1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) TẠI VIỆT NAM

24 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 208,95 KB

Nội dung

LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) TẠI VIỆT NAM. Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới. Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME- JIT) 1

2 Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT 1

2.1 Khái niệm 1

2.2 Lịch sử hình thành 2

3 Các yếu tố chính của hệ thống JIT 3

3.1 Mức độ sản xuất đều và cố định 3

3.2 Tồn kho thấp 3

3.3 Kích thước lô hàng nhỏ 3

3.4 Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh 4

3.5 Bố trí mặt bằng hợp lý 4

3.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ 5

3.7 Sử dụng công nhân đa năng 5

3.8 Đảm bảo mức chất lượng cao 5

3.9 Tinh thần hợp tác 6

3.10 Lựa chọn người bán hàng tin cậy 7

3.11 Sử dụng hệ thống “kéo” 7

3.12 Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất 9

3.13 Sự cải tiến liên tục 9

4. Lợi ích và hạn chế khi áp dụng hệ thống JIT 9

4.1 Lợi ích 9

4.2 Hạn chế: 10

5 Chuyển sang hệ thống JIT 11

6 Mô hình quản lý đồng bộ (SO) và cách quản lý ứng dụng 12

6.1 Mô hình quản lý đồng bộ 9 quy tắc 12

6.2 Sự ứng dụng Cách quản lý đồng bộ 13

6.3 So sánh MRP, JIT và mô hình quản lý đồng bộ 13

6.3.1 Giống nhau 13

6.3.2 Khác Nhau: 13

CHƯƠNG 2 15

ÁP DỤNG HỆ THỐNG JIT TẠI CÔNG TY MAY 28 – AGTEX 15

1 Giới thiệu về công ty may 28 – Agtex 15

1.1 Hình thành và phát triển 15

1.2 Lĩnh vực hoạt động 16

1.3 Chính sách chất lượng 16

2 Giới thiệu dây chuyền áo sơ mi Hugo Boss 17

2.1 Giới thiệu dây chuyền sản xuất 17

2.2 Cách thức tổ chức sản xuất 17

2.3 Tổ chức quá trình sản xuất 17

2.4 Bố trí mặt bằng phân xưởng II, xí nghiệp II 18

3 Các ứng dụng của JIT vào dây chuyền sản xuất áo sơ mi của phân xưởng II 19

3.1 Bố trí mặt bằng hợp lý 19

Trang 3

3.2 Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ 19

3.3 Giải quyết vấn đề nhanh chóng 19

3.4 Chất lượng đảm bảo 19

3.5 Hàng tồn kho thấp 20

3.6 Sử dụng “hệ thống kéo” trong sản xuất 20

4 Kết luận 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG

LÚC (JUST IN TIME- JIT)

2 Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT

2.1 Khái niệm

Chiến lược Just-In-Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại

Tóm lược ngắn gọn nhất là: "Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vàođúng thời điểm cần thiết"

Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất

sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số

lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới Trong JIT, các quy trình không tạo ra

giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà kháchhàng muốn

Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiênvật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập

kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngaykhi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuấtrơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để cóđầu vào vận hành

JIT còn được áp dụng trong cả suốt quy trình cho đến bán hàng Số lượng hàng bán

và luồng hàng điều động sẽ gần khớp với số lượng hàng sản xuất ra, tránh tồn đọng vốn

và tồn kho hàng không cần thiết, có những công ty đã có lượng hàng tồn gần như bằng

không Hệ thống JIT cho phép hệ thống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần

thiết

Sản xuất Just-In-Time, hay JIT, là một triết học quản lý tập trung vào loại trừ nhữnghao phí trong sản xuất bằng việc chỉ sản xuất đúng số lượng và kết hợp các thành phần tạiđúng chỗ vào đúng thời điểm Điều này dựa vào một thực tế hao hụt là kết quả từ bất kỳhoạt động nào làm gia tăng chi phí mà không gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm, như là

Trang 5

sự chuyển dịch hàng tồn kho từ chỗ này sang chỗ khác hay thậm chí chỉ là hành động củaviệc cất giữ hàng tồn.

Mục đích (của) JIT, vì vậy, là nhằm giảm thiểu các những hoạt động không gia tănggiá trị và không di chuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất Điều này sẽ dẫnđến thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết bị hiệu quảhơn, yêu cầu không gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấp hơn, và lợinhuận cao hơn

2.2 Lịch sử hình thành

JIT bắt nguồn từ Nhật bản, nơi nó đã được thực hành từ đầu những năm 1970 Nóđược phát triển và hoàn thiện bởi Ohno Taiichi của Toyota, người mà bây giờ được xemnhư cha đẻ của JIT Taiichi Ohno phát triển những triết học này như một phương tiệnnhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất Như vậy, trước đây,JIT được sử dụng không chỉ để giảm bớt hao phí trong sản xuất mà còn chủ yếu để sảnxuất hàng hóa sao cho hàng hóa đến tay khách hàng chính xác khi họ cần đến

JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất tinh gọn (Lean) hay sản xuấtkhông tồn kho, bởi vì yếu tố then chốt psau của việc áp dụng thành công JIT là giảm tồnkho tại nhiều công đoạn khác nhau dây chuyền sản xuất tới mức tối thiểu Điều này cầnphải có sự phối hợp tốt giữa những công đoạn sao cho mỗi công đoạn chỉ sản xuất chínhxác số lượng cần thiết cho công đoạn sau Nói một cách khác, một công đoạn chỉ nhậnvào chính xác số lượng cần thiết từ công đoạn trước

Hệ thống JIT bao gồm định nghĩa luồng sản xuất và thiết lập khu vực sản xuất saocho luồng nguyên liệu khi được đưa vào sản xuất được thông suốt và không bị cản trở, do

đó giảm bớt thời gian đợi nguyên liệu Điều này yêu cầu khả năng của các những trạmlàm việc khác nhau mà nguyên liệu đi qua tương ứng và cân bằng một cách chính xác, vànhư vậy những điểm “thắc cổ chai” trong dây chuyền sản xuất sẽ được loại trừ Cơ cấunày bảo đảm rằng nguyên liệu sẽ được gia công mà không có việc xếp hàng hay ngừng lạichờ

Khía cạnh quan trọng khác của JIT là việc sử dụng một hệ thống “kéo” (pull) để di

Trang 6

yêu cầu của công đoạn tiếp theo sẽ điều chỉnh sản lượng của công đoạn trước đó Vì vậyđối với JIT thật cần thiết để định nghĩa một quá trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi choviệc “kéo” các lô từ một công đoạn sang công đoạn kế tiếp.

3 Các yếu tố chính của hệ thống JIT

3.1 Mức độ sản xuất đều và cố định

Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một hệthống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu và sảnphẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng Mỗi thao tác phải được phốihợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ Do đó, lịch trình sản xuất phải được cốđịnh trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất Rõràng là luôn có áp lực lớn để có được những dự báo tốt và phải xây dựng được lịch trìnhthực tế bởi vì không có nhiều tồn kho để bù đắp những thiếu hụt hàng trong hệ thống

3.2 Tồn kho thấp

Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp Lượng tồnkho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩmchưa tiêu thụ Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng Lợi ích rõ ràng nhất củalượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và tiết kiệm chi phí do không phải ứđọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơnnhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dựtrữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm chonhững nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đếnchi phí tăng cao Phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó người ta càng

dễ tìm thấy và giải quyết những khó khăn phát sinh

3.3 Kích thước lô hàng nhỏ

Trang 7

Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất

và phân phối từ nhà cung ứng Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích cho hệthống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau:

 Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn sovới lô hàng có kích thước lớn Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diệntích kho bãi

 Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc

 Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lôhàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn

3.4 Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh

Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thời gian và chiphí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường được huấn luyện để làmnhững công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phảiđơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đa năng có thể giúp giảm thời gianlắp đặt Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để giảm chi phí và thời gianlắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có tính lặp lại Quá trình xử lýmột loạt các chi tiết tương tự nhau trên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầuthay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong trường hợp này là cần thiết

3.5 Bố trí mặt bằng hợp lý

Theo lý thuyết sản xuất cổ điển, mặt bằng của các phân xưởng thường được bố trítheo nhu cầu xử lý gia công Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhucầu sản phẩm Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, cónhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớntrong khu vực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trungtâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảmđến mức tối thiểu Mặt khác, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể vàkhông gian cho đầu ra cũng giảm Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu

Trang 8

quả hơn và máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếptrong công nhân.

3.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ

Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắcrối Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ,trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vàoviệc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra Những côngnhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình

Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng Vì vậy, cần thiết phải chuẩn bịcho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sản xuất một cácnhanh chóng Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phòng và duy trì lựclượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa chữa những hư hỏng đột xuất

có thể xảy ra

3.7 Sử dụng công nhân đa năng

Trong hệ thống cổ điển, công nhân thường được đào tạo trong phạm vi hẹp mà thôi

Hệ thống JIT dành vai trò nổi bật cho công nhân đa năng được huấn luyện để điều khiểntất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảotrì, sửa chữa…Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữa nhỏ cũngnhư thực hiện việc lắp đặt Hãy nhớ rằng trong hệ thống JIT người ta đẩy mạnh đơn giảnhóa việc lắp đặt, làm thuận lợi cho người vận hành Trong hệ thống JIT, công nhân khôngchuyên môn hóa mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúpnhững công nhân không theo kịp tiến độ Người công nhân không những có trách nhiệmtrong việc kiểm tra chất lượng công việc của mình mà còn quan sát kiểm tra chất lượngcông việc của những công nhân ở khâu trước họ Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế

là mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo những công nhân đa năng để đáp ứng yêu cầucủa hệ thống

3.8 Đảm bảo mức chất lượng cao

Trang 9

Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao Những hệ thống này được gàivào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất lượng kém

sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này Thực tế, do kích thước các lô hàng nhỏ, lượnghàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra, việc sản xuất phảingừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục Vì vậy, phải tránh bất cứ sự ngừng việc nàohoặc nhanh chóng giải quyết trục trặc khi chúng xuất hiện

Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng:

 Một là: thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất Thực tế cho thấy hệthống JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêu chuẩn hóa cácphương pháp làm việc, các công nhân rất quen thuộc với công việc của họ và sửdụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm tăngchất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản xuất

 Hai là: yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm có chấtlượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới Nếu đạt được yêu cầu này,thời gian và chi phí kiểm tra hàng hóa có thể được loại bỏ

 Ba là: làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượngcao Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp, huấnluyện phương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lườngchất lượng và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiến chất lượng sản phẩm vàkhi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác của công nhân

3.9 Tinh thần hợp tác

Hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa công nhân, quản lý và người cung cấp.Người Nhật rất thành công trong phương diện này, bởi vì trong văn hoá Nhật Bản, sự tôntrọng và hợp tác của người Nhật đã ăn sâu vấn đề này Điều này đòi hỏi một sự đánh giáđúng về tầm quan trọng của hợp tác và sự nổ lực chặt chẽ để thấm nhuần và duy trì tinhthần đó

Trang 10

3.10 Lựa chọn người bán hàng tin cậy

Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giao hànghóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chính xác

Theo truyền thống, người mua đóng vai trò kiểm tra chất lượng và số lượng hàngmang đến, và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuất lại Trong hệthống JIT, hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòng công việc Việc kiểmtra chất lượng hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả vì nó không được tính vàogiá trị sản phẩm Do đó việc đảm bảo chất lượng được chuyển sang người bán Ngườimua sẽ làm việc với người bán để giúp họ đạt được chất lượng hàng hóa mong muốn.Mục tiêu cơ bản của người mua là có thể công nhận người bán như một nhà sản xuất hànghóa chất lương cao, do vậy không cần có sự kiểm tra của người mua

3.11 Sử dụng hệ thống “kéo”

Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịchcông việc thông qua quá trình sản xuất Trong hệ thống đẩy, khi công việc kết thúc tạimột khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sản phẩm đượcđẩy vào kho thành phẩm Ngược lại, trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời củacông việc tùy thuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từkhâu phía trước nếu cần Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu kháchhàng hoặc bởi lịch trình sản xuất chính Như vậy, trong hệ thống kéo, công việc được luânchuyển để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất Trái lại,trong hệ thống đẩy, công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đếnkhâu kế tiếp theo đã sẳn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa Vì vậy công việc có thể bịchất đống tại khâu chậm tiến độ do thiết bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn đề về chấtlượng

Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công việc sẽgắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từkhâu này sang khâu khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc” tới khâu kế tiếp,theo đó dòng công việc được kết nối nhau, và sự tích lũy thừa tồn kho giữa các công đoạn

sẽ được tránh khỏi

Trang 11

Tuy nhiên vẫn phải có vài chổ tồn kho vì các hoạt động không được làm ngay Điềunày dẫn đến việc các trạm sau phải có thông tin về nhu cầu đầu vào thích đáng của nótrước thời gian để cho phép nó làm việc, hoặc có thể có một kho đệm giữa các trạm và tồnkho trong kho đệm giảm đến một mức nào đó.

Có nhiều phương cách để truyền thông tin giữa các công đoạn nhưng cách thôngthường nhất là dùng công cụ Kaban Kanban là một hệ thống thông tin nhằm kiểm soát sốlượng linh kiện hay sản phẩm trong từng quy trình sản xuất Mang nghĩa một nhãn haymột bảng hiệu, mỗi kanban được gắn với mỗi hộp linh kiện qua từng công đoạn lắp ráp.Mỗi công nhân của công đoạn này nhận linh kiện từ công đoạn trước đó phải để lại 1kanban đánh dấu việc chuyển giao số lượng linh kiện cụ thể Sau khi được điền đầy đủ từtất cả các công đoạn trong dây truyền sản xuất, một kanban tương tự sẽ được gửi ngượclại vừa để lưu bản ghi công việc hoàn tất, vừa để yêu cầu linh kiện mới Kanban qua đó đãkết hợp luồng đi của linh kiện với cấu thành của dây truyền lắp ráp, giảm thiểu độ dài quytrình Kanban được áp dụng với 2 hình thức:- Thẻ rút (withdrawal kanban): chi tiết vềchủng loại và số lượng sản phẩm mà quy trình sau sẽ rút từ quy trình trước.- Thẻ đặt(production-ordering): chi tiết về chủng loại và số lượng sản phẩm mà quy trình sau phảisản xuất

So sánh nguyên tắc “kéo” và nguyên tắc “đẩy”

Nguyên tắc kéo Nguyên tắc đẩy

- Đầu ra được kéo dựa trên nhu cầu

- Khâu sau sẽ kéo sản phẩm từ khâu

- Quan tâm đến công việc của khâu kế - Không quan tâm đến công việc của

khâu kế

- Dòng sản phẩm diễn ra liên tục - Dễ xảy ra tình trạng chất đống

Trang 12

3.12 Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất

Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào Mối quan tâm là nhữngtrục trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc qua hệ thống Khi những sự

cố như vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cách nhanh chóng Điều này có thể buộcphải gia tăng tạm thời lượng tồn kho, tuy nhiên mục tiêu của hệ thống JIT là loại bỏ càngnhiều sự cố thì hiệu quả càng cao

Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã dùng

hệ thống đèn để báo hiệu Ở Nhật, một hệ thống như vậy được gọi là ANDON Mỗi mộtkhâu công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanh biểu hiện cho mọi việc đềutrôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cần chấn chỉnh, đèn đỏ báo hiệu có sự

cố nghiêm trọng cần nhanh chóng khắc phục Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là chonhững người khác trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phép công nhân và quảnđốc sửa chữa kịp thời sự cố xãy ra

3.13 Sự cải tiến liên tục

Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên tụctrong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản xuất, cảitiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất Sự cảitiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trong doanh nghiệpnhằm hoàn thiện hệ thống

4 Lợi ích và hạn chế khi áp dụng hệ thống JIT

4.1 Lợi ích

Áp dụng JIT trong sản xuất có những lợi ích sau:

 Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêuthụ sản phẩm

 Giảm nhu cầu về mặt bằng

 Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại

 Giảm thời gian phân phối trong sản xuất

 Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất

Ngày đăng: 05/08/2014, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w