1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN “GÚT” potx

7 387 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 243,96 KB

Nội dung

RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN “GÚT” NHÂN 77 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH Nguyễn Thị Phượng (*) Lê Thị Tuyết Nhung (**) và cs SUMMARY Serum total Cholesterol (CHO), HDL-cholesterol (HDL-C), Triglycerid (TG) were measured on 58 normal subjects (control) and 77 gouty patients at HTO. Our results showed that: The number of young patients in our report was rather higher than those found in previous reports (27.27 % of the patients with age less than 40). Patients had significantly higher cholesterol, triglycerid, the CHO/HDL-C ratio and lower HDL than control group. Hyperlipemia was the most commun accompaning abnormal laboratory test (84.41%). The prevalence of high triglycerid on gouty patients was 79.21%. Type IV of Fredrickson classification was the most commun disturbance (57.14 %). Based on the results, we conclude that the mesurement of Lipid Profile would be helpful for assessment of coronary risks on gouty patients. ĐẶT VẤN ĐỀ Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa Purin trong cơ thể làm tăng Uric Acid máu. Bệnh thường xảy ra ở nam giới, được biểu hiện bởi các đợt tấn công cấp tính hoặc tái phát trên những khớp bị đau, tích đọng tinh thể Urate. Trong điều kiện phát triễn kinh tế như hiện nay, do mức sống người dân được nâng cao nên chế độ ăn giàu protein hơn và những thức ăn có chứa hàm lượng Purin cao đã góp phần làm tăng tỷ lệ người bị Gout. Rối loạn chuyển hóa Uric Acid trên bệnh nhân Gout thường đi kèm với rối loạn chuyển hóa Lipid và Glucose. Đây cũng là 3 hội chứng rối loạn chuyển hóa thường gặp ở bệnh nhân béo phì. Vì thế khảo sát nồng độ Lipid huyết tương ở bệnh nhân Gout là một việc cần thiết góp phần vào việc phát hiện và điều trị toàn diện cho người bệnh tránh những biến chứng tim mạch về sau. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm hiểu rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân Gout đang điều trị tại BVCTCH, một bệnh lý có ít nhiều liên quan đến Xơ Mỡ Động Mạch. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Đối tượng:  Gồm 2 nhóm:  Nhóm Chứng: gồm 58 người khỏe mạnh không bị Gút thuộc diện Kiểm Tra Sức Khỏe tại Trung Tâm Y Tế Quận I (độ tuổi khoảng 40 tuổi).  Nhóm Gút: gồm 77 người điều trị tại BV Chấn Thương Chỉnh Hình từ 11- 2005 đến 4 -2006. (*) CN, Khoa Xét nghiệm, BV. CTCH, TP. HCM. (**) Bác sĩ Khoa Khớp, BV. CTCH, TP. HCM. Phương pháp:  Máu tĩnh mạch được lấy vào buổi sáng cách bữa ăn tối hôm trước 12 h  Thực hiện các thử nghiệm:  Uric Acid (UA) : phương pháp Uricase Colorimetric  Cholesterol TP (CHO) : phương pháp CHOD-PAP  Triglyceride (TG) : phương pháp GPO-PAP  HDL-Cho (HDL-C) : phương pháp Homogeneous Enzymatic Colorimetric.  Tính tỷ số sinh Xơ Mỡ: CHO / HDL-C Các thử nghiệm được thực hiện với thuốc thử của Hãng Roche Diagnostic trên máy Sinh Hoá tự động Hitachi 902. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS với Test kiểm Anova.  Tham vấn bệnh nhân và ghi nhận các thông số: tiền sừ bệnh, bệnh lý kèm theo, đo vòng eo và vòng hông của bệnh nhân để khảo sát tình trạng béo phì trung tâm qua tỷ số AGR (Abdominal Gluteal Ratio).  Các tiêu chuẩn đánh giá:  Béo phì trung tâm: tỉ lệ vòng eo/vòng hông (AGR) >0,95 ở nam hoặc > 0,85 ở nữ.  Uric Acid máu tăng khi > 7 mg% đối với nam và > 57 mg% đối với nữ.  Rối loạn chuyển hoá Lipid: XN BÌNH THƯỜNG RỐI LOẠN Cholesterol(CHO) mg/dl < 240 > 240 Triglicerid (TG) mg/dl < 200 > 200 HDL-C (HDL) mg/dl # 40 < 40 Tỷ số sinh Xơ Mỡ (CHO/HDL) < 4,5 >4,5 KẾT QUẢ Phân bố theo tuổi: 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 20-30 31-40 41-50 51-60 >=61 Tỷ lệ % Nhận xét: Độ tuổi gặp nhiều nhất là 41-50 ( 32,46%), độ tuổi < 40 chiếm tỷ lệ 27,27%. Tuổi thấp nhất 22, tuổi cao nhất 74. Phái tính: 5% 95% Nam Nữ Bệnh đi kèm:  Rối loạn chuyển hoá Lipid: 65 người – 84,41% (rối loạn thực sự). 70 người – 90,90% (rối loạn thực sự + nguy cơ bị rối loạn).  CHA : 17 người - 22,07%.  Tiểu đường : 03 người - 03,89%.  Sỏi thận : 01 người - 01,29%.  Lao : 01 người - 01,29%. Nhận xét: Trong số các bệnh đi kèm , thường gặp nhất là Rối loạn chuyển hoá Lipid, k ế đó là Cao huyết áp. Liên quan đến béo phì trung tâm:  Nam : 18 /73 người có tỷ số vòng Eo/vòng Mông > 0,95.  Nữ : 2/ 4 người “ > 0,85. Nhận xét: tỷ lệ béo phì trung tâm ở nhóm Gút là 20/77 người chiếm tỷ lệ 25,97%. Bảng 1: nồng độ UA (nam) trên bệnh nhân Gút so sánh với nhóm chứng. Nhóm Chứng Nhóm Gout XN (mg%) x SD n x SD n Uric Acid (mg%) 5,06 1,16 40 10,05 2,06 73 Nhận xét: Nồng độ UA trong nhóm Gút cao hơn so với nhóm chứng (F:198,95; P<0,05). Bảng 2: nồng độ CHO, TG, HDL và tỷ số sinh Xơ mỡ CHO/HDL trên bệnh nhân Gút so sánh với nhóm chứng. Nhóm Chứng Nhóm Gút Test kiểm Anova XN (mg%) x SD n x SD n F Sig CHO 183,24 28,43 58 223,41 48,22 77 31,86 .000 HDL 51,38 11,33 58 45,93 12,14 77 7,043 .009 TG 109,25 41,55 58 359,07 202,11 77 85,73 .000 CHO/HDL 3,74 1,04 58 5,36 3,11 77 14,446 .000 Nhận xét:  Nồng độ CHO, TG, và tỷ số sinh XM (CHO/HDL) trong nhóm Gút cao hơn so với nhóm chứng.  Nồng độ HDL-C trong nhóm Gút thấp hơn so với nhóm chứng. Bảng 3: Tần suất rối loạn Lipid máu trong nhóm Gút: CHO TG HDL-C CHO/HDL-C > 200mg/dl > 200mg/dl < 40 mg/dl > 4,5 66,23 % 79,21 % 31,16 % 61,03 % Bảng 4: Tần suất các kiểu rối loạn lipid máu theo phâ n loại FREDRICKSON: Bình thường Tăng CHO đơn thuần (Type IIa ) Tăng hổn hợp (CHO + TG) (Type II b) Tăng TG đơn thuần (Type IV ) 15,58% 5,19% 22,07% 57,14% Bảng 5: Khảo sát tần suất tăng UA tương quan với TG. UA TG < 200 mg/dl TG > 200 mg/dl Tổng cộng Nhóm 1 (7 - 9 mg/dl) 8 (30,76 %) 18 (69,23 %) 26 (100 %) Nhóm 2 (> 9 mg/dl ) 6 (13,04 %) 40 (86,95 %) 46 (100 %) Bảng 6: Tần suất các kiểu rối loạn lipid máu trên những trường hợp có HDL –C và tỷ số sinh XM bất thường. Bình thường Type IIa Type IIb Type IV HDL-C <40 mg% ( 24 ca ) 1 (4,16%) 0 (()%) 6 (25 %) 17 (70,83%) Bình thường Type IIa Type IIb Type IV Tỷ số sinh Xơ Mỡ >4,5 ( 47 ca ) 2 (4,25 %) 2 (4,25 %) 19 (40,42 %) 24 (51,06 %) BÀN LUẬN Về đặc điểm nhóm nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 41 – 50 (32,40%) phù hợp với mộ số tác giả trong nước như: Lê Anh Thư (1998) là 30%; Nguyễn Thu Giang (2003) là 57,1%. Ở độ tuổi < 40, chúng tôi có 21 bệnh nhân (27,27%) với tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 22, đây có lẽ tuổi nhỏ nhất thấp hơn so với các nghiên cứu khác (2,10,13) điều này cho thấy càng ngày Gút không còn là bệnh của tuổi trung niên nửa mà có thể là mối đe dọa cho cả những người trẻ có lối sống thụ động, chế độ ăn thừa chất béo và đạm. Về phái tính, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, tỷ lệ nữ vẫn ít hơn (5,19%) phù hợp y văn và các nghiên cứu khác ( 8,10,11,13) . Tuy nhiên theo công trình nghiên cứu của tác giả Yu KH trên 1079 bệnh nhân Gút tạI Taiwan (8) từ 1993 – 2000 thì tỷ lệ nữ mắc bệnh Gút có tăng so vớI các nghiên cứu trước đó (8%). Liên quan đến béo phì : Béo phì và Gout đều có bệnh cảnh tương tự do chế độ dinh dưỡng quá thừa vì thế nhiều nghiên cứu cũng đề cập đến liên hệ này (2,5,15). Số liệu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ béo phì trung tâm thông qua tỷ số vòng eo/vòng mông (AGR) chiếm tỷ lệ 25,97%. Về các bệnh lý khác đi kèm: Ghi nhận qua nghiên cứu của chúng tôi, rối loạn Lipid máu là bệnh lý đi kèm thường gặp nhất (84,41%), kế đó là Cao Huyết Áp (22, 07%), các bệnh lý của hội chứng rối loạn chuyển hóa thường để lại những hậu quả nặng nề trên tim mạch. Rối loạn chuyển hóa Lipid ở bệnh nhân Gút: Kết quả rối loạn chuyển hóa Lipid trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số tác giả trong nước:  Nguyễn t Kim Thủy 1998 53%.  Vũ đình Hùng 2001 45%.  Lê Anh Thư 2001 70%.  Nguyễn Thu Giang 2003 69,60%.  Nguyễn Thị Phượng 2006 84,41%. Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa Lipid của chúng tôi ghi nhận được cao hơn các tác giả khác có thể do thời gian thực hiện gần đây nhất (2006) những thay đổi về chế độ ăn và dinh dưỡng của người dân ngày một nhiều béo và đạm hơn nữa. Trong điều kiện đời sống vật chất được nâng cao, ý thức về một chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh và có sức khỏe tốt chưa được phổ cập trong mọi người đó là những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ người mắc các bệnh thuộc hội chứng rối loạn chuyển hóa trong đó có Gout. Qua Bảng 3 cho thấy cụ thể: tăng TG 79,21%, tăng CHO 66,23%, giảm HDL-C. Trong đó tăng TG là đặc điểm nổi bật nhất của rối loạn chuyển hóa Lipid ở bệnh nhân Gút. Số liệu của chúng tôi phù hợp một số tác giả trong nước: Lê Anh Thư (2001), Nguyễn thu Giang (2003) và phù hợp các tác giả ngoài nước khác (5,6,7,9,15) :  Với phân loại các kiểu rối loạn chuyển hóa Lipid theo Fredrickson (3) , kết quả của chúng tôi cho thấy Type IV chiếm tỷ lệ cao nhất (57,14%) kế đó là Type II b (22,07%), điều này đã được y văn và một số công trình nghiên cứu đề cập đến: TÁC GIẢ Type IV Type IIb Type II a Jiao S (1986) 69 % 15 % 13 % Nguyễn Thu Giang (2003) 35,7 % 25 % 3,6 % Nguyễn Thị Phượng (2006) 57,14 % 22,07 % 5,19 % So sánh 2 nhóm bệnh nhân: nhóm 1 có UA từ 7-9 mg% và nhóm 2 có UA > 9mg%, ghi nhận tỷ lệ TG > 200 mg% ở nhóm 1 (69,23%) thấp hơn tỷ lệ TG > 200 mg% ở nhóm 2 (86,95%). Phải chăng có sự liên quan giữa nồng độ UA máu và tỷ lệ rối loạn TG trên bệnh nhân Gút, tuy trong nghiên cứu của chúng tôi liên quan này không tương quan thuận nhưng đây là một điểm cần lưu ý trong những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.  Khảo sát khu trú trên nhóm bệnh nhân có HDL<40mg% và nhóm bệnh nhân có tỷ số sinh Xơ Mỡ > 4,5: ghi nhận kiểu rối loạn Lipid thường gặp vẫn là Type IV (Bảng 6). Điều này càng cho thấy nhìn chung rối loạn Lipid ở bệnh nhân Gout thuộc Type IV (tăng TG đơn thuần). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu , chúng tôi ghi nhận trên 77 bệnh nhân Gút tại BVCTCH:  Bệnh Gút thường gặp ở nam (19:1), độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 41-50 (32,46%). Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu là 22, đây là điểm cần lưu ý vì người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh này.  Ghi nhận tỷ lệ béo phì trung tâm qua tỷ lệ vòng eo/vòng mông (AGR) là 25,97%.  Rối loạn Lipid máu là một bệnh lý phổ biến nhất thường gặp ở bệnh nhân Gút (84,41%). Trong các thành phần Lipid huyết tương, tần suất tăng Triglycerid chiếm tỷ lệ cao (79,21%), kiểu rối loạn thường gặp nhất là Type IV theo phân loại của Fredrickson.  Nên thực hiện thử nghiệm Nhóm Mỡ (TG, CHO, HDL, LDL) thường qui cho bệnh nhân Gút để từ đó chú ý điều trị những biến chứng tim mạch có thể xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TATE G.A (1998): “Gout”, Clinical and laboratory features – Primer on rheumatic diseases, 213-215. 2. Michael G. Cohen & Bryan T Emmerson: “Gout”, Rheumatology by Klippel and Dieppe. 1-3. 3. Đỗ Đình Hồ (1994): “Lipid và Rối loạn chuyển hoá Lipid với bệnh tim mạch”, Tạp chí Y học. Trường Đại Học Y Dược TP HCM, số 1. 4. Đỗ Đình Hồ (1995): “Chuyên đề hoá sinh lâm sàng”, Tạp chí Y học, Trường Đại Học Y Dược TP HCM, số 4. 5. Bryan Emmerson (1998): “Hyperlipidaemia in hyperuricaemia and gout”, Annals of the Rheumatic diseases. 6. Struthers GR (1983): “Musculoskeletal disorders in patients with hyperlipidaemia”, Ann Rheum Dis 7. Rondier J., Cayla J. (1997): “Hyperlipemias and their manifestations in the rheumatological spherel”, Sem Hop, PMID: 194331. 8. Yu KH, Luo SF: “Young age of onset of gout in Taiwan”, Rheumatology Oxford 2003. 9. Matsubara K. (1989): “Relationship between hypertriglyceridemia and uric acid production in primary gout”, Metabolism, PMID 2739579. 10. Lê Thị Tuyết Nhung: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số chỉ tiêu đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân Gout tại BVCTCH (2004 – 2005)”, Luận văn chuyên khoa II, Chuyên ngành Nội Khoa. 11. Lê Anh Thư và cs: “Đặc điểm của các bệnh viêm khớp Gout tại BV Chợ rẩy 1999 – 2001”. Báo cáo tại HN Thấp Khớp Học toàn quốc năm 2002, Hội Thấp Khớp Học VN. 12. Nguyễn Kim Thủy (1998): “Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa bệnh Gout với một số bệnh nộI khoa khác”, Tạp chí Y học thực hành , số 5 Bộ Y tế. 13. Nguyễn Thu Giang: “Rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân viêm khớp Gout”, Luận văn Thạc sĩ Y học –2004. 14. Zeng Q, Wang Q (2003): “Primary gout in Shantou: a clinical and epidemiological study”, Chin Med J., PMID 12667391. 15. Jiao S., Kameda K (1986): “Hyperlipoproteinaemia in primary gout: hyperlipoproteinaemic phenotype and influence of alcohol intake and obesity in Japan”, Ann Rheum Dis. 16. Yu TF (1989): “Lipid studies in primary gout”. Mt Sinai J med. PMID 2784177. . người bị Gout. Rối loạn chuyển hóa Uric Acid trên bệnh nhân Gout thường đi kèm với rối loạn chuyển hóa Lipid và Glucose. Đây cũng là 3 hội chứng rối loạn chuyển hóa thường gặp ở bệnh nhân béo phì RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN “GÚT” NHÂN 77 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH Nguyễn Thị Phượng (*) Lê. Phái tính: 5% 95% Nam Nữ Bệnh đi kèm:  Rối loạn chuyển hoá Lipid: 65 người – 84,41% (rối loạn thực sự). 70 người – 90,90% (rối loạn thực sự + nguy cơ bị rối loạn) .  CHA : 17 người -

Ngày đăng: 06/08/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN