HỌC HÁT: Bài VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA Theo điệu Lí con sáo Gò Công Dân ca Nam Bộ Đặt lời mới: Hồng Lân I.. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hiểu Lí là những bài dân ca ngắn gọn, thường đư
Trang 1HỌC HÁT: Bài VUI BƯỚC TRÊN
ĐƯỜNG XA
Theo điệu Lí con sáo Gò Công
(Dân ca Nam Bộ)
Đặt lời mới: Hồng Lân
I MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hiểu Lí là những bài dân ca ngắn gọn,
thường được xây dựng từ những câu thơ lục bát
- Biết hát bài hát và nghe một vài điệu Lí khác
2- Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu, tiết tấu bài "Vui bước
trên đường xa"
- Thể hiện đúng các từ có dấu luyến
3- Thái độ: - Yêu thích các bài hát dân ca, đặc biệt là
các bài dân ca Nam Bộ - có ý thức gìn giữ
Trang 2bản sắc văn hố của dân tộc, cụ thể là các bài dân ca truyền thống
II CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 6
- Luyện tập dân ca ba miền- NXB
Âm nhạc Tp Hồ Chí Minh 1999
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, bảng nhạc, thanh phách, băng mẫu, song loan
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 6
- Tập ghi nhạc, thanh phách, song loan
3 Kiểm tra bài cũ: 1- Nêu tên các loại hình nốt và mối
quan hệ giữa chúng
2- Nêu cách viết các hình nốt trên khuông nhạc
III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Trang 31- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới
GV
HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS đọc bài viết trong SGK
- Đọc bài viết trong SGK để hiểu sơ bộ
về Lí
1- Lí là gì? - Lí là những bài
dân ca ngắn gọn, giản dị thường được xây dựng từ những câu thơ lục bát
Trang 4- Lí là những
bài dân ca ngắn
gọn, mộc mạc
thường được
xây dựng từ
những câu thơ
lục bát
- Lí là gì?
- Đó là những câu thơ lục bát nào?
- Nêu các câu thơ trong SGK
- Cho HS nghe trích đoạn các điệu Lí
- Lắng nghe và nhận diện các bà Lí quen thuộc: Lí cây bông, Lí ngựa ô, Lí chiều chiều
- Em còn biết các bài Lí nào khác?
- Lí con chuột, Lí đĩa bánh bò, Lí hái
ổi Lí cây xanh
Trang 52- Bài hát
"Vui bước trên
đường xa"
Bài "Vui bước trên đường xa"
được đặt lời mới dựa theo làn điệu bài Lí nào?
- Dựa trên làn điệu bài Lí con sáo Gò Công, có nguồn gốc
ở huyện Gò Công Đông - Tiền Giang
- Bài hát dựa
trên làn điệu
bài Lí con sáo
Gò Công
- Bài hát nói
lên lòng quyết
tâm và sự tự
tin, yêu đời
- Các bài Lí thường biểu hiện tình cảm như thế nào?
- Thường nhẹ nhàng, có tính chất giải bày tâm sự
- Bài hát "Vui bước trên đường xa" có nội dung
gì?
- Bài hát có tính lạc quan, yêu đời và sự quyết tâm
Trang 6Nội dung 2:
Học hát
- Yêu cầu HS đọc lời ca bài hát
- Đọc lời ca bài hát
- GV hát mẫu lời
cổ và lời bài
"Vui bước trên đường xa"
- Lắng nghe và cảm thụ
- Những từ nào trong bài được luyến?
- Từ "trưng" và
"quyết"
- Cho HS chia câu hát và đánh dấu chỗ lấy hơi
- Đánh dấu các câu
và chỗ lấy hơi trong bài hát
Trang 7- Trong bài có dấu nhắc lại và khung thay đổi
- Cần chú ý thực hiện đúng lời hiệu
âm nhạc: hát 2 lần, lần 2 bỏ qua khung thay đổi số 1
- GV đệm đàn cho HS tập hát từng câu đến hết bài
- Tập hát từng câu ngắn theo đàn
- Đệm đàn cho
HS hát tồn bài
- Hát tồn bài theo đàn
- Chia nhóm, luyện tập
- Luyện hát theo nhóm, tổ
- Tổ chức hát +
gõ phách, song loan
- Hát kết hợp gõ phách, song loan
- Gọi HS hát -
GV nhận xét
- Hát theo nhóm, cá nhân
Trang 8- Cho HS vận động, vừa hát vừa vỗ tay
- Đứng hát, vỗ tay theo nhịp chú ý tư thế thoải mái
- Chia nhóm:
Nhóm thể hiện song loan, nhóm hát và ngược lại
- Thực hiện nhiệm
vụ theo từng nhóm
- Cho cả lớp hát + song loan
- Cả lớp hát kết hợp
gõ song loan
Trang 9* Đánh giá kết quả học tập:
- Đa số hát đúng nhịp, phách còn vài HS chưa thực hiện đúng các từ được luyến
IV HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Tập hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
bài Vui bước trên đường xa
- Chép bài hát vào tập ghi nhạc
- Trả lời câu hỏi số 1 trang 16 SGK
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu xem: + Nhịp, phách là gì?
+ Tác dụng của nhịp, phách trong âm nhạc
- Tìm hiểu ý nghĩa, tính chất của nhịp 24 ?
V RÚT KINH NGHIỆM:
- Tìm hiểu vè các bài Lí có thể cho HS hát các làn điệu dân ca nam bộ mà HS biết
Trang 10- Cho HS tự đặt lời mới dựa trên làn điệu
Lí con sáo Gò Công