MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HƯ HỎNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ ThS. LÊ MINH CẦN ThS. LÊ KHÁNH CHI Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Các công trình giao thông sau khi xây dựng được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng thường xuất hiện các hư hỏng. Trong quá trình khai thác, công trình bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân. Các tác giả tập trung khảo sát các hư hỏng, phân tích tìm ra nguyên nhân gây nên hư hỏng đó. Đề xuất các giải pháp kinh tế kỹ thuật để khắc phục những hư hỏng của công trình để đảm bảo công trình phát huy được tác dụng theo đúng chức năng của nó, hạn chế ùn tắc và mất an toàn giao thông do hư hỏng gây ra. Summary: After being transfered and exploited, transport works often appear decays due to a variety of causes. The authors pay attention to investigate and analyse decays to find out the causes. Proposing economical – technological solutions to surmount decayed transport works makes them bring into play their effect according to their functions, reduce traffic jam and unsafeness. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VTKT Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Theo quy định hiện hành công trình xây dựng được phân thành 5 loại gồm: Công trình dân dụng; Công trình công nghiệp; Công trình giao thông; Công trình thủy lợi; Công trình hạ tầng kỹ thuật. Mỗi loại công trình xây dựng lại được phân thành 5 cấp từ cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Cấp của công trình là cơ sở chủ yếu để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiét kế và thời hạn bảo hành công trình. Đối với Công trình giao thông nếu phân loại theo phương thức vận tải bao gồm 5 loại: Công trình đường bộ; Công trình đường sắt; Công trình đường thủy; Công trình hàng không và Công trình đường ống. Riêng đối với Công trình đường bộ có thể phân loại theo một số tiêu chí sau đây: - Phân theo kết cấu mặt đường có: + Mặt đường cứng. + Mặt đường mềm. + Mặt đường bằng vật liệu cấp phối. + Mặt đường đất. - Phân theo cấp quản lý có: + Đường do trung ương quản lý gồm đường quốc lộ. + Đường do địa phương quản lý gồm đường tỉnh lộ, đường huyện lộ, đường xã và đường đô thị. + Đường do các chủ đầu tư quản lý gồm đường chuyên dùng trong khai thác mỏ, đường lâm nghiệp, đường trong các khu công nghiệp. - Phân theo cấp hạng đường có: đường cấp đặc biệt; đường cấp I; đường cấp II, đường cấp III và đường cấp IV. II. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ngay từ khi mới được đưa vào sử dụng, con đường đã bắt đầu quá trình suy giảm chất lượng. Sự suy giảm này được biểu thị bằng những biến dạng, hư hỏng rất rõ ràng. Các hư hỏng, biến dạng của đường rất khác nhau và tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố có thể gắn hoặc không gắn với cường độ vận chuyển mà con đường phải chịu. Sau đây là một số hư hỏng thường gặp: 1. Vết nứt: Theo hướng phát triển, các vết nứt xuất hiện trên đường thường bao gồm 5 loại sau: vết nứt ngang, vết nứt dọc, vết nứt chéo, vét nứt góc và vết nứt hỗn hợp. Còn phân theo chiều rộng vết nứt thì bao gồm vết nứt hẹp, vết nứt trung bình và vết nứt rộng. VTKT 2. Miếng vỡ góc cạnh: Các cạnh nhọn của mối nối có thể bị vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng từ các chiều sâu khác nhau. Hư hỏng do vỡ có thể do lỗi của công nhân trong khi làm các mối nối ướt hoặc cắt mối nối quá sớm, các lối này chưa thể phát hiện cho tới khi đưa công trình vào sử dụng, một số ứng suất cục bộ sẽ làm cho mối nối yếu đi. Có vỡ nông và vỡ sâu. 3. Tấm bản bị lún và chuyển vị 4. Vỡ mép đường (cóc gặm): đó là hiện tượng hư hỏng két cấu mặt đường dọc theo mép đường. 5. Nứt lớn: Nứt lớn là vết nứt có bề rộng lớn hơn 5mm, các vết nứt xuát hiện dưới dạng nứt dọc, nứt ngang, nứt dạng parabol, nứt chéo ngoằn ngoèo. 6. Bong tróc (bong bật): Bong tróc là hiện tượng lớp láng mặt bị bong khỏi mặt đường do độ liên kết kém giữa lớp láng và lớp mặt đường phía dưới. 7. Ổ gà nông: ổ gà nông là những vết lõm nông, nhỏ, hình chiếc bát, có cạnh sắc và mép thẳng đứng chiều sâu < 50 mm. 8. Ổ gà sâu: là những vết lõm sâu và rộng, trong thực tế còn có tên gọi là ổ trâu. 9. Lún vệt bánh xe: Lún vệt bánh xe là hiện tượng tạo ra vết lún dài trên mặt đường dọc theo vệt bánh xe. 10. Lún lõm, lún sâu: lún lõm là diện tích mặt đường bị lún lõm cục bộ, lẻ tẻ với kích thước hạn chế, thường là lún lõm rải rác trên diện tích mặt đường. 11. Miếng vá không đúng kỹ thuật. Vá ổ gà, cao su, nứt lưới, lún vệt bánh, cóc gặm, bong tróc; xử lý nước đọng ở mặt đường, sửa chữa nhỏ. Đây là các miếng vá nhằm sửa chữa nhỏ, cục bộ lớp mặt để phục hồi hư hỏng, xử lý nước đọng ở mặt đường… Nó phản ánh điều kiện trước đây của mặt đường và bản thân nó cũng bị hư hỏng. Trong đánh giá trạng thái hư hỏng của mặt đường, miếng vá cũng được tính đến. 12. Cao su mặt đường: là phần diện tích mặt đường bị biến dạng lớn và rạn nứt dưới tác dụng của bánh xe. Khi có tải trọng xe thì lún võng xuống, khi xe đi qua lại đàn hồi trở lại gần như cũ. Kết cấu mặt đường dần dần sẽ bị phá vỡ một phần hay hoàn toàn, đôi khi bùn đất và mặt nhựa bị trồi lên. 13. Hư hỏng các bộ phận khác của đường, bao gồm các loại sau: Cây cối lấn đường, cát lấn, taluy đường đắp bị xói mòn, taluy nền đường bị sụt lở, những tác nhân phá hoại khác, và những trở ngại giao thông. 14. Hư hỏng các thiết bị an toàn giao thông của đường Các cọc tiêu, biển báo hiệu và các thiết bị phòng hộ là những bộ phận của đường phục vụ có mục đích đảm bảo an toàn giao thông. Chúng có thể bị hư hỏng vì các tai nạn, bị kẻ xấu phá hoại, bị mòn vì sử dụng quá lâu hoặc vì tác động của lượng vận chuyển. 15. Hư hỏng các công trình tiêu nước và thoát nước: đó là các rãnh thoát nước dọc đường do bị bồi lắng đất, cát và cây cỏ mọc cản trở dòng chảy của rãnh nước. III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HỎNG 1. Những nhân tố về khí hậu - Mưa khí quyển: là nhân tố quan trọng cần phải coi trọng vì nó ảnh hưởng tới sức chịu đựng của các vật liệu làm đường. Nước mưa làm cho cường độ nền đường giảm, mặt đường đất, lề đường bị xói mòn. Nước mưa đọng trên phần mặt xe chạy và thấm xuống làm cho cường độ mặt và nền đường giảm đi. - Ánh nắng mặt trời: là nhân tố có lợi cho nền đường, làm cho nền đường bền vững. Tuy nhiên bức xạ của ánh nắng mặt trời củng làm cho bê tông xi măng và bê tông nhựa bị hư hỏng. - Gió: Gió có thể có tác dụng tốt khi làm bốc nhanh hơi nước, nhưng gió tạo nên một lớp phủ bụi, cát trên mặt đường tạo ra sự trơn trượt. VTKT 2. Chất lượng của đất và các loại vật liệu xây dựng đường Chất lượng của đất và các loại vật liệu đóng một vai trò quan trọng, một mặt đối với kết cấu áo đường, một mặt với lớp chịu tác dụng của tải trọng của bánh xe. Các loại vật liệu có: Cường độ không đạt tiêu chuẩn thiết kế; Cấp phối hạt không đủ quy cách; Vật liệu không đủ sạch; Kích thước ngoại hình không đạt yêu cầu sẽ làm cho chất lượng đường kém, nhanh bị hư hỏng. 3. Chất lượng kỹ thuật của đồ án thiết kế và kỹ thuật thi công Chất lượng đồ án thiết kế kỹ thuật kém sẻ gây ảnh hưởng xấu, làm cho công trình chóng hư hỏng. Về phương diện thi công và chế tạo vật liệu, những sai sót về quy trình công nghệ thi công cũng làm cho công trình nhanh bị hư hỏng. 4. Ảnh hưởng của cường độ vận chuyển và tải trọng xe - Hiện tượng mài mòn mặt đường: Sự mài mòn tuỳ thuộc vào cường độ vận chuyển thành phần dòng xe và vào tốc độ xe. - Hiện tượng mỏi: Hiện tượng mỏi xuất hiện phổ biến ở các đường nhựa, do sự không liên tục trong cấp phối của vật liệu và sự diển biến khác nhau giữa một bên là móng đường và nền đường với một bên là lớp trên mặt đường. Sự mỏi là do lực thẳng đứng và các lực kéo nén tác dụng lên kết cấu mặt đưòng. - Tác động của tải trọng xe tới độ bền của kết cấu nền-mặt đường: Về nguyên lý, tổ hợp gồm: tải trọng trục + bánh xe + mặt đường giữ vai trò quyết định đến độ bền và tuổi thọ của kết cấu mặt đường. Trong đó toàn bộ tải trọng chất lên xe được phân bố lên trục để thông qua bánh xe truyền trực tiếp tải trọng xuống mặt đường và sẽ gây hư hỏng đối với kết cấu mặt đường. 5. Nhân tố về con người: Con người vừa là chủ thể Xây dựng-sử dụng-bảo quản những tuyến đường. Song chính con người lại là tác nhân gây nên những hư hỏng của đường do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết. Chẳng hạn chủ phương tiện và lái xe chở hàng quá tải trọng cho phép, người nông dân đào rãnh ngang đường để tát nước, phơi và đốt rơm rạ trên mặt đường, lề đường, lấn chiếm lòng đường, lề đường và còn nhiều hành động khác của con người làm cho đường nhanh chóng bị hư hỏng. IV. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC PHỤC HƯ HỎNG CỦA CÔNG TRÌNH Qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp chính sau đây: 1. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật giao thông đường bộ trong toàn xã hội và đặc biệt được đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông. 2. Phát động phong trào “Em yêu đường bộ quê em” cho học sinh lớp 5 của các trường Tiểu học và học sinh các trường Trung học cơ sở. 3. Xây dựng nếp sống Văn hóa giao thông. 4. Xã hội hóa xây dựng và quản lý đường giao thông. 5. Xây dựng hoàn thiện Cơ chế tổ chức quản lý khái thác công trình giao thông. 6. Lập quỹ bảo trì đường bộ. VTKT 7. Các cơ quan chức năng và đơn vị quản lý khai thác công trình giao thông cung cấp số điện thoại nóng. 8. Nâng cao chất lượng của Hồ sơ thiết kế và năng lực thi công. 9. Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên và định kỳ tình trạng đường. 10. Kịp thời sửa chữa khắc phục các hư hỏng. V. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HƯ HỎNG CỦA CÔNG TRÌNH Mặt đường bị hư hỏng nặng Các ổ gà lớn trên mặt đường Cọc tiêu bị đổ gãy Mặt đường bị lún cao su VI. KẾT LUẬN Trên đây chúng tôi mới trình bày có tính chất cơ bản nhất các hư hỏng và những giải pháp, chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân của từng hư hỏng và các biện pháp cụ thể cho từng giải pháp. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập đến và phân tích một các cụ thể hơn. Tài liệu tham khảo [1]. Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện-Nhà xuất bản xây dựng 2005. [2]. Lê Minh Cần (chủ biên). Chiến lược kinh doanh và Kế hoạch hóa xây dựng- Nhà xuất bản Giao thông vận tải 2006. [3]. BCEOM – CEBTP Đường Ô tô trong các vùng nhiệt đới và sa mạc tập 3 – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 1994♦ . loại theo phương thức vận tải bao gồm 5 loại: Công trình đường bộ; Công trình đường sắt; Công trình đường thủy; Công trình hàng không và Công trình đường ống. Riêng đối với Công trình đường bộ. thi công. 9. Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên và định kỳ tình trạng đường. 10. Kịp thời sửa chữa khắc phục các hư hỏng. V. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HƯ HỎNG CỦA CÔNG TRÌNH Mặt đường bị hư hỏng. hư ng xấu, làm cho công trình chóng hư hỏng. Về phương diện thi công và chế tạo vật liệu, những sai sót về quy trình công nghệ thi công cũng làm cho công trình nhanh bị hư hỏng. 4. Ảnh hư ng