7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 236.556.054 456.105.709
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (A+B) 440 7.722.999.971 27.890.141.983
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại Lập, ngày... tháng... năm ... Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
Từ màn hình giao diện chọn menu “Báo cáo Tài chính”, từ danh sách thả, chọn “Bảng cân đối kế toán”, xuất hiện cửa sổ:
Nhập vào các thông số cần thiết, chọn “OK”, cửa sổ của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hiện ra như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2008
31/12/2008 01/12/2008
2.2.1.3 Công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 - DNN)
Sau khi lập xong Bảng cân đối kế toán, kế toán tiếp tục tiến hành lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu B02 - DNN được hướng dẫn tại Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" trong năm báo cáo trên Sổ Cái.
Mã số 01 = 131.653.776.190 đồng
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" đối ứng với bên Có Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" trong năm trên Sổ Cái.
Mã số 02 = 1.096.666.667 đồng
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
= 131.653.776.190 - 1.096.666.667 = 130.557.109.523 đồng
4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong năm báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trên Sổ Cái.
Mã số 11 = 126.236.213.496 đồng
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11. = 4.293.896.026 đồng
6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái.
Mã số 22 = 1.513.510.935
Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Chỉ tiêu này không có số liệu Mã số 23 = 0 đồng
8. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng cộng số phát sinh bên Có Tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" và Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái.
Mã số 24 = 2.006.540.503 + 651.210.660 = 2.657.751.163 đồng
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24
= 4.293.896.026 + 9.057.841 - 1.513.510.935 - 2.657.751.163 = 131.691.769 đồng
10. Thu nhập khác (Mã số 31)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái.
Mã số 31 = 646.184.303 đồng
11. Chi phí khác (Mã số 32)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái.
Mã số 32 = 472.945.995 đồng
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
= 646.184.303 - 472.945.995 = 173.238.308 đồng
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
= 131.691.769 + 173.238.308 = 304.930.077 đồng
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trên sổ kế toán chi tiết TK 8211.
Mã số 51 = 85.380.422 đồng
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51 = 304.930.077 - 85.380.422 = 219.549.655 đồng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của công ty TNHH Bắc Hải sau khi lập xong (Biểu 2.8)
Biểu 2.8:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của công ty TNHH Bắc Hải
Công ty TNHH Bắc Hải
Địa chỉ: số 131-Bạch Đằng-Hồng Bàng-Hải Phòng
Mẫu số: B02-DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008 PHẦN I - LÃI, LỖ
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ trước Kỳ này
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 01 86.036.985.825 131.653.776.190
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.096.666.667
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10=01-02) 10 86.036.985.825 130.557.109.523 4. Giá vốn hàng bán 11 83.160.806.850 126.263.213.496 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20=10-11) 20 2.876.178.975 4.293.896.026 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 26.065.393 9.057.841 7. Chi phí tài chính 22 1.108.724.934 1.513.510.935 + Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 1.643.394.355 2.657.751.163 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24) 30 150.125.079 131.691.769
10. Thu nhập khác 31 646.184.303
11. Chi phí khác 32 472.945.995
12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 173.238.308
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40) 50 150.125.079 304.930.077
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 42.035.022 85.380.422 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51) 60 108.090.057 219.549.655 Lập, ngày... tháng... năm ... Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
* Thao tác trên phần mềm kế toán ADsoft
Từ màn hình giao diện chọn menu “Báo cáo Tài chính”, từ danh sách thả, chọn “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”, xuất hiện cửa sổ:
Nhập vào các thông số cần thiết, chọn “OK”, cửa sổ của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hiện ra như sau:
2.2.2 Công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008 PHẦN I LÃI – LỖ
31/12/2008 01/12/2008
Sau khi lập xong các báo cáo tài chính nói chung, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, công ty TNHH Bắc Hải không tiến hành phân tích các báo cáo này
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI
3.1 Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 3.1.1 Ưu điểm
* Sự quan tâm của lãnh đạo công ty:
Nhận thấy tầm quan trọng của những thông tin kế toán đem lại, ban lãnh đạo công ty luôn luôn theo dõi sát sao hoạt động của bộ máy kế toán nhằm kip thời ngăn chặn mọi hành vi gây hại đến tình hình tài chính của công ty.
Lãnh đạo công ty cũng quan tâm đầu tư thêm phương tiện hỗ trợ cho Phòng Kế toán như : trang bị máy vi tính cho cán bộ, nhân viên, mua phần mềm kế toán ADsoft... nhằm giảm bớt gánh nặng cho kế toán viên, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc cuả bộ máy kế toán.
* Công tác tổ chức kế toán tại công ty
Công ty TNHH Bắc Hải là một doanh nghiệp còn non trẻ nhưng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh năm năm qua ban lãnh đạo và đội ngũ lao động trong công ty không ngừng cố gắng khắc phục những khó khăn để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có được những thành quả đó phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán đã cung cấp những thông tin chính xác góp phần giúp công ty có định hướng đúng trong thời điểm khó khăn chung của cả nền kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
Công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty nên công việc được phân bổ đồng đều ở các khâu và kịp thời cập nhật số liệu kế toán. Mỗi kế toán viên đảm nhiệm từng phần hành kế toán khác nhau phù hợp với trình độ năng lực của mỗi người và yêu cầu quản lý của công ty đảm bảo nguyên tắc chuyên môn hoá. Đồng thời các nhân
đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng nhân viên trong phòng. Điều này được chứng minh, chỉ với 4 người, Phòng Kế toán của công ty hoạt động khá hiệu quả.
Công ty áp dụng các chính sách, chế độ, hình thức kế toán thích hợp với năng lực, trình độ và điều kiện kỹ thuật tính toán cũng như yêu cầu quản lý của công ty giúp cho việc kiểm soát thông tin đảm bảo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Cụ thể, chế độ kế toán công ty áp dụng là chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/09/2006. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán với nhiều ưu điểm như ghi chép đơn giản, rõ ràng… phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ hạch toán của công ty.
Việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán giúp cho việc ghi chép, vào sổ sách dễ dàng, đơn giản. Do đó việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời, phục vụ nhạy bén nhu cầu quản lý của công ty.
Cơ chế quản lý hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tương đối chặt chẽ. Kế toán công ty đã tuân thủ trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán từ khâu lập, kiểm tra chứng từ , ghi sổ kế toán và lưu trữ bảo quản.
Công ty vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán vào việc xác định các chỉ tiêu trên hệ thống Báo cáo tài chính nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ phận kế toán không chỉ làm tốt công tác kế toán tại công ty mà còn kết hợp với các phòng ban khác đảm bảo hoạt động của toàn công ty là thống nhất. Chính sự thống nhất trong công tác quản lý giữa các phòng ban trong công ty cũng như các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của ban lãnh đạo, tạo cho công ty có được môi trường tài chính lành mạnh.
* Tổ chức lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty thực hiện tốt các công việc chuẩn bị trước khi tiến hành lập Báo cáo tài chính như:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho người có trách nhiệm;
- Chuẩn bị nguồn tài liệu, số liệu để lập và tiến hành kiểm tra đối chiếu tính trung thực của các tài liệu đó;
- Chuẩn bị các mẫu biểu, phương tiện tính toán cho việc lập Báo cáo tài chính…
Việc lập Báo cáo tài chính nói chung, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng của công ty luôn chấp hành các quy định hiện hành và mới nhất của Nhà nước. Cụ thể, từ năm 2006 công ty đã thực hiện lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định tại Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện trên phần mềm kế toán ADsoft. Công ty cũng đã tiến hành các bước kiểm tra các báo cáo này trước khi chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Do đó, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực và rành mạch.
3.1.2 Nhược điểm
* Về việc sử dụng tài khoản kế toán
Theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tập hợp các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” trong khi đó kế toán công ty lại sử dụng tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” và 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để tập hợp.
Cũng theo Quyết định này, Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có tài khoản chi tiết là 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm” chỉ dùng để phản ánh doanh thu từ việc bán thành phẩm thì kế toán công ty lại phản ánh sai nội dung kinh tế, phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê kho vào tài khoản này.
Việc làm này là vi phạm quy định về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài
khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
* Về hệ thống sổ sách kế toán
Hệ thống sổ sách kế toán của công ty chưa được tổ chức một cách tối ưu nên khi tiến hành lập Báo cáo tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu có thể dẫn đến việc sai số với thực tế, đồng thời làm cho việc phân tích đánh giá dựa trên các số liệu của các báo cáo tài chính thiếu tính chính xác và đưa ra các quyết định sai lầm. Cụ thể:
- Công ty áp dụng Quyết định 48 từ năm 2006 nhưng vẫn tiếp tục sử dụng mẫu Sổ Cái cũ trong khi đó Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với loại sổ này.
- Tại một số phần hành kế toán công ty không lập Bảng tổng hợp chi tiết như: ở phần hành kế toán “Hàng tồn kho”, công ty chưa lập Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa; ở phần hành kế toán “Vốn bằng tiền”, công ty chưa lập Bảng tổng hợp chi tiết của tiền gửi ngân hàng… vì vậy gặp khó khăn khi đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái.
- Tại phần hành kế toán “Tài sản cố định”, công ty không lập Thẻ Tài sản cố định theo dõi cho từng tài sản nên khó quản lý trong việc trích khấu hao hay theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản.
* Về phương pháp tính
Phương pháp tính khấu hao của công ty áp dụng không nhất quán làm ảnh hưởng đến việc trích khấu hao tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu “Giá trị hao mòn lũy kế” trên Bảng cân đối kế toán, gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Chi phí quản lý kinh doanh” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Cụ thể công thức tính khấu hao được công ty sử dụng là