Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải (Trang 37)

1.3.2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh

Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước). Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng đến (Bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp) dựa và công thức:

LN = DT - GV + (DTC - CTC) - CB - CQ (1.6)

Trong đó: LN : Lợi nhuận kinh doanh;

DT : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; GV: Giá vốn hàng bán;

DTC : Doanh thu tài chính; CTC : Chi phí tài chính; CB : Chi phí bán hàng;

CQ : Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tiến hành lập bảng phân tích sau: (Biểu 1.6)

Biểu 1.6

Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (10 = 01 - 02) 10

4. Giá vốn hàng bán 11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (20=10-11) 20

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21

7. Chi phí tài chính 22

+ Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8. Chi phí bán hàng 24

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30

11. Thu nhập khác 31

12. Chi phí khác 32

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50 = 30 + 40) 50

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

hành 51

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn

lại 52

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

Sau khi tiến hành phân tích số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, người ta tiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: các chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại

Tỷ suất giá vốn hàng

bán trên doanh thu = Trị giá vốn hàng bán ×Doanh thu thuần 100% (1.7) Tỷ suất chi phí bán hàng

trên doanh thu thuần =

Chi phí bán hàng × 100% (1.8)

Doanh thu thuần Tỷ suất chi phí quản lý

trên doanh thu thuần = Chi phí quản lý doanh nghiệp ×Doanh thu thuần 100% (1.9) * Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: các chỉ tiêu này càng lớn

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên

doanh thu thuần

= Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh × 100%

(1.10) Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế trên doanh thu thuần = Lợi nhuận trước thuế ×Doanh thu thuần 100% (1.11) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần × 100% (1.12) Thực chất của việc tính toán, nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với tổng thể là doanh thu thuần.

Về phương pháp phân tích thông qua các chỉ tiêu này là so sánh kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) của từng chỉ tiêu để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hoặc không hiệu quả làm tiền đề cho việc lựa chọn, đi sâu tìm hiểu những vấn đề khác, làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ta có thể lập bảng phân tích như sau:

Biểu 1.7

Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhóm Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch

1

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

2

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên

doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

1.3.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí, giá trị tồn tại của mình trong nền

kinh tế thị trường. Vì vậy khi phân tích tình hình tài chính phải xem xét tình hình hiệu quả của việc sử dụng vốn, đây cũng là tiêu chí quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, các nhà tín dụng vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong cả hiện tại và tương lai.

Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế × 100% (1.13)

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế × 100% (1.14) Vốn kinh doanh bình quân

Trong đó:

Vốn kinh doanh bình quân =

Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ (1.15) 2

Đây là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước càng chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.

Do mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó mà Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này, nên chỉ tiêu này luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế × 100% (1.16) Vốn chủ sở hữu bình quân Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình quân = Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ (1.17) 2

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra, ta có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu qua công thức:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu =

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu

× toàn bộ vốnVòng quay × 1

(1.18) 1 – Hệ số nợ

Trong đó:

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân

Hệ số nợ = Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Bắc Hải

2.1.1 Qúa trinh hình thành và phát triển của công ty TNHH Bắc Hải

Ngày 30 tháng 01 năm 2004, được sự cấp phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, công ty TNHH Bắc Hải được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202001650 cấp ngày 30 tháng 01 năm 2004.

- Tên công ty:

+ Tên công ty viết bằng tiếng Việt Nam:

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BẮC HẢI. + Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:

BAC HAI COMPANY LIMITED. + Tên công ty viết tắt:

BAC HAI CO., LTD

- Hình thức công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN - Mã số thuế: 0200587508

- Trụ sở giao dịch: Trụ sở chính của công ty đặt tại số 131 - Bạch Đằng - Phường Hạ Lý - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng.

- Vốn điều lệ: 4.400.000.000 đồng (Bốn tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn).

Số vốn điều lệ trên do các thành viên góp được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong công ty.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bắc Hải

2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH Bắc Hải được hình thành và mở rộng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay cơ sở vật chất của công ty bao gồm:

- 01 văn phòng giao dịch đặt tại số 131 Bạch Đằng - Hồng Bàng - Hải Phòng với đầy đủ các trang thiết bị văn phòng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản lý

- 02 khu kho xưởng vừa là nơi dự trữ bảo quản hàng hóa của công ty vừa kết hợp để cho thuê dịch vụ kho bãi. Trong đó:

+ Một là tổng kho Đình Vũ (tổng diện tích đất 6.553 m2, gồm 03 kho: kho số 1 + kho số 2 + kho số 2 mở rộng), xây dựng tại khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng;

+ Một là tổng kho Lãm Hà, được xây dựng tại phường Lãm Hà - Kiến An - Hải Phòng.

2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu phát triển

Được phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202001650. Công ty TNHH Bắc Hải được phép kinh doanh hàng vật tư nông nghiệp và dịch vụ kho bãi.

Căn cứ điều lệ thành lập công ty TNHH Bắc Hải, công ty đặt mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực

- Sản xuất, đại lý, kinh doanh các mặt hàng: Vật tư nông nghiệp, nông sản, lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh và dịch vụ: Giao nhận, vận tải hàng hóa thủy - bộ, kho bãi, văn phòng đại diện, san lấp mặt bằng, giám sát bảo hiểm hàng hóa.

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ gỗ.

2.1.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH Bắc Hải là một doanh nghiệp mới thành lập nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, song nhờ sự cố gắng, nỗ lực của ban giám đốc cũng như đội ngũ lao động mà công ty đã và đang từng bước đi vào ổn định.

* Thuận lợi

Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng về vật tư nông nghiệp, trong khi đó, nền kinh tế nước ta nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên đây là mặt hàng có nhu cầu lớn hiện nay.

Phân bón, vật tư nông nghiệp cũng là mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao, nên trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nhưng công ty luôn lựa chọn những nhà

cung cấp có uy tín trên thị trường để thu mua hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng.

Công ty đã bỏ vốn đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải, xây dựng kho bãi vì vậy luôn đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời.

Là một doanh nghiệp mới thành lập công ty luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các ban nghành trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, mua sắm trang thiết bị.

* Khó khăn

- Do là một doanh nghiệp mới thành lập nên khi đi vào hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường, nguồn hàng thu mua còn ít, khách hàng chưa có nhiều.

- Công ty cũng ở trong tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là qui mô nhỏ, thiếu vốn, khả năng khai thác vốn và năng lực cạnh tranh kém nhất là khi nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

- Khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 tác động tới tất cả các doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn.

- Hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ quản lý thường xuyên có sự thay đổi, gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bắc Hải

Là một doanh nghiệp mới thành lập, có quy mô tương đối nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp và dịch vụ kho bãi nên công ty TNHH Bắc Hải tổ chức một bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 2.1

TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH BẮC HẢI

* Chức năng của từng bộ phận:

- Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo, có quyền quyết định cao nhất, là người đại diện cho tập thể người lao động, chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người đại diện về mặt pháp lý của công ty.

- Phòng Tổ chức: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhân sự, thực hiện kế hoạch lao động tiền lương.

- Phòng Điều hành kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nhập xuất hàng hóa, tìm kiếm thị trường.

- Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty theo từng tháng, quý, năm.

- Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm về quá trình hạch toán kế toán của công ty.

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải

Công ty TNHH Bắc Hải, với đặc điểm là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân với quy mô nhỏ, để hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty đã lựa chọn áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Đây là mô hình bộ máy kế toán một cấp, đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán. Công ty có một phòng kế toán, các hoạt động kinh tế tài chính đều báo cáo về phòng kế toán để theo dõi, hạch toán kế toán.

Phòng Kế toán có nhiệm vụ tập hợp, phân loại chứng từ để ghi chép vào các Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết. Lập báo cáo hàng tháng và quyết toán theo năm.

Giám Đốc Phòng Kế hoạch Phòng Điều hành Phòng Tổ chức Phòng Kế toán

* Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, giúp Giám đốc quản lý và điều hành hoạt động đạt kết quả cao.

- Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của công ty, cũng như sự vận động của tài sản, giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ về tài sản và nâng cao hiẹu quả sử dụng tài sản trong công ty.

- Phản ánh toàn bộ nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn.

- Phản ánh đầy đủ và chính xác chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, tính toán được kết quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc, tự bù đắp chi phí và có lãi trong sản xuất kinh doanh, thu hồi kịp thời công nợ, quay vòng vốn kinh doanh của công ty.

- Phản được kết quả thu nhập của người lao động nhằm khuyến khích người lao động nâng cao thành quả lao động của mình.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH BẮC HẢI

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, nghĩa là phòng Kế toán thực hiện toàn bộ công tác Kế toán - Tài chính của công ty từ xử lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải (Trang 37)