1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

10 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 456,62 KB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Trang 1

82

T ăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

TS Bùi Đại Dũng*

, ThS Ph ạm Thu Phương*

Trung tâm Nghiên c ứu Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Nhận ngày 08 tháng 9 năm 2008

Tóm tắt Quan điểm "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay

trong từng bước phát triển" [1] nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

là một định hướng đúng đắn bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam Nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết phân tích về nội dung chính trị, triết học, kinh tế - xã hội của định

hướng này Để góp phần làm rõ khái niệm “công bằng xã hội” trong bối cảnh phát triển bền vững, bài viết cung cấp một số minh chứng định lượng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội, với một số nhận định: (i) Công bằng xã hội phải bảo đảm khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân đối với xã hội; (ii) Việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cho nhóm nghèo mang ý nghĩa kinh tế quan trọng (không đơn thuần mang tính đạo đức) Đó là chi phí cần thiết và hiệu quả nhằm bảo đảm mức toàn dụng lao động xã

hội đồng thời hạn chế những tổn hại cho xã hội trong tương lai; (iii) Nhóm giàu cần được khuyến khích làm giàu chính đáng với tư cách là nhóm đầu tàu thúc đẩy xã hội phát triển đi đôi với việc

ngăn ngừa hành vi làm giàu bất chính, trong đó có hành vi trục lợi từ ngoại ứng tiêu cực

Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống

nhất là sự tăng sản lượng thực tế của một nền

kinh tế trong một khoảng thời gian Thước đo

phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình

quân đầu người trong một năm Một số nước sử

dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng

trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc

gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia); NNP (sản

phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc

gia ròng) (Các chỉ số trên thường được tính

*

Tác gi ả liên hệ ĐT: 84-4-37547123

E-mail: dungbd@vnu.edu.vn

trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu chí bình quân trên đầu người)

Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế được thừa nhận khá thống nhất, khái niệm công

bằng xã hội (CBXH) còn nhiều ý kiến tranh

luận và được diễn giải bằng nhiều khái niệm khác nhau Ngân hàng Thế giới cho rằng

CBXH là "công b ằng trong các cơ hội cho mọi

ng ười” Có khái niệm nhấn mạnh CBXH là

công bằng trong các quan hệ “giữa cá nhân/xã

h ội, và giữa các cá nhân về cống hiến/hưởng

th ụ, quyền lợi/nghĩa vụ” Có khái niệm khác thì

cho rằng CBXH: “là các giá trị định hướng cho

quan h ệ giữa các thành viên trong cộng đồng

v ề vật chất và tinh thần”

Các khái niệm trên đều có giá trị làm rõ nội dung của CBXH Tuy nhiên, sự đa dạng của các khái niệm cho thấy CBXH được đánh giá trên

Trang 2

cơ sở các yếu tố định tính từ nhiều góc độ khác

nhau Các tiêu chí định tính này chịu ảnh hưởng

lớn của các yếu tố tập quán, tâm lý xã hội và có

thể đưa tới các kết quả rất khác biệt từ các đối

tượng đánh giá khác biệt Đây là một hạn chế

của việc sử dụng các khái niệm trên trong bối

cảnh có sự chênh lệch khá xa về trình độ nhận

thức, tập quán xã hội, hệ thống pháp luật giữa

các nước trên thế giới hiện nay

Để một quốc gia có thể vươn lên trong một

thế giới phát triển sôi động như hiện nay thì

phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu tất yếu

CBXH trong mọi khía cạnh phải có ảnh hưởng

tích cực đến sự phát triển nhanh và bền vững

Không công bằng đến mức độ nhất định chắc

chắn gây ra phản ứng tiêu cực từ các đối tượng

chịu thiệt và hạn chế sự phát triển dài hạn của

xã hội Không công bằng còn phát sinh những

ảnh hưởng tiêu cực từ phía các đối tượng được

lợi quá nhiều theo quy luật hiệu suất giảm dần

và cuối cùng cũng hạn chế sự phát triển dài hạn

của đất nước Từ quan điểm trên, bài viết này

xin đưa ra khái niệm về CBXH như sau:

CBXH là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên xã hội có và được

thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội để

khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn

chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân

cho xã hội trong dài hạn

Theo khái niệm nêu trên, CBXH có quan hệ

mật thiết với sự phát triển bền vững và sự phát

triển bền vững được xác định trên cơ sở đóng góp

tối đa và gây hại tối thiểu của mỗi thành viên đối

với xã hội trong dài hạn Để làm rõ cơ sở của lập

luận này, xin cung cấp một số bằng chứng sau đây

về mối quan hệ giữa tăng trưởng và mức dịch

chuyển thu nhập của các nhóm dân trong thực tế

phát triển ở một số nước trên thế giới

Những bằng chứng được trình bày sau đây là các kết quả nghiên cứu quá trình phát triển của 75

nước trên thế giới giai đoạn 1980 - 2000, được

tính toán từ số liệu gốc lấy từ báo cáo Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) các năm 1987 - 2006

Biểu đồ sau thể hiện mối quan hệ giữa tăng

trưởng và khoảng cách giàu - nghèo trong xã

hội của 75 nước trong giai đoạn 1980-2000, trong đó khoảng cách giàu - nghèo được tính

bằng số lần của mức thu nhập giữa 10% dân số

có thu nhập cao nhất và 10% dân số có thu nhập

thấp nhất trong xã hội Tốc độ tăng trưởng lấy con số trung bình năm của 20 năm

Tăng trưởng và khoảng cách giàu-nghèo

-2.0 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0

Kho ảng cách giàu nghèo, lần

T ă

r ư ở

Hình 1 Quan hệ giữa tăng trưởng và khoảng cách

giàu nghèo (Ngu ồn: TLTK 12)

Hình 1 cho thấy quan hệ giữa khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và tốc độ tăng trưởng trong dài hạn có đặc trưng đáng lưu ý Những

nước có mức tăng trưởng cao nhất đều có khoảng cách giàu - nghèo trong khoảng 8 đến

25 lần Trong khi đó, khá nhiều nước có khoảng cách giàu - nghèo thấp hơn (dưới 8 lần) và tất cả

những nước có khoảng cách giàu - nghèo cao hơn (trên 25 lần) đều có tốc độ tăng trưởng thấp

Thực trạng này đặt ra một câu hỏi, phải

chăng khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo quá

nhỏ hoặc quá lớn đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét mối quan hệ giữa sự chuyển dịch thu

nhập của từng nhóm dân đối với tăng trưởng trong giai đoạn này

Từ số liệu về thu nhập của các nhóm dân ở các nước giữa các lần điều tra cách biệt trong WDI các năm, ta tính được mức chuyển dịch thu nhập của các nhóm giàu (10% giàu nhất) và

Trang 3

nhóm nghèo (10% nghèo nhất) trung bình hàng

năm giữa hai lần khảo sát (Mức thu nhập của

nhóm dân được tính bằng % của GDP Loại bỏ

những nước thiếu số liệu, còn lại 50 nước có số

liệu tương đối đầy đủ) Xác định mối quan hệ

giữa sự chuyển dịch thu nhập nhóm với tốc độ

tăng trưởng GDP trung bình mỗi nước của cả

giai đoạn, ta có các biểu đồ sau:

a) Quan h ệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm giàu và t ăng trưởng

Đồ thị trong Hình 2 từ trái qua phải cho

thấy trong hầu hết các trường hợp, tăng trưởng

có quan hệ thuận chiều với chuyển dịch thu

nhập của nhóm giàu, nghĩa là tăng trưởng làm

thu nhập của nhóm giàu tăng lên và ngược lại

Điều này cũng có thể được giải thích rằng nhóm

giàu có thu nhập tăng lên đồng thời với những

đóng góp của nhóm giàu có vai trò động lực,

sáng tạo kích thích kinh tế phát triển

THU NHËP cña NHãM GIµU Vµ T¡NG TR¦ëNG

0 2 4 6 8 10

-3.0 -2.0 -1.0 0.0 1.0 2.0 3.0 DÞch chuyÓn thu nhËp cña Nhãm 10% giµu nhÊt, %

Hình 2 Quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của

nhóm giàu và tăng trưởng (Nguồn: TLTK12)

Đáng chú ý là phần cuối bên phải của đường biểu đồ thể hiện mối quan hệ đảo chiều

(bắt đầu từ khoảng 0,8 trên trở về bên phải trên

trục hoành) Đây chính là trường hợp những

nước có nhóm giàu mà hàng năm, mức thu

nhập của họ tăng nhanh nhất (nhóm giàu được

lợi nhiều nhất) trong khi tốc độ tăng trưởng của

những nước này dừng ở mức khá hạn chế Như

vậy, khi vượt qua một mức nhất định, thu nhập

của nhóm giàu nhất sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực

đến tăng trưởng

Nhóm giàu nhất có thể có những nhà kinh doanh giỏi, làm ăn chân chính; đồng thời có thể

có cả những quan chức tham nhũng hoặc các doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt với quan

chức chính phủ mà một số quốc gia gọi là các doanh nghiệp thân hữu Những cá nhân làm giàu một cách bất chính này có thể gây nhiều hệ

quả có tác động tiêu cực cho sự phát triển quốc gia Rất khó xác định được tỷ lệ của những

người làm giàu chân chính và làm giàu phi pháp trong nhóm cực giàu ở mỗi nước, tuy vậy, tốc

độ giàu lên quá nhanh của một nhóm nhỏ trong

xã hội là một dấu hiệu đáng lo ngại của nền kinh tế và có thể còn là một dấu hiệu đáng lo

ngại của thể chế đất nước ấy

Xếp loại các nước theo tiêu chí giảm dần

của mức chuyển dịch thu nhập nhóm giàu

trong 50 nước có 33 nước mà thu nhập của nhóm giàu không đổi hoặc tăng lên và 17 nước

có nhóm giàu bị giảm thu nhập Phân đôi hai nhóm nước này, ta được 4 nhóm như sau:

Bảng 1 Bốn nhóm nước xếp theo thứ tự

giảm dần mức chuyển dịch thu nhập

của nhóm giàu (Nguồn: TLTK 12)

Nhóm

nước Slượng ố Mthu nhức chuyển dịch ập, % Mtăng ức

trưởng,

% NG1 16 1,800 đến 0,388 2,96 NG2 17 0,386 đến 0,000 3,18 NG3 8 - 0,111 đến - 0,413 3,01 NG4 9 - 0,420 đến - 2,320 2,54

Bảng 1 cho thấy nhóm thứ nhất (NG1) tập trung các quốc gia có nhóm giàu lên nhanh nhất (hàng năm thu nhập của nhóm giàu tăng từ 0,38% đến 1,8%) Tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước trong nhóm chỉ đạt 2,96%

Nhóm nước thứ hai (NG2) mức chuyển dịch thu

nhập của nhóm giàu thấp hơn (từ không tăng đến 0,386%), nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,18%, cao hơn nhóm NG1 và là nhóm

có tốc độ tăng trưởng cao nhất (xem Bảng 1)

Nhóm thứ ba (NG3) là những nước có nhóm giàu bị giảm thu nhập từ 0,11% đến

Trang 4

0,41% hàng năm GDP bình quân của nhóm

này là 3,01%, tuy thấp hơn nhóm NG2 nhưng

cao hơn nhóm NG1 Nhóm cuối cùng (NG4) là

những nước có nhóm giàu bị giảm thu nhập

nhiều nhất và cũng là những nước có tốc độ

tăng trưởng thấp nhất Nhóm giàu bị giảm thu

nhập từ 0,42% đến 2,32% hàng năm Tăng

trưởng trung bình của nhóm này chỉ đạt 2,54%

hàng năm (xem Bảng 1)

Tóm lại, thiếu công bằng liên quan tới nhóm giàu thể hiện trong hai trường hợp chính,

đó là (i) công lao không được đền bù thỏa đáng,

tiềm năng không được phát triển (có thể gọi là

nhóm giàu chịu thiệt), hoặc (ii) thu nhập do đặc

quyền, đặc lợi quá lớn so với công lao đóng góp

cho xã hội (có thể gọi nhà nhóm giàu được lợi)

Số liệu trên cho thấy thu nhập của nhóm giàu

nhất tăng lên quá nhanh (NG1) hoặc giảm sút

quá nhiều (NG4) đều xảy ra ở các nước có mức

tăng trưởng thấp trong dài hạn Nhóm giàu nhất

cũng có thể gọi là nhóm giàu tiềm tăng trong xã

hội với mức độ đóng góp có vai trò động lực

thúc đẩy nền kinh tế Thu nhập của nhóm này

giảm đồng nghĩa với nền kinh tế sa sút là điều

dễ hiểu Tuy vậy, khi nhóm này được lợi quá

lớn dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển

của nền kinh tế là điều cần được đặc biệt lưu

tâm Nguyên nhân chính của tình trạng này có

thể được giải thích bằng tương quan giữa lợi ích

thu được và công lao đóng góp của nhóm Có

thể mức thu nhập này là quá lớn so với giá trị

mà nhóm giàu thực sự đóng góp cho xã hội

Mức chênh lệch này cộng với những đặc quyền

sinh ra nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự

phát triển dài hạn của nền kinh tế

b) Quan h ệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo và t ăng trưởng

Đối với nhóm nghèo thì sao? Đáng ngạc nhiên là đường đồ thị của mối quan hệ giữa

mức chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo với

tốc độ tăng trưởng có nét tương đồng với quan

hệ này của nhóm giàu (xem Hình 3)

Hình 3 Quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo và tăng trưởng (Nguồn: TLTK 12)

Hình 3 cho thấy trong hầu hết các trường

hợp, tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo, nghĩa là

tăng trưởng làm thu nhập của nhóm nghèo tăng lên và ngược lại Cần chú ý rằng phần cuối của đường biểu đồ thể hiện mối quan hệ ngược chiều tương tự như Hình 2 Đoạn đổi chuyển chiều tác động này ở khoảng từ 0,1 trở về bên

phải trên trục hoành (hàng năm nhóm nghèo

tăng thêm thu nhập từ 0,1% trở lên, đây là các nhóm nghèo có mức tăng thu nhập cao nhất)

Như vậy, ngay cả nhóm nghèo nhất, khi mà vì

lý do nào đó, mức thu nhập của họ được tăng lên quá cao cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến

tăng trưởng của nền kinh tế

Tương tự phần trên, việc xếp loại 50 nước theo tiêu chí giảm dần mức thu nhập của nhóm nghèo cho thấy, chỉ có 16 nước có thu nhập của nhóm nghèo không đổi hoặc tăng lên, nhưng có

tới 34 nước có nhóm nghèo bị giảm thu nhập trong khoảng thời gian này Phân đôi cả hai nhóm nước này, ta được 4 nhóm nước như sau:

Nhóm nước thứ nhất (NN1) là các quốc gia

có nhóm nghèo tăng thu nhập lên nhanh nhất (hàng năm thu nhập của nhóm tăng từ 0,038%

đến 0,22%) Tốc độ tăng GDP trung bình của nhóm đạt 3,3% Nhóm nước thứ hai (NN2) có

mức chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo từ không đến mức 0,033%/năm Như vậy, mức

tăng thu nhập các nhóm nghèo của NN2 thấp

hơn NN1, nhưng NN2 có tốc độ tăng GDP bình

Trang 5

quân cao hơn NN1 và là nhóm có tốc độ tăng

trưởng cao nhất (xem Bảng 2)

Bảng 2 Bốn nhóm nước xếp theo thứ tự giảm dần

mức chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo

(Ngu ồn: Phụ lục 1)

Nhóm

nước Slượng ố Mthu nhức chuyển dịch ập, % Mtrưởng, ức tăng

%

0,075

3,46

0,450

2,12

Nhóm NN3 là những nước có nhóm nghèo

bị giảm thu nhập từ 0,02% đến 0,07% hàng

năm GDP bình quân của nhóm này là 3,46 %

Nhóm NN4 là những nước có nhóm nghèo bị

giảm thu nhập nhiều nhất (từ 0,1% đến 0,45 %

hàng năm) Tăng trưởng trung bình của nhóm

này chỉ đạt 2,12% hàng năm và cũng là nhóm

có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (xem Bảng 2)

Số liệu trên cho thấy thu nhập của nhóm nghèo giảm có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát

triển của nền kinh tế Nhóm nghèo bị giảm thu

nhập đồng nghĩa với người nghèo bị bần cùng

hóa Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng này

phát sinh từ hai hệ quả chính: Thứ nhất, bần

cùng hóa phát sinh tệ nạn xã hội và các tệ nạn

này hạn chế thậm chí thủ tiêu kết quả của một

giai đoạn tăng trưởng cao Thứ hai, bần cùng

hóa thu hẹp khả năng lao động của một bộ phận

sức lao động trong xã hội, tức là giảm nhân tố

lao động trong tổng các nhân tố sản xuất, đồng

thời tăng thêm gánh nặng cho ngân sách Đây là

biểu hiện của thiếu công bằng giữa điều kiện

phát triển và tiềm năng đóng góp

Tiềm năng sức lao động sẽ trở thành nhân

tố sản xuất dưới tác động tích cực của y tế và

giáo dục với độ trễ nhất định Thu nhập (trực

tiếp hoặc gián tiếp) phải đủ bảo đảm đưa tiềm

năng lao động trở thành sức lao động thực thụ

Việc bảo đảm lợi ích của nhóm nghèo đối với

dịch vụ y tế, giáo dục là một yêu cầu thiết yếu

trong chức năng của chính phủ để đưa toàn bộ

nhân lực xã hội vào trạng thái toàn dụng Thiếu tác động này, nhóm nghèo không những không

thể trở thành lực lượng lao động có ích mà còn

tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác cho xã hội

Tóm lại, có thể khái quát tình trạng thiếu công bằng liên quan tới nhóm nghèo thể hiện trong hai trường hợp chính, đó là (i) tiềm năng lao động của nhóm nghèo không được bảo vệ

và duy trì (có thể gọi là nhóm nghèo chịu thiệt),

hoặc (ii) thu nhập của nhóm nghèo quá lớn so

với công lao đóng góp cho xã hội (có thể gọi nhà nhóm nghèo được lợi) Cũng cần nhấn

mạnh rằng trường hợp nhóm nghèo có thu nhập

tăng nhanh là hiếm xảy ra trong khi nhóm giàu

có thu nhập tăng nhanh là phổ biến tại các nước trên thế giới theo số liệu khảo sát trên đây Điều đặc biệt cần lưu ý là những trường hợp nhóm nghèo được lợi quá lớn dẫn tới ảnh hưởng tiêu

cực cho sự phát triển kinh tế Lý giải tình trạng này phải căn cứ vào điều kiện lịch sử, chính trị

cụ thể của từng quốc gia Tuy nhiên, bản chất kinh tế của vấn đề là thu nhập của nhóm nghèo trong tình trạng ấy vượt quá khả năng đóng góp

của họ cho xã hội và dẫn đến ảnh hưởng tiêu

cực đến sự phát triển chung

Từ quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của hai nhóm tiêu biểu (nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất) với tốc độ tăng trưởng trong dài

hạn, có thể thấy phân bổ thiếu công bằng có ảnh

hưởng tiêu cực đến tăng trưởng trong 4 trường

hợp tiêu biểu như sau:

năng

xảy ra

Hệ quả chính

1 Nhóm giàu được

lợi hơn so với khả

năng đóng góp

Nhiều - Chiếm hữu công lao

của nhóm khác

- Tham nhũng, độc tài

có thể nảy sinh

2 Nhóm giàu chịu thiệt hơn so với khả

năng đóng góp

Ít - Hạn chế tiềm năng

sáng tạo

- Nguy cơ chảy máu

chất xám

3 Nhóm nghèo được lợi hơn so với

khả năng đóng góp

Ít - Chiếm hữu công lao

của nhóm khác

- Tạo sự ỷ lại, lười

biếng

Trang 6

4 Nhóm nghèo chịu

thiệt hơn so với khả

năng đóng góp

Nhiều - Hạn chế tiềm năng

của một bộ phận sức lao động

- Gia tăng tệ nạn, dẫn

tới nguy cơ mất ổn định xã hội

Một số trường hợp trên có thể xảy ra đồng

thời Nếu trường hợp (2) và (4) cùng xảy ra, đó

sẽ là một cuộc khủng hoảng xã hội nặng nề

Đây là tình huống tồi tệ nhất xảy ra với mỗi

quốc gia Nếu (1) và (4) cùng xảy ra thì khoảng

cách giàu nghèo tăng nhanh và xã hội bị phân

hóa trầm trọng Nếu (2) và (3) cùng xảy ra thì

khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, có thể tiến tới

cào bằng thu nhập

Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng đã

đưa đời sống xã hội cải thiện một bước lớn

Hiện nay, so với 177 quốc gia và vùng kinh tế trên thế giới, tuy GDP/đầu người của Việt Nam

xếp thứ 122, nhưng các chỉ số xã hội quan trọng đều ở vị trí khá cao: HDI thứ 105; tuổi thọ thứ 56; trình độ học vấn thứ 57

Số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) cho

thấy trong hơn hai thập kỷ vừa qua, khoảng cách giàu - nghèo của Việt Nam có sự giãn rộng

ra Nguyên nhân là do xuất phát điểm từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc phân phối

hiện vật mang tính bình quân, khi chuyển sang

cơ chế thị trường, chênh lệch giàu - nghèo tăng

là tất yếu Chênh lệch giàu - nghèo hiện ở mức trên 8 lần Khoảng cách này là khá thấp trên thế

giới và còn trong khoảng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng

Bên cạnh những thành tựu khả quan nêu trên, một số dấu hiệu của ảnh hưởng tiêu cực

bắt đầu lộ diện Điểm nổi bật là trong hơn hai

thập kỷ phát triển vừa qua, có tình trạng một số

người nghèo trở nên nghèo hơn

Bảng 3 Thu nhập của các nhóm dân từ 1995-2004, đơn vị (nghìn VND)

lần

Nhóm 5 519,6 574,7 741,6 872,9 1182,3 2,28 N5/N1, lần 6,99 7,31 7,38 8,10 8,34

Ghi chú: M ỗi nhóm 20% dân số từ thu nhập thấp nhất đến cao nhất (Nguồn: TLTK 3)

Trong khi nhóm giàu nhất (Nhóm 5) tăng thu nhập 2,28 lần trong 10 năm thì nhóm nghèo

nhất (Nhóm 1) tăng 1,91 lần Đáng chú ý đây là

thu nhập tuyệt đối (tính bằng nghìn đồng) nếu

con số này được tính bằng phần trăm GDP thì

mức chênh lệch giữa các nhóm còn lớn hơn

nhiều Số liệu về nghèo đói và bất bình đẳng

qua nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Minot và cộng sự - 2003) cũng cho thấy chênh lệch giàu - nghèo lớn nhất tập trung chủ yếu tại ba khu vực Tây Bắc, Đông

Bắc và Tây Nguyên Nhiều quốc gia xảy ra xung đột và bất ổn an ninh xã hội có lý do từ

những nhóm cực nghèo dễ bị kích động trong

Trang 7

bối cảnh xã hội có mức chênh lệch giàu - nghèo

quá sâu sắc, ví dụ như ở một số nước Nam Mỹ,

Philippine, Ấn Độ…

Điều đáng lo ngại nhất là một số yếu tố tác động đến nhóm nghèo làm cho nghèo hơn chưa

được nhận diện, ngăn ngừa thỏa đáng Trong

những yếu tố ấy, nổi bật lên là ảnh hưởng của ô

nhiễm môi trường và gánh nặng cá nhân trong

chi trả dịch vụ y tế, giáo dục Tác động của ô

nhiễm môi trường từ các ngành công nghiệp và

hóa chất bảo vệ nông nghiệp là nguy cơ lớn

nhất đối với sức khỏe người dân nói chung, và

đặc biệt nguy hiểm đối với nông dân sống gần

các khu công nghiệp Người nghèo ngày càng trở

nên khốn khó khi nền kinh tế phát triển không bền

vững, môi trường không được chú trọng

Ô nhiễm là tác động ngoại ứng tiêu cực làm cho người nghèo càng nghèo hơn, trong khi đối

tượng gây ô nhiễm không bị bắt buộc chi trả

cho việc bảo vệ môi trường Ô nhiễm là một thủ

phạm góp phần tăng tỷ lệ đói nghèo khi tiêu

hao khả năng lao động của nhiều lao động

chính trong gia đình hoặc trực tiếp là nguyên

nhân làm chết cây trồng, vật nuôi của bà con

nông dân Những vụ việc ô nhiễm gây tổn thất

lớn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của

nhân dân và những địa danh có số người chết,

đau ốm vì ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày

càng nhiều trong cả nước

Nhân dân ở một số nơi tiếp tục chịu tác động tiêu cực của những vùng ô nhiễm nặng,

hứng chịu rác thải, nước thải, khí thải công

nghiệp độc hại từ những nhà máy, khu công

nghiệp và từ những làng nghề cơ khí tự phát

ngay trong các khu dân cư Những tổn hại về

sức khỏe, bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh

tăng làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn và

những hộ cận nghèo tái nghèo trở lại Vì vậy,

bảo vệ môi trường và quản lý nguồn gây ô

nhiễm là một biện pháp tích cực bảo đảm công

bằng xã hội, giúp cho nhóm chịu tác động chủ

yếu (người nghèo) bớt chịu thiệt và nhóm gây

tác động giảm thu lợi một cách bất công Khi

đó nhóm gây tác động ở mức độ nhất định sẽ

phải có phần bồi hoàn để bù đắp lại những thiệt

hại mà nhóm chịu tác động phải gánh chịu do tác nhân ô nhiễm gây ra

Theo UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115% Sự đầu tư

và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các

dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người

có nhiều tiền sống ở thành thị… Các chính sách

xã hội chưa đem lại kết quả như mong đợi khiến các hộ nghèo chịu thiệt nhiều hơn Hệ

quả này phản ánh khá rõ qua số lượng học sinh

phổ thông ở các vùng sâu, vùng xa bỏ học trong

thời gian qua:

Báo Tuổi trẻ ngày 7/3/2008 cho biết từ tháng 9 đến tháng 12/2007 có tới 114.000 học sinh trên cả nước bỏ học Đây là dấu hiệu bất

thường và hiện tượng này chưa có dấu hiệu

dừng lại Năm học 2004 - 2005, toàn quốc có tỉ

lệ học sinh lưu ban là 0,89%; bỏ học là 2,25%

Tại Tây Bắc, tỉ lệ tương ứng là 1,32% và 5,26% Ở Tây Nguyên, 3,18% học sinh lưu ban

và 4,55% học sinh bỏ học Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉ lệ học sinh lưu ban là 0,84%

và bỏ học là 5,86% Năm học 2005 - 2006, tỉ lệ

học sinh bỏ học ở khu vực Đồng Bằng Sông

Cửu Long là 13,94% Các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cũng có tỉ lệ học sinh

bỏ học cao, trên 11% Từ đầu 2008 đến nay, tại

6 huyện miền núi: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long, Tây Trà và Trà Bồng (Quảng Ngãi)

đã có trên 4.000 học sinh các cấp bỏ học Theo

nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tình

trạng học sinh bỏ học nhiều là do trường, lớp ở

xa nhà, đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, hoàn cảnh gia đình nghèo túng, trẻ em phải giúp đỡ gia đình kiếm sống từ khá sớm

Chênh lệch giàu - nghèo của nước ta cũng

ẩn chứa những yếu tố bất cập về phía những

người giàu Hội thảo ngày 8/12/2006 “Sự thống

nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm, các giai tầng xã hội ở TP HCM hiện nay - Thực

trạng và giải pháp” cảnh báo: “trong nhóm 20%

hộ có thu nhập cao nhất xuất hiện ngày càng nhiều những biểu hiện làm giàu bất chính như

Trang 8

tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp”

Những khoản thu nhập bất chính có thể có được

do buôn lậu, buôn hàng cấm, gian lận thương

mại trốn thuế, do tham nhũng, ăn cắp bản

quyền, kinh doanh chụp giật Những khoản

thu nhập bất chính này làm cho nhóm giàu ngày

càng giàu lên nhanh chóng và làm gia tăng

khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và

nhóm nghèo, làm cho những người nghèo càng

trở nên nghèo hơn

Giải thích cho việc này có thể kể đến nguyên nhân là việc chuyển đổi nền kinh tế từ

kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường

vừa còn di chứng giai đoạn cũ vừa có yếu tố

độc quyền, lũng đoạn, tự phát của hình thái

kinh tế thị trường giai đoạn sơ khai Tham

nhũng có đất phát triển khi hệ thống pháp luật

chưa hoàn thiện và pháp chế còn thiếu nghiêm

minh Bên cạnh các yếu tố khách quan, cũng

phải kể đến yếu tố chủ quan trong đó có ảnh

hưởng của một số quan điểm quá tả hoặc quá

hữu trong mô hình phát triển

Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng

nhanh bằng mọi giá, nhiều hậu quả trong trung

và dài hạn sẽ là cái giá đắt cho mục tiêu này

Tăng trưởng quá nóng thường dẫn đến tăng

nhanh khoảng cách giàu - nghèo, nảy sinh nhiều

tệ nạn xã hội; gây ô nhiễm môi trường và cạn

kiệt các nguồn tài nguyên Việc dồn mọi nguồn

lực xã hội cho tăng trưởng cũng có nghĩa là

phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi

người nghèo và nhóm dễ tổn thương; phát sinh

xu thế làm giàu bất chính của một số cá nhân và

cuối cùng là nguy cơ khủng hoảng xã hội

Trái lại, việc chú trọng công bằng theo

hướng cào bằng thu nhập cũng gây những hậu

quả tai hại không kém Cào bằng thu nhập sẽ

triệt tiêu động lực phát triển và sáng tạo, tăng

nguy cơ chảy máu chất xám, thu hẹp năng lực

sản xuất của nền kinh tế Trong bối cảnh toàn

cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, quốc gia nào

không chấp nhận luật chơi quốc tế, tự áp đặt

những quy định bất bình đẳng thì cũng đồng nghĩa với việc tự cô lập mình, đánh mất cơ

hội và tăng nguy cơ tụt hậu

Như vậy, công bằng xã hội có quan hệ cùng chiều với sự phát triển nhanh và bền vững

Công bằng đích thực khuyến khích được khả

năng đóng góp đến mức tối đa và hạn chế đến

mức tối thiểu khả năng gây hại của mọi cá nhân đối với xã hội Các đối tượng trong xã hội, kể

cả nhóm giàu và nhóm nghèo khi được hưởng quá nhiều so với khả năng đóng góp hoặc chịu thiệt quá nhiều so với công lao của họ đều dẫn đến tác động tiêu cực đối với sự phát triển của toàn xã hội xét về dài hạn

Để thực hiện được quan điểm tăng trưởng

phải đi đôi với công bằng xã hội trong từng

bước, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước rất nặng

nề Nhà nước phải thực hiện có hiệu quả các

chức năng cơ bản của mình Thứ nhất, bộ phận

người nghèo khổ, thất học phải được chăm sóc,

bảo vệ với ý nghĩa nuôi dưỡng và duy trì thỏa đáng phần nhân lực hữu dụng của xã hội, đồng

thời ngăn ngừa sớm các tệ nạn và gánh nặng

của xã hội trong tương lai Với nội dung này, các chính sách xã hội cho người nghèo không mang ý nghĩa nhân đạo thuần túy mà thực sự mang ý nghĩa kinh tế quốc gia Tuy nhiên, mức sàn của lưới an sinh xã hội và phương tiện thực

hiện là vấn đề luôn biến động và cần được nghiên cứu cụ thể Thứ hai, nhóm người giàu

cần được khuyến khích làm giàu chính đáng Sự khuyến khích này cần được cụ thể hoá một cách

thống nhất, đồng bộ trong thể chế, ổn định áp

dụng đến khi hình thành tập quán, truyền thống

xã hội Việc khuyến khích làm giàu chính đáng

cũng đi đôi với sự trừng phạt nghiêm minh đối

với các hành vi trục lợi bất chính, ví dụ như tham nhũng, buôn lậu, cấu kết, móc ngoặc hoặc

trục lợi từ các ngoại ứng tiêu cực như gây ô nhiễm và phá hủy môi trường

Trang 9

Phụ lục 1 Nghèo Ic: Chuy ển dịch thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất, % năm

Giàu Ic: Chuy ển dịch thu nhập của nhóm 10% giàu nhất, % năm

GDP g: T ăng trưởng kinh tế, % năm

GDP pcg: T ăng trưởng kinh tế bình quân đầu người, % năm

Nước Nghèo Ic Giàu Ic GDP g GDP pcg Nước Nghèo Ic Giàu Ic GDP g GDP pcg

Trang 10

p

[1] V ăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

NXB Chính tr ị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

[2] Bùi V ăn Nhơn, Công bằng xã hội - mục tiêu cốt

lõi trong chính sách xã hội của Đảng ta, Tạp chí

C ộng sản số 10 tháng 5/2007

[3] T ổng cục Thống kê: Số liệu của Tổng cục Thống

kê xu ất bản thường niên 1987-2006 [4] Lê C ần Tĩnh, Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế

và công bằng xã hội, Tạp chí triết học, số 7/2006

[5] Minot Nicolas (IFPRI), Bob Baulch (IDS) và

Michael Epprecht (IFPRI) (2003), Đói nghèo và

b ất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian

[6] Ph ạm Xuân Nam, Tăng trưởng kinh tế và công

b ằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số

1/2007

[7] Vi ện khoa học xã hội Việt Nam và UNDP (2008),

T ổng kết sau 20 năm đổi mới của Việt Nam

[8] Báo cáo phát tri ển thế giới 2006: Công bằng và Phát tri ển, Ngân hàng Thế giới, 2007

[9] Báo cáo các ch ỉ số phát triển thế giới (WDI) từ

n ăm 1997 đến 2006, Ngân hàng Thế giới

Economic growth and social equality

Dr Bui Dai Dung, MA Pham Thu Phuong

Center for Economic Development Studies, College of Economics, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

The viewpoint of “binding economic growth and social progress and equality improvement in

each stage of development ” that was stated in the Documents of the 10th National Delegate Congress

of the Communist Party of Vietnam is a right orientation to the rapid and sustainable development of

Vietnam Many researchers have paid attention in analysing the political, philosophic and

socio-economic aspects of this orientation In order to clarify the ‘social equality’ concept in the context of

sustainable development, this article provides some quantitative evidences about the relationship

between economic growth and social equality and, thereafter, concludes: (i) Social equality

improvement should ensure to encourage maximum positive and minimum negative contributions of

each individual to the society; (ii) The providing of healthcare and educational services to the poor

group carries an important economic meaningfulness (not simply bearing morality) - which is the

necessary and effective cost for ensuring full social labor usage while minimising potential threats to

the society; (iii) Encouraging the rich group, as the leading group for the social development, to get

rich legally also means to prevent them from being so illegally of which mercenary motives from

negative externalities is one of

Ngày đăng: 20/03/2013, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] V ă n ki ệ n Đạ i h ộ i đạ i bi ể u toàn qu ố c l ầ n th ứ IX, NXB Chính tr ị Qu ố c gia, Hà N ộ i, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ă"n ki"ệ"n "Đạ"i h"ộ"i "đạ"i bi"ể"u toàn qu"ố"c l"ầ"n th"ứ" IX
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[2] Bùi V ă n Nh ơ n, Công b ằ ng xã h ộ i - m ụ c tiêu c ố t lõi trong chính sách xã h ộ i c ủ a Đả ng ta, T ạ p chí C ộ ng s ả n s ố 10 tháng 5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ạ"p chí "C"ộ"ng s"ả"n
[4] Lê C ầ n T ĩ nh, M ấ y suy ngh ĩ v ề t ă ng tr ưở ng kinh t ế và công b ằ ng xã h ộ i, T ạ p chí tri ế t h ọ c, s ố 7/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ạ"p chí tri"ế"t h"ọ"c
[6] Ph ạ m Xuân Nam, T ă ng tr ưở ng kinh t ế và công b ằ ng xã h ộ i trong n ề n kinh t ế th ị tr ườ ng đị nh h ướ ng xã h ộ i ch ủ ngh ĩ a, T ạ p chí C ộ ng s ả n, s ố 1/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ạ"p chí C"ộ"ng s"ả"n
[7] Vi ệ n khoa h ọ c xã h ộ i Vi ệ t Nam và UNDP (2008), T ổ ng k ế t sau 20 n ă m đổ i m ớ i c ủ a Vi ệ t Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng k"ế"t sau 20 n"ă"m "đổ"i m"ớ"i c"ủ"a Vi"ệ
Tác giả: Vi ệ n khoa h ọ c xã h ộ i Vi ệ t Nam và UNDP
Năm: 2008
[8] Báo cáo phát tri ể n th ế gi ớ i 2006: Công b ằ ng và Phát tri ể n, Ngân hàng Th ế gi ớ i, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát tri"ể"n th"ế" gi"ớ"i 2006: Công b"ằ"ng và "Phát tri"ể"n
[9] Báo cáo các ch ỉ s ố phát tri ể n th ế gi ớ i (WDI) t ừ n ă m 1997 đế n 2006, Ngân hàng Th ế gi ớ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo các ch"ỉ" s"ố" phát tri"ể"n th"ế" gi"ớ"i (WDI) t"ừ"n"ă"m 1997 "đế"n 2006
[3] T ổ ng c ụ c Th ố ng kê: S ố li ệ u c ủ a T ổ ng c ụ c Th ố ng kê xu ấ t b ả n th ườ ng niên 1987-2006 Khác
[5] Minot Nicolas (IFPRI), Bob Baulch (IDS) và Michael Epprecht (IFPRI) (2003), Đ ói nghèo vàb ấ t bình đẳ ng ở Vi ệ t Nam: Các y ế u t ố v ề đị a lý và không gian Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Quan h ệ  gi ữ a t ă ng tr ưở ng và kho ả ng cách - Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Hình 1. Quan h ệ gi ữ a t ă ng tr ưở ng và kho ả ng cách (Trang 2)
Hình 2. Quan h ệ  gi ữ a chuy ể n d ị ch thu nh ậ p c ủ a - Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Hình 2. Quan h ệ gi ữ a chuy ể n d ị ch thu nh ậ p c ủ a (Trang 3)
Hình 3. Quan h ệ  gi ữ a chuy ể n d ị ch thu nh ậ p c ủ a  nhóm nghèo và t ă ng tr ưở ng (Ngu ồ n: TLTK 12) - Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Hình 3. Quan h ệ gi ữ a chuy ể n d ị ch thu nh ậ p c ủ a nhóm nghèo và t ă ng tr ưở ng (Ngu ồ n: TLTK 12) (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w