của các nghiệp vụ, phát hiện được sai sót để bổ sung, sửa chữa;

- Việc sử dụng mẫu Sổ Cái này phù hợp và thống nhất với quy định hiện hành của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của một công ty vốn bao giờ cũng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, vốn bằng tiền là mạch máu lưu thông của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ nguồn vốn này. Công ty nên mở thêm các Bảng tổng hợp chi tiết tiền gửi ngân hàng cho phần hành kế toán vốn bằng tiền. Hiện tại, công ty TNHH Bắc Hải mở tài khoản tiền gửi tại bốn ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hồng Bàng - Hải Phòng; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Hải Phòng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng (BIDV); Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP bank) chi nhánh Hải Phòng. Bên cạnh việc theo dõi chi tiết trên Sổ tiền gửi ngân hàng, việc lập thêm Bảng tổng hợp chi tiết tiền gửi ngân hàng chẳng những giúp công ty quản lý nguồn vốn này tốt hơn mà còn hỗ trợ việc kiểm tra đối chiếu số liệu qua đó giúp cho công tác lập Báo cáo tài chính đảm bảo tính chính xác, khoa học

Công ty TNHH Bắc Hải là một công ty chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp, hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng nên cần phải được theo dõi chặt chẽ. Việc theo dõi chi tiết hàng hóa trên Sổ chi tiết các tài khoản (mẫu S20 – DNN) thay vì sử dụng Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài chính (Mẫu S07 – DNN) làm cho kế toán chỉ theo dõi được tình hình nhập – xuất – tồn về mặt giá trị của tất cả các mặt hàng mà không theo dõi

được đơn giá của từng lô hàng nhập – xuất, số lượng nhập - xuất - tồn theo từng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI (Trang 74 -74 )

×