VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN 1. ĐỊNH NGHĨA Viêm phổi xuất hiện sau 72 giờ kể từ khi nhập viện, được gọi là viêm phổi bệnh viện . 2. BỆNH SINH: 2.1. Đường vào của vi khuẩn: ở bệnh nhân đang nằm viện, tác nhân nhiễm khuẩn đến phổi bằng ba đường sau: - Cơ chế phổ biến nhất là hút vào phổi dịch dạ dày hoặc dịch ở đường hô hấp trên có chứa tác nhân vi sinh gây bệnh, thường xảy ra khi giảm phản xạ ho, khi miệng không ngậm kín. Hay gặp vi khuẩn Gram âm. Bệnh thường xuất hiện ba ngày sau khi nhập viện. - Theo đường máu, ví dụ, nấm phổi candida. - Theo đường không khí, ví dụ: Legionella, virus hợp bào hô hấp 2.2. Viêm phổi bệnh viện thường xuất hiện ở những thể địa sau: - Nhiễm khuẩn gram âm đường hô hấp trên - Tăng pH dịch vị - Nhiễm khuẩn gram âm ở dạ dày - Suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở - Trào ngược và hút phải chất tiết từ dạ dày hoặc đường hô hấp trên 2.3. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi bệnh viện: 2.3.1. Yếu tố liên quan đến bản thân người bệnh: - Tuổi > 60 - Mắc các bệnh mạn tính - Suy dinh dưỡng - Tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy thận, gan, tim ) 2.3.2. Yếu tố liên quan đến bệnh viện: - Bệnh nhân phẫu thuật bụng, ngực - Sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch - Điều trị ở các đơn vị hồi sức tích cực - Dùng thuốc nhóm kháng H2-Histamin - Dùng Dopamin hoặc Dobutamin ≥ 25 microgam/ phút; dùng Bacbiturat trong tăng áp lực nội sọ; dùng thuốc chống loạn nhịp hoặc thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch. 2.3.3. Yếu tố liên quan đến trang thiết bị: - Đặt nội khí quản, thông khí cơ học - Điều trị khí dung - Trong phòng có máy hút ẩm - Nuôi dưỡng qua xông mũi-dạ dày, xông đặt vào ruột - Đặt máy theo rõi áp lực nội sọ 2.3.4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hút - Hôn mê - Tư thế bệnh nhân 3. LÂM SÀNG: Biểu hiện của viêm phổi cấp tính như sốt, ho, khạc đờm nhày mủ, khó thở, hội chứng đông đặc. Triệu chứng của viêm phổi thường bị lu mờ bởi bệnh lý khác, ví dụ: nhiễm độc, dị ứng thuốc, xẹp phổi, nhồi máu phổi, suy hô hấp, suy tim ứ trệ, viêm khí phế quản. Ngoài ra, viêm phổi do hút phải dịch dạ dày rất khó phân biệt với viêm phổi do vi khuẩn. 4. CẬN LÂM SÀNG: - Xquang phổi: thâm nhiễm cũ rộng ra hoặc xuất hiện thâm nhiễm mới, tổn thương đông đặc, hang, tràn dịch màng phổi. - Cấy máu dương tính - Phân lập được mầm bệnh từ bệnh phẩm lấy bằng chọc hút qua khí quản, chải phế quản, hoặc sinh thiết phế quản - Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ dịch tiết đường hô hấp - Kháng thể IgM dương tính hoặc chuẩn độ kháng thể IgG tăng 4 lần - Có bằng chứng mô bệnh của viêm phổi. 5. ĐIỀU TRỊ , DỰ PHÒNG: 5.1. Điều trị: Tuân thủ các nguyên tắc điều trị viêm phổi cấp. Chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm (emperic therapy), tức là dự đoán căn nguyên vi sinh căn cứ vào lâm sàng, xquang phổi, nhuộm gram đờm, dịch tiết phế quản. 5.2. Dự phòng: - Điều trị bệnh chính. - Hạn chế dùng thuốc nhóm ức chế thụ thể H2 và thuốc trung hoà dịch vị - Nâng cao đầu bệnh nhân - Rút bỏ ống nội khí quản, xông dạ dày - Kiểm soát việc dùng kháng sinh - Ngăn chặn sự lây chéo bệnh nhân - bệnh nhân, thầy thuốc - bệnh nhân - Kiểm soát nhiễm trùngbằng các biện pháp: giám sát, rửa tay, giáo dục, chăm sóc đường thở của bệnh nhân. . VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN 1. ĐỊNH NGHĨA Viêm phổi xuất hiện sau 72 giờ kể từ khi nhập viện, được gọi là viêm phổi bệnh viện . 2. BỆNH SINH: 2.1. Đường vào của vi khuẩn: ở bệnh nhân. xẹp phổi, nhồi máu phổi, suy hô hấp, suy tim ứ trệ, viêm khí phế quản. Ngoài ra, viêm phổi do hút phải dịch dạ dày rất khó phân biệt với viêm phổi do vi khuẩn. 4. CẬN LÂM SÀNG: - Xquang phổi: . Gram âm. Bệnh thường xuất hiện ba ngày sau khi nhập viện. - Theo đường máu, ví dụ, nấm phổi candida. - Theo đường không khí, ví dụ: Legionella, virus hợp bào hô hấp 2.2. Viêm phổi bệnh viện thường