Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào không theo tổ chức và không kiểm soát được, có khả năng tồn tại và phát triển ở các tổ chức lạ 1. Các tế bào này có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển theo mạch máu đến phát triển ở các mô ở xa (gọi là di căn), gây nguy hiểm cho tính mạng con người 1, 2.Ngay từ cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, con người đã đi tìm thuốc điều trị bệnh ung thư. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (National Cancer Institute, viết tắt là NCI) đã có một dự án lớn là sàng lọc và tìm các hoạt chất có tác dụng chống ung thư để dùng làm thuốc điều trị bệnh này 1. Trong đó có cả việc sàng lọc các cây thuốc có tác dụng chống ung thư để tìm ra hoạt chất của nó. Một số hợp chất tự nhiên đã được phát hiện và được sử dụng làm thuốc dùng cho điều trị ung thư. Nổi bật nhất trong số các hợp chất tự nhiên tìm được trong chương trình này là taxol (paclitaxel), được phân lập từ cây thông đỏ Taxus brevifolia. Đến năm 1971, Wani và cộng sự công bố phát hiện về hoạt tính chống ung thư của hợp chất này và xác định được công thức hóa học của nó 2. Taxol và các dẫn xuất của nó được dùng điều trị ung thư phổi, buồng trứng, vú, đầu và cổ 3.
TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÀ DƯỢC LIỆU CHỮA UNG THƯ PHẦN 1: Vài nét cơ bản về bệnh ung thư Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào không theo tổ chức và không kiểm soát được, có khả năng tồn tại và phát triển ở các tổ chức lạ [1]. Các tế bào này có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển theo mạch máu đến phát triển ở các mô ở xa (gọi là di căn), gây nguy hiểm cho tính mạng con người [1], [2]. Nguyên nhân gây ung thư là do sự đột biến ADN, gây ra đột biến ở các gen thiết yếu ở quá trình phân bào và các quá trình thiết yếu khác [2], [3]. Các tế bào này không tuân theo qui trình tự nhiên là sinh ra – phát triển – già – chết mà chúng phát triển không kiểm soát được, vô hạn, tích lũy dần dần tạo ra khối u (tumor), tức là ung thư. Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ gây chèn ép các tế bào bình thường, hoặc gây mất chức năng của các tế bào bình thường sẽ dẫn đến tử vong [1−3]. Có nhiều tác nhân gây ra ung thư gồm có các hóa chất độc hại từ tự nhiên (trong khói thuốc lá, các loài sinh vật như nấm, môi trường), các tác nhân vật lý (tia tử ngoại, tia phóng xạ), các tác nhân sinh học (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), do di truyền [4]. Tuy cùng gọi chung là ung thư, nhưng thực chất nó gồm có nhiều bệnh có cùng tính chất như trên [1−3]. Thông thường ung thư được phân loại theo tế bào, mô bị ung thư như ung thư phổi (lung cancer), ung thư vú (breast cancer), ung thư dạ dày (stomuch cancer), ung thư bàng quang (bladder cancer), ung thư buồng trứng (ovarian cancer), ung thư biểu mô (carcinoma) Sự nguy hiểm của ung thư và cuộc chiến chống ung thư Ung thư đã gây tử vong lớn trên thế giới, theo WHO thì ung thư là 1 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới [4]. Cũng theo WHO năm 2004, ung thư gây tử vong khoảng 7,4 triệu người (khoảng 13% trường hợp tử vong) trên thế giới [4], và khoảng 7,6 triệu người năm 2007 [5]. Theo dự báo đến năm 2030, số người chết vì ung thư hàng năm khoảng 12 triệu người [4]. Số người chết do ung thư ở Việt Nam cũng rất cao [6]. Sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư đã được biết từ sớm và năm 1971, tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố mở một cuộc chiến chống lại ung thư [7]. Ngày nay, ung thư đã trở thành đại dịch và con người đã, đang tìm cách phòng và chữa trị nó. Tuy nhiên, sau 5 thập kỷ nghiên cứu thuốc và phương pháp chữa trị mà vẫn chưa có nhiều kết quả, con người vẫn tiếp tục đi tìm các phương pháp chữa bệnh có hiệu quả hơn. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra được thuốc hay phương pháp chữa ung thư hiệu quả. Khoảng hơn 30% số trường hợp tử vong do ung thư có thể phòng và tránh được ung thư nếu chúng ta không tiếp xúc với các tác nhân gây ra nó (ví dụ không hút thuốc lá, không uống rượu, tránh ô nhiễm môi trường, ăn nhiều rau và hoa quả, tập thể dục thường xuyên…) [1]. Có nhiều trường hợp có thể phòng và chữa được nếu phát hiện sớm [1−4]. Vì vậy WHO khuyến cáo con người nên đi khám thường xuyên để phòng bệnh. Nhưng điều này chỉ có được ở các nước phát triển, những người giàu có đủ điều kiện về kinh tế và y tế. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo thì không có được điều kiện như vậy. Do đó, số trường hợp tử vong ở các nước phát triển ít hơn ở các nước đang phát triển và các nước nghèo [4]. Khi ung thư đã ở giai đoạn cuối hay di căn thì số trường hợp tử vong rất lớn. Ngày nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh ung thư, gồm có phẫu thuật, vật lý trị liệu (xạ trị liệu), hóa trị liệu (dùng thuốc điều trị ung thư), tăng cường miễn dịch (miễn dịch trị liệu), vaccine … và ngày càng có nhiều 2 phương pháp mới [2]. Trong số đó, hóa trị liệu là phương pháp cổ điển và vẫn chưa thể thay thế được. Các hóa chất dùng để điều trị bệnh ung thư là các chất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc là các dẫn xuất của nó. Những năm 50, 60 và 70 của thế kỷ trước, người Mỹ đã có chiến dịch tìm các chất chống ung thư từ tự nhiên bằng các phương pháp sàng lọc hoạt tính ban đầu, do Viện Ung thư quốc gia (National Cancer Institute – NCI) khởi xướng và cấp kinh phí. Chiến dịch này đã rất thành công về kết quả. Hàng loạt các chất chống ung thư như camptothecin, vincristin, vinblastin, taxol đã được phát hiện từ tự nhiên là các cây thuốc được sử dụng trong y học dân gian với nhiều mục đích khác nhau. Sau đó, các chất này và các dẫn xuất của chúng đã dùng để điều trị các bệnh ung thư cho đến tận ngày nay. Mặc dù các nước phát triển đã nghiên cứu sàng lọc các cây thuốc có tác dụng chống ung thư để tìm ra thuốc chữa bệnh từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước, thì các nghiên cứu này mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam khoảng hơn 10 năm gần đây. Chúng tôi xin tóm tắt một số kết quả tiêu biểu của các nhà khoa học trong nước. Nhóm nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên của GS Phan Tống Sơn (khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội) có cho một số kết quả công bố về các cây thuốc có hoạt tính chống ung thư từ các cây Croton tonkinensis (khổ sâm cho lá) và Scoparia dulcis (cam thảo nam) [8]. GS Nguyễn Xuân Dũng (khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có công trình chứng minh các diterpen phân lập từ cây khổ sâm cho lá có tác dụng chống ung thư [9]. Nhóm nghiên cứu của tác giả Phan Văn Kiệm (viện hóa học các hợp chất tự nhiên), cũng có nhiều kết quả về nghiên cứu các cây thuốc có tác dụng chống ung thư ở Việt Nam [10]. Trong số đó, cây bùng bục đã được sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư và hiện có bán trên thị trường. Cũng nhóm nghiên cứu này đang thực hiện một đề tài cấp nhà nước về sàng 3 lọc nguồn dược liệu có tác dụng diệt tế bào ung thư do GS. TS. Hoàng Thanh Hương chủ trì. Mục tiêu là tìm ra các dược liệu là cây cỏ, sinh vật biển có tác dụng diệt các tế bào ung thư [10]. Nhóm nghiên cứu của tác giả Trần Lê Quân và Trần Kim Qui (trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) cũng sàng lọc tác dụng ức chế tế bào ung thư của các cây thuốc Việt Nam và cũng đã phân lập, xác định được cấu trúc của các hoạt chất chống ung thư từ cây hà thủ ô trắng và cây hồng sâm [11]. Tác giả Nguyễn Hải Nam (trường Đại học Dược Hà Nội) cũng đã sàng lọc tác dụng chống ung thư của 58 cây thuốc Việt Nam, chọn lọc được các cây thuốc có tác dụng tốt và xác định được một số hoạt chất của chúng [12]. Gần đây, TS. Nguyễn Mạnh Cường (Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia) cũng đã thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ “Nghiên cứu phát hiện các phân tử đích để chữa bệnh ung thư, AIDS, viêm nhiễm và tiểu đường từ các cây thuốc, bài thuốc và thực vật Việt Nam” và cũng có một số công bố về tác dụng chống ung thư của một số cây thuốc Việt Nam [13]. Trên đây là các nghiên cứu cơ bản nổi bật của các nhóm tác giả trong nước về việc tìm kiếm nguồn dược liệu chống ung thư tại Việt Nam. Có thể thấy rằng các nghiên cứu này đều thực hiện phối hợp với các nhóm nghiên cứu ở nước ngoài vì những khó khăn gặp phải ở Việt Nam như kinh phí, thông tin, kỹ thuật Đề cập đến nghiên cứu ứng dụng, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng là cơ quan quản lý đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ chiết xuất các hoạt chất sinh học từ lá cây thông đỏ và cây dừa cạn Việt Nam phục vụ sản xuất thuốc chống ung thư và xuất khẩu” [14]. Chương trình hóa dược (thuộc bộ Công thương quản lý) cũng có một số đề tài chiết xuất các hợp chất tự nhiên chống ung thư. Kết quả đạt được của những đề tài này vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn. Tại bệnh viện K cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa 4 học về thuốc chữa bệnh ung thư như: “Nghiên cứu thuốc ức chế u Panacrin tế nguồn dược liệu Việt Nam dùng trong điều trị ung thư” (do PGS. TS Phạm Kim Mãn làm chủ nhiệm, đề tài cấp nhà nước), “Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng hỗ trợ của thuốc Angala trong điều trị bệnh nhân ung thư vú đang điều trị bằng hóa chất và tia xạ” (TS Nguyễn Bá Đức, cấp nhà nước), “Theo dõi hiệu quả của thuốc điều hòa miễn dịch Aslem trong điều trị ung thư vú phối hợp với phẫu thuật và tia xạ” (TS. Nguyễn Bá Đức, cấp bộ)… Kết quả của những đề tài này đã được áp dụng vào thực tiễn, sản xuất các thuốc dùng cho hỗ trợ điều trị ung thư và sử dụng các thuốc này trong điều trị các bệnh ung thư ở Việt Nam. Hiện nay trên thị trường nước ta có bán một số thành phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư từ các cây thuốc như náng hoa trắng (Crinum latifolium), đương qui (Agelica sp., biệt dược Angala), bột nghệ (Curcuma longa, hoạt chất là curcumin)…. Tuy nhiên, không có các nghiên cứu khoa học đầy đủ về tác dụng dược lý, cơ chế tác dụng của thuốc, dược động học, nghiên cứu về lâm sàng… cho các thuốc này. Vì vậy, các thuốc mới chỉ dừng lại ở hỗ trợ điều trị ung thư mà không phải dùng trong điều trị các bệnh ung thư. Mới gần đây, TS. Nguyễn Thị Trâm đã bảo vệ thành công đề tài cấp nhà nước về tác dụng chống ung thư của cây trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium. Kết quả này mở ra khả năng sản xuất thuốc chống ung thư từ nguồn dược liệu này. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Viện Dược liệu – Bộ Y tế là cơ quan có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học toàn diện về dược liệu, sản xuất thử nghiệm các chế phẩm thuốc từ dược liệu, hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc YHCT, nghiên cứu chứng minh giá trị khoa học của các bài thuốc cổ truyền, kinh nghiệm sử dụng thuốc 5 trong dân gian. Hiện nay, Viện đang đẩy mạnh việc nghiên cứu nghiên cứu thành phần hoạt chất trong cây thuốc, sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học, phân lập và nhận dạng, bán tổng hợp các dẫn chất và tổng hợp các hợp chất làm thuốc. Các nhà khoa học của Viện đã sàng lọc bước đầu được hơn 100 cây thuốc về hoạt tính chống oxy hóa [15], và đã xác định được các hoạt chất của một số cây có tác dụng mạnh như chè đắng (Ilex kudingcha) [16], cây mật gấu (Picria tel-ferae) [17], và chè dây (Ampelosis cantoniensis) [18]. Định hướng của nghiên cứu này là tìm ra các cây thuốc, các hoạt chất có khả năng phát triển thành thuốc chữa bệnh cho người. Các nghiên cứu về thuốc chữa bệnh ung thư, Viện Dược liệu đã có hợp tác nghiên cứu về thuốc dùng cho điều trị bệnh ung thư như “Nghiên cứu thuốc ức chế u Panacrin tế nguồn dược liệu Việt Nam dùng trong điều trị ung thư” (do PGS. TS Phạm Kim Mãn làm chủ nhiệm), “Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng hỗ trợ của thuốc Angala trong điều trị bệnh nhân ung thư vú đang điều trị bằng hóa chất và tia xạ” (TS Nguyễn Bá Đức, PGS. TS Bùi Thị Bằng), “Các nghiên cứu điều chế thuốc Haina từ cây cà gai leo Solanum hainanense Hance” (TS Nguyễn Bích Thu, đề tài cấp bộ), “Các nghiên cứu về chống oxy hóa, chống stress, và kích thích miễn dịch của cây sâm Việt Nam Panax vietnamensis” (TS Nguyễn Thị Thu Hương), “Tác dụng chống ung thư của nấm linh chi Việt Nam” (PGS. TS Nguyễn Thượng Dong) [19]. Trong đó, thuốc panacrin và angala đã có số đăng ký của Bộ Y tế và sắp được đưa vào sản xuất và lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, và cả kinh phí của Viện nói riêng và Việt Nam nói chung còn có nhiều hạn chế, nên kết quả nghiên cứu chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển trong nước. Để có được 6 những nghiên cứu có kết quả tốt, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, có kết quả đào tạo các cán bộ nghiên cứu khoa học tốt, chúng ta cần thiết phải hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh ở các nước phát triển. Như vậy, các nhà khoa học của Việt Nam sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp nước ngoài về kinh phí, kỹ thuật, công nghệ, và ý tưởng khoa học. Các đối tác nước ngoài cũng giúp đào tạo một số cán bộ cho Việt Nam để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong nước. Tại Việt Nam, số người chết do ung thư là khoảng 71000 người năm 2005, trong đó có khoảng 38000 người dưới 70 tuổi [20]. Đến nay, ước tính có khoảng 200000 người bị mắc ung thư mỗi năm, và số tử vong là 100000 người và là bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Về điều trị ung thư, Việt Nam cũng theo các phương pháp điều trị của thế giới, đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và miễn dịch trị liệu. Thông thường phác đồ điều trị ung thư là kết hợp của 2-3 phương pháp trị liệu sẽ cho kết quả tốt hơn. Trong số đó, hóa trị liệu vẫn được sử dụng thường xuyên nhất cho tất cả các loại ung thư. Tại nước ta, với số người mắc bệnh ung thư lớn như vậy, kinh phí để điều trị bệnh là rất lớn. Về thuốc để điều trị ung thư, nêu không tính các thuốc dùng theo Y học dân gian, thì chủ yếu chúng ta phải nhập khẩu chúng. Trong khi đó, ngành hóa dược phục vụ sản xuất thuốc trong nước vẫn còn rất lạc hậu, và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 60% thuốc cho nhu cầu sử dụng trong nước. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước và kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam để chủ động cung ứng thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lí, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Để làm 7 được điều đó, chúng ta phải biết bảo tồn, phát triển, và khai thác nguồn tài nguyên của nước ta. Chúng ta biết rằng nước ta có khoảng 12000 loài, trong đó có khoảng 4000 loài được biết làm thuốc trong y học dân gian. Đây là một nguồn dược liệu vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Việc nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác, sử dụng bảo tồn nguồn tài nguyên đó như thế nào để nó phục vụ cho sự phát triển của đất nước là một nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam. Do nhiều điều kiện, cả khách quan và chủ quan, chúng ta mới khai thác được rất ít nguồn tài nguyên này. Việc tìm ra nguồn nguyên liệu có chứa các hoạt chống ung thư và chống oxy hóa sẽ định hướng cho việc bảo tồn, phát triển, khai thác nguồn nguyên liệu này với mục đích dùng làm thuốc tại Việt Nam. Cũng có một vấn đề nữa là trong dân gian có có nhiều người sử dụng các cây thuốc để chữa bệnh nhưng chưa có cơ sở khoa học thật sự. Một số ví dụ về sử dụng cây thuốc, con vật để điều trị bệnh ung thư như lược vàng, cây xạ đen, cá nóc… . Tất cả các trường hợp này đều chưa có những nghiên cứu khoa học chứng minh, mà chỉ do sự đồn thổi trong nhân dân. Để giải quyết những vấn đề này, các nhà khoa học phải tiến hành những nghiên cứu khoa học để chứng minh hay bác bỏ những tác dụng của các cây thuốc theo dân gian. Nếu chúng có tác dụng thực sự thì phải đưa ra phương án khai thác bền vững, khoa học, và hiệu quả. Tài liệu tham khảo chính 1. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs297/en/index.html 2. http://en.wikipedia.org/wiki/Cancer 3. Qiu Y.Y., Mirkin B. L., Dwivedi R.S. Role of DNA methylation in cancer and chemotherapy. In Phytopharmaceuticals in Cancer 8 Chemoprevention. Bagchi D. and Preuss H. G. ed. CRS Press 2005, pp 17−28. 4. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs297/en/ 5. http://www.reuters.com/article/healthNews/idUSN163306492007121 7 6. https://apps.who.int/infobase/report.aspx? iso=VNM&rid=119&goButton=Go 7. Sporn M. B. The war on cancer. Lancet 1996, 347, 1377−1381. 8. (a) Phan M. G., Phan T. S., Hamada Y., Otsuka H. Cytotoxic deterpenoids from Vietnamese medicinal plant Croton tonkinensis Gagnep. Chem. Pharm. Bull. 2005, 53, 296–300. (b) Phan M. G., Phan T. S., Hamada Y., Otsuka H. Chemical and biological evaluation on scopadulane-type diterpenoids from Scoparia dulcis of Vietnamese origin. Chem. Pharm. Bull. 2006, 54, 546–549. 9. Kuo P. C., Shen Y. C., Yang M. L., Wang S. H., Thang T. D., Dung N. X., Chiang P. C., Lee K. H., Lee E. J., Wu T. S. Crotonkinins A and B and related diterpenoids from Croton tonkinensis as anti- inflammatory and antitumor agents. J. Nat. Prod. 2007, 70, 1906– 1909. 10. (a) Minh C. V., Kiem P. V., Huong L. M., Kim Y. H. Cytotoxic constituents of Diadema setosum. Arch. Pharm. Res. 2004, 27, 734– 737. (b) Kiem P. V., Dang N. H., Bao H. V., Huong H. T., Minh C. V., Huong L. M. Lee J. J., Kim Y. H. New cytotoxic benzopyrans from the leaves of Mallotus apelta. Arch. Pharm. Res. 2005, 28, 1131–1134. (c) Dang N. H., Thanh N. V., Kiem P. V., Huong L. M., Minh C. V., Kim Y. H. Two new triterpene glycosides from the Vietnamese sea cucumber Holothuria scabra. Arch. Pharm. Res. 9 2007, 30, 1387–1391. (d) Kiem P. V., Thu V. K., Yen P. H., Nhiem N. X., Tung N. H., Cuong N. X., Minh C. V., Huong H. T., Hyun J. H., Kang H. K., Kim Y. H. New triterpenoid saponins from Glochidion eriocarpum and their cytotoxic activity. Chem. Pharm. Bull. 2009, 57, 102–105. 11. (a) Ueda J., Tezuka Y., Banskota A. H., Tran Q. L., Tran K. Q., Harimaya Y., Saiki I., Kadota S. Antiproliferative activity of Vietnamese medicinal plants. Biol. Pharm. Bull. 2002, 25, 753–760. (b) Ueda J. Y., Tezuka Y., Banskota A. H., Tran Q. L., Tran Q. K., Saiki I., Kadota S. Antiproliferative activity of cardenolides isolated from Streptocaulon juventas. Biol. Pharm. Bull. 2003, 26, 1431–1435. (c) Ueda J. Y., Tezuka Y., Banskota A. H., Tran Q. L., Tran Q. K., Saiki I., Kadota S. Constituents of the Vietnamese medicinal plant Streptocaulon juventas and their antiproliferative activity against the human HT-1080 fibrosarcoma cell line. J. Nat. Prod. 2003, 66, 1427– 1433. (d) Tran Q. L., Tezuka Y., Banskota A. H., Tran Q. K., Saiki I., Kadota S. New spirostanol steroids and steroidal saponins from roots and rhizomes of Dracaena angustifolia and their antiproliferative activity. J. Nat. Prod. 2001, 64, 1127–1132. 12. (a) Nam N. H., Kim H. M., Bae K. H., Ahn B. Z. Inhibitory effects of Vietnamese medicinal plants on tube-like formation of human umbilical venous cells. Phytother. Res. 2003, 17, 107–111. (b) Nam N. H., Lee C. W., Hong D. H., Kim H. M., Bae K. H., Ahn B. Z. Antiinvasive, antiangiogenic and antitumour activity of Ephedra sinica extract. Phytother. Res. 2003, 17, 70–76. (c) You Y. J., Nam N. H., Kim Y., Bae K. H., Ahn B. Z. Antiangiogenic activity of lupeol from Bombax ceiba. Phytother. Res. 2003, 17, 341–344. (d) Nam N. 10 [...]... năm 1971, Wani và cộng sự công bố phát hiện về hoạt tính chống ung thư của hợp chất này và xác định được công thức hóa học của nó [2] Taxol và các dẫn xuất của nó được dùng điều trị ung thư phổi, buồng trứng, vú, đầu và cổ [3] Năm 1966, cũng là Wani và cộng sự đã phát hiện ra camptothecin (Hình 1), một chất chống ung thư do ức chế sự tổng hợp enzyme DNA topoisomerase của các tế bào ung thư [3], [4] Camptothecin... trị bệnh ung thư Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (National Cancer Institute, viết tắt là NCI) đã có một dự án lớn là sàng lọc và tìm các hoạt chất có tác dụng chống ung thư để dùng làm thuốc điều trị bệnh này [1] Trong đó có cả việc sàng lọc các cây thuốc có tác dụng chống ung thư để tìm ra hoạt chất của nó Một số hợp chất tự nhiên đã được phát hiện và được sử dụng làm thuốc dùng cho điều trị ung thư Nổi bật... Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nghiên cứu phát hiện các phân tử đích để chữa bệnh ung thư, AIDS, viêm nhiễm, và tiểu đường từ các cây thuốc, bài thuốc và thực vật Việt Nam Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ, Nghị định thư hợp tác với Hàn Quốc, 2006 14 http://www.most.gov.vn:8065/most/hdquanlyKHCN/CacCTKHCN/m ldocument.2006-07-11.4984068830 15 Thuong P T., Na M K., Dang N H., Hung T M.,... Camptothecin được chiết tách và phân lập từ vỏ thân cây Camptotheca acuminate thu hái ở Trung Quốc [3], [4] Ngày nay, camptothecin và dẫn xuất của nó là topotecan và irinotecan được dùng để điều trị ung thư [3], [5] Trước camptothecin, năm 1963 Johnson và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu trước đây của mình về tác dụng chống ung thư của cây dừa cạn 12 (Vinca rosea Linn.) và kết luận các hoạt chất... thư để tìm ra các hoạt chất của chúng để định hướng làm thuốc chữa bệnh Mục đích chính của nhiệm vụ này là tìm ra hoạt chất và nguồn nguyên liệu làm thuốc chống ung thư từ các cây thuốc Việt Nam Kết quả của nhiệm vụ sẽ định hướng cho việc phát triển, khai thác dược liệu ở Việt Nam phục vụ mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân Tài liệu tham khảo chính 14 1 Goodman, Jordan; Walsh, Vivien (2001)... có tới hơn 10000 loài thực vật và khoảng 4000 loài trong số đó được dùng làm thuốc trong dân gian Đặc biệt, có rất nhiều loài cây đặc hữu của Việt Nam nói riêng và của Đông Dương nói chung vẫn còn chưa được nghiên cứu về cả tác dụng sinh học và thành phần hóa học Trên cơ sở như vậy, chúng tôi đặt vấn đề tiếp tục sàng lọc các cây thuốc ở Việt Nam về tác dụng chống ung thư để tìm ra các hoạt chất của... Journal of Chemistry, 2006 19 (a) Viện Dược liệu Công trình nghiên cứu khoa học 1972 – 1986 Nhà xuất bản Y học 1986, Hà Nội (b) Viện Dược liệu Công trình 11 nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 Nhà xuất bản KH & KT 2001, Hà Nội https://apps.who.int/infobase/report.aspx? iso=VNM&rid=119&goButton=Go PHẦN 2: Các hợp chất (thuốc) có nguồn gốc tự nhiên được dùng điều trị ung thư Ngay từ cuối thập kỷ 50, đầu thập... dùng trong lâm sàng 13 Như vậy, có nhiều hợp chất tự nhiên có tác dụng chống ung thư Với số lượng các loài thực vật dự kiến trên thế giới khoảng 500000 loài, sẽ còn nhiều hợp chất tự nhiên có tác dụng điều trị ung thư mà chúng ta chưa khám phá ra Đó cũng là lý do vì sao các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm các thuốc chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên Sau khi đã tìm ra các hợp chất tự nhiên có thể phát... là vinblastine, vinleurosine, vincristine, and vinrosidine [6] Cùng năm đó, FDA đã cho phép lưu hành hai thuốc là vinblastin và vincristine (Hình 1) trên thị trường để điều trị ung thư và hai hoạt chất này vẫn được dùng cho đến tận ngày nay Một số thí dụ khác như podophylotoxin và combretastacin A-4 (Hình 1) Podophyllotoxin được phân lập từ các cây thuộc chi Podophyllum họ Berberidaceae như P pelatum,... chất này được sử dụng trong lâm sàng để điều trị ung thư [5], [7] O O H3C OH O O N OH NH O N H H3COOC O OH H HO O O O CH3 H3CO O O N N H R HO OCOCH3 COOCH3 Vinblastine: R = CH3 Vincristine: R = CHO Paclitaxel (Taxol) OH O N O O O N O H3C Camptothecin OH O H3CO OCH3 OCH3 Podophylotoxin H3CO OH H3CO O OCH3 OCH3 Combretastatin A-4 Hình 1 Các hợp chất chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên được dùng trong lâm . TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÀ DƯỢC LIỆU CHỮA UNG THƯ PHẦN 1: Vài nét cơ bản về bệnh ung thư Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân. cancer), ung thư dạ dày (stomuch cancer), ung thư bàng quang (bladder cancer), ung thư buồng trứng (ovarian cancer), ung thư biểu mô (carcinoma) Sự nguy hiểm của ung thư và cuộc chiến chống ung thư Ung. chung là ung thư, nhưng thực chất nó gồm có nhiều bệnh có cùng tính chất như trên [1−3]. Thông thư ng ung thư được phân loại theo tế bào, mô bị ung thư như ung thư phổi (lung cancer), ung thư