1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối với Việt Nam, một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và đang trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, chính sách lãi suất là công cụ quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

35 1,4K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, lãi suất là một biến số rất nhạy cảm, là một công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Trang 1

Lời mở đầu

Trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, lãi suất làmột biến số rất nhạy cảm, là một công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô.Lãi suất tác động đến cung - cầu về vốn, tác động đến hoạt động và phát triển củadoanh nghiệp, tạo ra khả năng và điều kiện cho việc phân bổ các nguồn lực tàichính một cách có hiệu quả trong nền kinh tế, tác động đến khối lượng tiền tệ tronglưu thông từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá, lạ phát và tăng trưởng kinh tế…Do đó, mọi

sự can thiệp của NHTW lên lãi suất đều có ảnh hưởng tới nền kinh tế

Đối với Việt Nam, một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và đang trong thời kỳchuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, chính sáchlãi suất là công cụ quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Do đó, việc hoạch định và thực thi chính sách lãi suất cần được ưu tiên giảiquyết nhằm đảm bảo sự cân đối kinh tế, đồng thời tác động đến quá trình phân bổcác nguồn vốn tiền tệ

Thời gian qua, bằng nhiều chính sách và biện pháp điều hành linh hoạt củaNHNN, cơ chế lãi suất trên thị trường tiền tệ nước ta đã ngày một hoàn thiện, pháthuy tích cực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và thúc đẩy phát triển kinh tế.Song, ở Việt Nam, lãi suất chưa phải là một công cụ đầy quyền lực của NHNNViệt Nam, phần nào gây ra sự suy giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ

Trên thực tế, việc điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam hiện nay đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định ảnh hưởng đếnnền kinh tế Chính vì vậy, cần phải được xem xét, nghiên cứu để có những giảipháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất, từ đó nâng cao khả năng điềutiết kinh tế vĩ mô của NHNN, góp phần ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát,kích thích kinh tế phát triển

Trong khoảng thời gian có hạn, đề tài “Chính sách lãi suất và tác động của

nó tới quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” chắc chắn vẫn còn nhiều hạn

chế Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý của thày giáo và các bạn

để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Trang 2

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT

1.1 Những vấn đề cơ bản về lãi suất:

Nói đến thị trường-dù là thị trường tiền tệ là phải nói đến tổng cung-tổng cầuhàng hoá và giá cả hàng hoá Trong thị trường tiền tệ, nếu là quan hệ tín dụng thìhàng hoá là lượng tín dụng cung ứng và giá cả là giá trị tuyệt đối tính ra từ lãi suấtứng với từng loại tín dụng, trong từng thời kỳ nhất định; Nếu là quan hệ mua bánphương tiện thanh toán thì hàng hoá là lượng giá trị phương tiện thanh toán và giá

cả là tỷ giá hoặc tỷ lệ chiết khấu (lãi suất chiết khấu) để tính ra giá trị chiết khấu…Như vậy, trong thị trường tiền tệ luôn luôn phải sử dụng các công cụ lãi suất hoặc

tỷ giá

Vì vậy, có thể khái quát như sau: Lãi suất trên thị trường tiền tệ là giá cả củaviệc sử dụng tiền vốn trong một thời gian nhất định mà người cho vay đòi hỏingười vay phải trả khi sử dụng khoản tiền của mình

Giá cả của các công cụ vay nợ ngắn hạn, chịu sự tác động của các nhân tố chủyếu: quan hệ cung-cầu vốn; mức độ rủi ro thanh toán; rủi ro thị trường; lạm phát,

tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế; mức biến động của tỷ giá và lãi suấtthị trường quốc tế; chi phí quản lý kinh doanh của các tổ chức tín dụng Các nhân

tố này được NHTW lượng hoá để xác định tính hợp lý và dự báo chiều hướng biếnđộng của lãi suất thị trường, từ đó có sự tác động thích hợp thông qua việc điềuhành công cụ chính sách tiền tệ để hướng lãi suất thị trường phù hợp với các mụctiêu của chính sách tiền tệ Lãi suất trên thị trường tiền tệ có thể chia thành 2 nhómnhư sau:

Trang 3

- Nhóm lãi suất chịu tác động của quan hệ cung-cầu vốn: (1) Lãi suất tínphiếu kho bạc, đóng vai trò là lãi suất chuẩn, thấp nhất trên thị trường tiền tệ; (2)Lãi suất các công cụ huy động vốn của các trung gian tài chính như tiền tệ, chứngchỉ tiền gửi, hối phiếu được NHTM chấp nhận,…; (3) Lãi suất vay vốn giữa cácNHTM trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; (4) Lãi suất của các khoản tín dụngngắn hạn của các NHTM cho các doanh nghiệp vay là lãi suất cao nhất trên thịtrường tiền tệ.

- Nhóm lãi suất do NHTW công bố được sử dụng để điều hành chính sáchtiền tệ bao gồm: Lãi suất tái chiết khấu; lãi suất tái cấp vốn; lãi suất cho vay quađêm; lãi suất định hướng thị trường liên ngân hàng; lãi suất nghiệp vụ thị trườngmở… Không như nhóm lãi suất nêu trên được xác định chủ yếu theo quan hệ cung

- cầu vốn, các lãi suất này được NHTW xác định tuỷ thuộc vào mục tiêu chínhsách tiền tệ và diễn biến tiền tệ và kinh tế vĩ mô

1.2 Những nội dung cơ bản về chính sách lãi suất

Công cụ chủ yếu nhất để Ngân hàng trung ương điều hành và kiểm soát lượngtiền cung ứng ở các nước phát triển là thông qua nghiệp vụ thị trường mở, trong đógiá trị tuyệt đối của các mức lãi suất trên thị trường mở, thị trường tái cấp vốn vàthị trường chiết khấu là những mức giá cả trực tiếp, quan trọng nhất để vận hànhcông cụ này NHTW có 4 loại lãi suất đồng thời cũng là 4 phương pháp chủ yếutác động tới lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế thông qua các NHTM như sau:

- Lãi suất tái cấp vốn khẩn cấp là lãi suất do NHTW áp dụng khi tái cấp vốn(cấp tín dụng có bảo đảm) cho các NHTM nhằm cung ứng vốn, hỗ trợ khả năngthanh toán cho các NHTM (lãi suất cao nhất) Nó không chỉ điều tiết lượng tiềncung ứng, mà còn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chứctín dụng và tác động đến điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế Cũng cónước sử dụng lãi suất cho vay qua đêm của NHTW làm “lãi suất trần” trong việctái cấp vốn của NHTW cho các tổ chức tín dụng

- Lãi suất đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ hoặc Công trái Nhà nước(lãi suất trung bình) Đây là lãi suất mà tổ chức tín dụng hay công dân cho Nhà

Trang 4

nước vay tiền trong điều kiện thời gian, không gian và hoàn cảnh nhất định.

- Lãi suất cho vay lẫn nhau giữa các NHTM (lãi suất liên ngân hàng) doNHTW đóng vai trò là tổ chức thông qua trung tâm thanh toán quốc gia, lãi suấtnày xoay quanh lãi suất đấu thầu trái phiếu hoặc tín phiếu

- Lãi suất tiền gửi của các NHTM tại NHNN (lãi suất thấp nhất) Lãi suất nàythậm chí bằng không để kích thích NHTM cho vay nền kinh tế

Đây là 4 loại lãi suất quan trọng mà các NHTW của nhiều nước đang áp dụngtrong điều hành chính sách tiền tệ thông qua cung ứng tiền, điều tiết lãi suất và tỷgiá để gián tiếp quản lý Nhà nước về mặt bằng giá vốn nói chung Ngoài ra ở một

số nước như Việt Nam còn sử dụng các loại lãi suất sau:

- Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khiNHNN tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổchức tín dụng

- Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tíndụng ấn định lãi suất kinh doanh

Chúng ta đã biết lãi suất nói chung là loại giá vốn hình thành nên một trongnhững chi phí đầu vào của sản xuất Để sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp phải đivay để hình thành vốn lưu động mua nguyên liệu, nhiên vật liệu, trả lương chongười lao động Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phải vay vốn trung, dài hạnhoặc phát hành trái phiếu để hình thành một phần vốn cố định Giá của vốn do đóảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm Bản thân các NHTM cũng phải cạnhtranh khốc liệt về giá để tối đa hoá lợi nhuận

Như vậy, qua nghiên cứu lý thuyết về bản chất của giá cả nói chung và tínhđặc thù của giá cả tín dụng nói riêng, có thể rút ra định nghĩa về chính sách lãi suất

như sau: Chính sách lãi suất là hệ thống các quan điểm, các cơ sở lý luận, thực

tiễn để xây dựng các mức lãi suất của từng loại quan hệ tín dụng trên từng thị trường và trong từng giai đoạn cụ thể.

1.3.Vai trò của chính sách lãi suất và cơ chế tác động của nó đến ổn định kinh

Trang 5

tế vĩ mô.

1.3.1 Vai trò của chính sách lãi suất đến tăng trưởng kinh tế:

Các NHTW đều lựa chọn một hoặc một số loại lãi suất thuộc quyền công bốcủa mình (như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở, lãisuất định hướng liên ngân hàng,…) làm các công cụ điều hành chính sách tiền tệ

và thường gọi là lãi suất chính thức Sự thay đổi của lãi suất chính thức tác độngtới các hoạt động của nền kinh tế

Lãi suất chính thức (chủ đạo), của NHTW tác động tới nền kinh tế theo nhiềukênh khác nhau, tạo thành cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ

Khi Ngân hàng trung ương tănglãi suất chính thức, thì sẽ tác động tới lãi suấtbán buôn trên thị trường tiền tệ Ngay sau đó, các NHTM sẽ điều chỉnh tăng lãisuất cho vay Điều đó dẫn tới hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinhdoanh, nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn, làm cho mức sản lượng(tổng cầu) giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại Ngược lại, khi Ngân hàng trungương giảm lãi suất chính thức sẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinhdoanh, nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động hơn, làmtăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế

Ngoài ra, lãi suất chính thức có tác động rất lớn đến kỳ vọng của doanhnghiệp và dân cư về sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai, tác động tới giá cả của

Lãi suất chính

thức

Tỷ giá

Kỳ vọng/lòng tin Giá tài sản

Lãi suất thị trường

trong nước

Trang 6

tài sản (cổ phiếu, ổái phiếu,…) tăng hoặc giảm dẫn tới các quyết định chi tiêu, tiếtkiệm, đầu tư của hộ gia đình và các doang nghiệp Với các điều kiện khác là cânbằng, khi lãi suất chính thức của NHTW thay đổi tác động làm cho tỷ giá thay đổi,giá cả hàng hoá xuất, nhập khẩu trở nên đắt hoặc rẻ hơn.

Như vậy, sự thay đổi chính sách lãi suất của NHTW tác động tới hành vi củahầu hết các chủ thể trong nền kinh tế như chi tiêu, tiết kiệm của các cá nhân, nhucầu đầu tư của các doanh nghiệp…tức là làm tăng hoặc giảm lên tổng cầu hànghoá và dịch vụ trong nước, từ đó tác động đến lạm phát

Tuỳ theo điều kiện thị trường tài chính-tiền tệ của mỗi nước và mục tiêuchính sách tiền tệ, NHTW lựa chọn phương thức điều hành lãi suất thích hợp.Ngược lại, NHTW thay đổi lãi suất chính thức dựa vào các biến số chủ yếu là lạmphát, tăng trưởng kinh tế, tình trạng vốn khả dụng của NHTM, giá tài sản trên thịtrường vốn và lãi suất thị trường quốc tế

1.3.2 Cơ chế tác động của chính sách lãi suất đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính sách lãi suất của NHTW bao giờ cũng xuất phát từ mục tiêu của chínhsách tiền tệ Một NHTW có vị thế độc lập cao thì ở đó hầu như chính sách tiền tệchỉ chịu sự chi phối bởi 2 nhóm nhân tố cơ bản là luật pháp và cung-cầu tiền tệtrong nền kinh tế

NHTW luôn dự báo được nhu cầu về vốn của hệ thống tổ chức tín dụng trênthị trường để qua đó có phương thức tác động cần thiết đến “mức cung tiền” thôngqua vai trò đặc biệt nhạy cảm của lãi suất Để dự báo sự biến động vốn khả dụng,NHTW phải dựa trên các nhân tố có liên quan đến mức dự trữ của các tổ chức tíndụng như:

- Nhu cầu về tiền mặt của nền kinh tế Cụ thể khi một bộ phận người dân đủlớn có nhu cầu sử dụng tiền, họ rút tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiếtkiệm để chi dùng, làm cho vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng giảm, khi đó cầutiền tăng, lãi suất thị trường tín dụng tăng theo NHTW phải “hạ nhiệt” bằng cáchtăng lượng tiền cung ứng cho các NHTM thông qua việc giảm lãi suất cung ứngnhư giảm lãi suất tái chiết khấu, giảm lãi suất trên thị trường mở,…

Trang 7

- Khi NSNN giải ngân thường chuyển tiền từ tài khoản của NSNN tại NHTWsang tài khoản của các tổ chức kinh tế thụ hưởng tại các NHTM, làm tăng vốn khảdụng của các NHTM tại thời điểm chuyển giao vốn Khi đó NHTW cần tăng lãisuất cung ứng để bảo vệ sức mua của đồng tiền.

- Các khoản thu-chi của NHTW có ảnh hưởng đến vốn của các NHTM nhưthu lãi cho vay, thu phí nghiệp vụ, thu dự trữ bắt buộc, hoặc bán ngoại tệ…nếu tớimức làm khan hiếm vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thì NHTW cần giảmhợp lý lãi suất cung ứng để “đẩy” cung tiền tăng lên…

- NHTW phải kiểm soát tình hình tín dụng và khả năng huy động vốn của cácNHTM để điều tiết theo tín hiệu thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mởbằng cách “hút tiền vào” thông qua “bán” chứng khoán ra và ngược lại Khi Ngânhàng trung ương muốn tăng lượng tiền cung ứng bằng mua chứng khoán, thì cầngiảm lãi suất một cách hợp lý và ngược lại

- Để ổn định nền kinh tế, NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặctrần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Nếu nhằm bảo vệ quyền lợicủa các ngân hàng, NHTW thường quy định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi

và lãi suất “trần” tối thiểu cho tiền vay Nếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho kháchhàng của các NHTM, NHTW thường quy định ngược lại với mức lãi suất tối thiểucho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của ngânhàng thương mại sẽ triệt tiêu cạnh tranh trong quá trình hoạt động của nó Hiện naycác nước phát triển và đang phát triển đã và đang chuyển sang quá trình tự do hoálãi suất ngân hàng

2 CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VI ỆT NAM.

2.1 Thực trạng chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế:

Ở Việt Nam theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất được khẳng định là công

cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (Điều 16), nên chính sách lãi suất đượcxem là vấn đề thuộc kinh tế vĩ mô, tác động đến các chính sách kinh tế khác củaChính phủ Ngoài ra, chính sách lãi suất còn tác động mạnh mẽ đến đời sống của

Trang 8

người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạtđộng của các tổ chức tín dụng.

a) Giai đoạn trước tháng 6/1992

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãisuất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi (LSTG) và lãi suất cho vay(LSCV) Thời gian này do việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu đẩy lùilạm phát nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm danh nghĩa đã được đẩy lên nhằm thu hồibớt tiền trong lưu thông, tiêu dùng và đầu tư giảm, sản xuất bị thu hẹp, giá cả giảmxuống Song do lạm phát thời kỳ này quá cao cụ thể là 34,7% năm 1989; 67,1%năm 1990 và 67,5% năm 1992 nên dẫn đến lãi suất thực âm Do đó, cơ chế lãi suấtthực âm và mang nặng tính chất bao cấp vẫn được duy trì suốt thời kỳ này với:

- LSCV đối với doanh nghiệp nhà nước < LSCV đối với doanh nghiệp ngoàiquốc doanh;

- Lãi suất danh nghĩa < Tỷ lệ lạm phát;

- LSCV ngắn hạn > LSCV dài hạn;

- LSTG tiết kiệm > LSTG của các tổ chức kinh tế

Tình trạng này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn có củanó; lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, pháthuy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngânhàng

b) Giai đoạn 6/1992 - 1995

NHNN đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất:

- Do trong thời kỳ 1990 – 6/1992, lãi suất tiền gửi được đẩy lên nên đến thời

kỳ này lãi suất tiền gửi danh nghĩa đã cao hơn tỷ lệ lạm phát làm cho lãi suất thựclớn hơn 0 Do đó, gia đoạn này, NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang

cơ chế lãi suất thực dương để đảm bảo cho người dân gửi tiền và ngân hàng làngười cho vay đều được lợi Có thể nói, cơ chế lãi suất này đã có tác động tích cựcđến tăng cường tiết kiệm và đầu tư, phát triển nền kinh tế

Trang 9

- Xoá bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế,thay vì ấn định lãi suất cụ thể bằng quản lý lãi suất theo một khung, bao gồm lãisuất tối thiểu về tiền gửi và lãi suất tối đa về tiền vay

- NHNN cho phép Ngân hàng thương mại (NHTM) được thoả thuận lãi suấtvới khách hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu-lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/tháng và chovay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng);

- Lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệcùng với lãi suất tái cấp vốn được hình thành vào đầu năm 1991 khi hai Pháp lệnhngân hàng có hiệu lực Lãi suất tái cấp vốn được tính bằng % so với lãi suất chovay của TCTD Tuy nhiên hiệu quả của công cụ này còn nhiều hạn chế

Những thay đổi trên thể hiện chính sách lãi suất đã được cải cách theo hướnglinh hoạt hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường Sự thay đổi từ việc ấn định cácmức lãi suất cụ thể sang quy định trần và sàn lãi suất, cho phép các TCTD chủđộng, tự quyết định mức lãi cụ thể của đơn vị mình là bước chuyển biến quan trọng

để tiến tới quá trình tự do hoá lãi suất, làm cho lãi suất linh hoạt hơn, hạn chế đếnmức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động của NHTM Mặc

dù vậy, cơ chế này vẫn khống chế trực tiếp lãi suất trên thị trường, làm giảm tácdụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

c) Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/2000

Giai đoạn này, vẫn tiếp tục cơ chế lãi suất thực dương Nhưng điểm nhấnmạnh của giai đoạn này là các cơ chế kiểm soát trực tiếp lãi suất đã được nới lỏng

Cụ thể, NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới cănbản về điều hành lãi suất:

- Từ 1/1996 đến 12/19997, thực trạng biên độ lãi suất huy động và lãi suất chovay quá lớn dẫn đến việc hạn chế tiết kiệm, đầu tư và không đảm bảo lợi ích củangười đi vay và bên cho vay đòi hỏi chính phủ phải điều chỉnh cơ chế quản lý lãisuất sao cho có hiệu quả hơn Do đó, thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu vềtiền gửi - lãi suất tối đa về tiền vay, NHNN qui định các mức lãi suất “trần” cho

Trang 10

vay Trần lãi suất cho vay được chia làm 4 trần: trần lãi suất cho vay ngắn hạn, trầnlãi suất cho vay trung và dài hạn, trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn; vàtrần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên Đồng thời, NHNNkhống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là0,35%/tháng (4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thươngmại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tàichính (khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước) Trong giai đoạnnày, hầu như không có bước tiến đáng kể nào trong tiến trình tự do hóa lãi suất màngược lại nó còn giảm tính linh hoạt của các ngân hàng trong việc xác định lãi suấthuy động và cho vay theo các quan hệ thị trường.

- Đến cuối tháng 1/1998, do tính không thực tế của cơ chế lãi suất vừa quyđịnh lãi suất trần, vừa khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huyđộng nên NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất, chỉ còn qui định trần lãi suấtcho vay Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trầnlãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trongnăm các năm 1998, 1999 Trong giai đoạn này, nền kinh tế chịu ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á và phát triển chậm lại như có tính chu

kỳ Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời kỳ này là nhằm hạnchế đến mức thấp nhất tác động xấu từ bên ngoài, đồng thời ngăn chặn đà giảm sútcủa tăng trưởng kinh tế

- Trong năm1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất tái cấp vốn,chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điềuchỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1% năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ4/9/ 99) để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường vàthực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ

- Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNN đưa vào

sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM, lãi suấttái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn

Trang 11

- Năm 2000, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất táichiết khấu từ mức 0,5%/tháng và 0,45%/tháng xuống còn 0,4%/tháng và0,35%/tháng Đến tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở,lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.

(Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì mộttrần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự

do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rấthạn chế Có hai lý do: trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát

từ sự suy giảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vìthế các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế;thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nên mất đi lợi thếbất ngờ của sự thay đổi lãi suất Hơn nữa việc sử dụng các công cụ gián tiếp khácchưa thực sự có hiệu quả; việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp canthiệp hành chính của Nhà nước do vậy đã hạn chế tính chủ động, linh hoạt trongkinh doanh của các TCTD, hạn chế việc hình thành và phát triển của các công cụtài chính, có nguy cơ làm suy yếu năng lực tài chính của TCTD)

d) Giai đoạn từ năm từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002:

Thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản theo quy định của Luật NHNN Việt Nam, từtháng 8 năm 2000, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng, và lãi suất cho vaynội tệ của các TCTD được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN, tức làNHNN không còn quy định cụ thể cho các TCTD phải cho vay với mức lãi suất cụthể nào, NHNN chỉ công bố mức lãi suất tham chiếu là “lãi suất cơ bản”, còn cácTCTD được tự do quyết định các mức lãi suất cụ thể đối với từng đối tượng kháchhàng Tuy nhiên, các TCTD không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơbản +0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và +0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn

Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác

gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất

cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất

Trang 12

nhiều Hình 1 cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên

độ cho phép Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quâncủa bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng) Thực tế làtrong năm 1999, các NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN, vàkết quả, như trên Hình 1, là LSCV ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất

Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ0,3%/tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế Như vậy, từ khi có cơ chế lãisuất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận vớikhách hàng

Một điểm đáng chú ý nữa là LSCV của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãisuất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản Trong năm 2000 và 2001, cả haimức lãi suất này đều giảm Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên.Cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưngLSCV vẫn không tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản Chênh lệch lãi suất, dovậy, đã giảm đi rõ rệt

Trong khi đó, lãi suất của các khoản cho vay bằng ngoại tệ NHNN không quyđịnh biên độ nữa mà cho phép các TCTD dựa vào lãi suất tín dụng trên thị trườngthế giới để tự quyết định mức lãi suất áp dụng cho các khoản tín dụng

Đồng thời, trong giai đoạn 2001 – 2002, do tiếp tục thực hiện chủ trương kíchcầu của Chính phủ, NHNN thực thi chính sách tiền tệ “nới lỏng một cách thậntrọng”, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấpnhư năm 2000 để tạo điều kiện cho các TCTD vay ngắn hạn, có đủ vốn khả dụnghoạt động kinh doanh

Hình 1: Từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất,

1998-2002

Trang 13

Tự do hóa lãi suất USD

Tự do hóa lãi suất VND

Lãi suất tiền gửi VND (3 tháng)

Lãi suất cho vay ngắn hạn VND

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn

Lãi suất cõ bản cộng biên ðộ

Lãi suất cõ bản

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF.

Vào tháng 11/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó chophép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với cácngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài

e) Giai đoạn từ năm từ tháng 6/2002 đến nay:

Vào tháng 6/2002, NHNN tiếp tục cung cấp mức lãi suất cơ bản, nhưng không

ấn định biên độ, như vậy lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàngđược phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng vớikhách hàng để đi đến mức lãi suất cả hai bên đều đồng ý

Như đã trình bày, các ngân hàng đã chủ động xác định LSTG và LSCV từthời điểm áp dụng lãi suất cơ bản Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãisuất cơ bản do NHNN công bố chỉ còn tính chất tham khảo Các nhà hoạch địnhchính sách hy vọng rằng lãi suất giờ đây sẽ phản ánh cung cầu trên thị trường vốnvay Hơn thế nữa, khi lãi suất cơ bản chỉ còn tính chất tham khảo thì các ngânhàng hoàn toàn có thể cho các đối tượng kinh doanh nhỏ hay nông dân vay với lãisuất phản ánh các chí phí cho vay và rủi ro

Từ năm 2003, lãi suất cho vay cầm cố được điều chỉnh dần để đóng vai trò làlãi suất trần của thị trường liên ngân hàng Lãi suất tái chiết khấu được qui định

Trang 14

làm sàn của thị trường liên ngân hàng Mức chênh lệch giữa lãi suất trần và lãi suấtsàn đã được nới rộng từ 0,05%/tháng tức là 0,6%/năm (tháng 3/2003) lên2,4%/năm (tháng 6/2003) và từ tháng 9/2003 là 2%/năm phù hợp với thông lệ quốc

tế và tạo ra một khung lãi suất để cho các mức lãi suất liên ngân hàng biến động

Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằmtiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quannày với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất,phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm2008

Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong nhữngcông cụ điều hành chính sách tiền tệ Theo đó, cơ quan này công bố và điều chỉnhmột cách linh hoạt lãi suất

Diễn biến lãi suất chính thức của NHNN giai đoạn

Trang 15

2.2.1.Quan hệ giữa lãi suất với kinh tế vĩ mô, tiền tệ ở Việt Nam:

- Quan hệ giữa lãi suất và diễn biến kinh tế vĩ mô: Chính sách lãi suất có mốiquan hệ chặt chẽ với diễn biến kinh tế vĩ mô, thể hiện lãi suất thị trường ổn định docác cân đối vĩ mô được giữ vững (tăng trưởng kinh tế cao, cán cân thanh toánthặng dư, bội chi ngân sách dưới 5% GDP…) Ngược lại, lãi suất thị trường cóquan hệ tỷ lệ hợp lý với các chỉ số kinh tế vĩ mô cho nên đã kích thích hoạt độngcủa nền kinh tế

- Quan hệ giữa lãi suất và lạm phát: Lãi suất tiền gửi và cho vay của TCTDbiến động cùng chiều hướng giảm của lạm phát, đảm bảo lãi suất “thực dương”.Theo cơ chế truyền dẫn và tác động của chính sách lãi suất và mô hình thựcnghiệm, thì NHNN có thể sử dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tốt nhất của TCTDlàm lãi suất mục tiêu để điều hành

- Quan hệ giữa lãi suất thực và tăng trưởng kinh tế: Lãi suất thực nhỏ hơn tăngtrưởng kinh tế thực tế là mối tương quan hợp lý, vì tăng trưởng kinh tế phản ánhmức gia tăng của cải và “lợi tức- lãi suất thực của tư bản cho vay” thông thườngphải nhỏ hơn mức gia tăng này

- Quan hệ giữa cung- cầu vốn và lãi suất TTTT: Đối với nền kinh tế quy mônhỏ, mở cửa và trong thời kỳ chuyển đổi như Việt Nam, để tăng trưởng kinh tế ởmức cao và ổn định lãi suất thị trường, thì phải tăng cường thu hút vốn đầu tư nướcngoài, bù đắp đủ chênh lệch “âm” giữa tiết kiệm và đầu tư Quan hệ giữa tốc độtăng trưởng vốn huy động và tín dụng của hệ thống phản ánh khá chính xác tìnhtrạng cung- cầu vốn thị trường và có mối quan hệ chặt chẽ với biến động lãi suất

Trang 16

TTTT (nếu cố định các nhân tố tác động khác) Để kiểm soát lãi suất TTTT,NHNN cần giám sát chặt chẽ quy mô và chất lượng tăng trưởng tín dụng, các hệ số

an toàn kinh doanh của các NHTM

- Quan hệ giữa lãi suất VND, tỷ giá USD/VND và lãi suất USD: Nền kinh tếViệt Nam bị đô la hoá ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây Mối quan hệ giữa lãisuất VND- tỷ giá USD/VND- lãi suất USD được biểu hiện bằng mô hình:

Lãi suất tiền gửi ngắn hạn VND = Lãi suất tiền gửi ngắn hạn USD + Mức tăngcủa tỷ giá giữa VND so với USD + Hệ số điều chỉnh (k)

Trong đó, k là chênh lệch lợi tức giữa lãi suất tiền gửi ngắn hạn VND và lãisuất tiền gửi ngắn hạn USD Nếu (k) ở mức 2%- 3% thì tác động ổn định TTTT;nếu k<0, TTTT bị xáo trộn do dịch chuyển vốn VND sang USD

- Quan hệ giữa lãi suất, cung ứng tiền và phát triển TTTT: Quan hệ giữa tốc

độ tăng tổng phương tiện thanh toán (M2) và lãi suất TTTT là tỷ lệ nghịch, nhưngxét độ trễ thời gian từ 1 đến 2 năm, thì biến động lãi suất thị trường có mức giảmnhanh hơn so với tốc độ tăng M2 và trong một số năm biến động không phải là tỷ

lệ nghịch Điều này phản ánh quan hệ không chặt chẽ giữa M2 và lãi suất TTTT, vìtác động vượt trội của các nhân tố lạm phát, cạnh tranh, tỷ giá và lãi suất thị trườngquốc tế

- Quan hệ giữa lãi suất và năng lực tài chính của các NHTM: Năng lực tàichính của hệ thống NHTM ở tình trạng yếu kém kéo dài trong nhiều năm qua lànhân tố gây nên tình trạng dễ tổn thương và biến động bất thường trên TTTT; hoặctạo nên sức ỳ, kém nhạy cảm đối với những thay đổi của chính sách lãi suất

- Quan hệ giữa lãi suất TTTT và lãi suất chính thức của NHNN: Lãi suấtTTTT sơ cấp, thứ cấp và lãi suất chính thức của NHNN có mối quan hệ, tác độnglẫn nhau, biến động theo chiều hướng giảm Một số lãi suất trên TTTT đã xác lậpđược mối quan hệ hợp lý Tuy nhiên, quan hệ giữa các loại lãi suất trên TTTT đã

và đang có những mâu thuẫn, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; vai trò chi phối

và kiểm soát lãi suất thị trường của NHNN còn yếu

2.2.2 Đánh giá chính sách lãi suất :

Trang 17

a, Mặt được:

Đối với Việt Nam, nền kinh tế nhỏ, mở cửa và đang trong thời kỳ chuyển đổisang cơ chế kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước Trong nhiều năm qua,NHNN Việt Nam đã có những bước tiến rất lớn trong việc xây dựng và thực thiđược chính sách lãi suất từ chỗ lãi suất thực âm, sang lãi suất thực dương, loại bỏdần các quy định về mức lãi suất cụ thể và thực hiện thành công chính sách lãi suấttheo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện, mục tiêu phát triển nền kinh tế củaViệt Nam trong từng giai đoạn NHNN đã chuyển đổi cơ chế kiểm soát trực tiếp lãisuất sang cơ chế kiểm soát gián tiếp; cơ chế lãi suất từ chỗ áp đặt chuyển sang điềutiết gián tiếp ; cơ chế truyền dẫn và tác động của chính sách lãi suất đối với nềnkinh tế đã được hình thành

Những thay đổi về cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế điều hành lãi suất củaNHNN trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động ngânhàng qua đó tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước Cụthể :

- Ưu điểm lớn nhất của chính sách tự do hóa lãi suất mà NHNN thực hiện là

đã phản ánh được tình hình quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường, phản ánhđúng bản chất là ‘‘giá cả’’ trong quan hệ tín dụng, quan hệ vốn giữa ngân hàng –khách hàng và nền kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạnglưới để huy động cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và nhanhhơn vốn cho người cần vay

- Cơ chế mới này cho phép NHNN phát huy khả năng quản lý, vai trò chủđộng linh hoạt trong công tác điều hành chính sách lãi suất, theo ‘‘tín hiệu của thịtrường’’ Hạn chế việc can thiệp hành chính kém hiệu quả Bên cạnh đó, cơ chếmới còn tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN sử dụng các công cụ điều hành chínhsách tiền tệ, để tác động nhanh đến lãi suất trên thị trường theo hướng có lợi chohoạt động ngân hàng, cho nền kinh tế và cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củađất nước

Ngày đăng: 19/07/2013, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w