PHÒNG CHỐNGBỆNHVIÊMPHỔIỞTRẺ
Chúng ta thường nghĩ đến viêm phổiởtrẻ thường chỉ xuất hiện vào mùa lạnh,
nhưng thực tế mùa hè với những cách làm mát cho trẻ, những món ăn lạnh cũng có thể
gây bệnhviêm phổi, thậm chí nguy hiểm hơn vì cha mẹ chủ quan ít chú ý đến biểu hiện
của bệnh, khiến nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Nguyên nhân từ tủ lạnh, máy điều hòa và quạt điện
Theo các bác sĩ khoa Hô hấp, nguyên nhân gây viêmphổi mùa hè ởtrẻ chủ yếu là
do trẻ ăn uống nhiều đồ lạnh, trái cây lạnh, kem hay sinh tố khiến trẻ bị viêm họng, kéo
dài sẽ làm viêm đường hô hấp rồi nặng dần gây viêm phổi. Cách làm mát khác cho trẻ
nếu lạm dụng cũng có thể gây viêmphổi là máy điều hòa và quạt điện.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời sẽ khiến trẻ nhỏ khó thích
nghi, nếu ở trong phòng lạnh liên tục 4 giờ thì da trẻ thường bị khô, họng khô. Nếu cho
trẻ ra vào phòng lạnh đột ngột sẽ làm trẻ khó thích nghi nên dễ nhiễm viêm đường hô
hấp, nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến biến chứng là viêm phổi. Quạt điện trực tiếp vào
trẻ khiến mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm nhanh, lâu dần cũng khiến trẻ bị
khô họng, viêm đường hô hấp cũng dẫn đến viêmphổi
Thở nhanh là triệu chứng sớm nhất
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng không khỏe như sổ mũi, ho, sốt thì cha mẹ
cần lưu ý chăm sóc vì đây là những dấu hiệu đặc trưng của các bệnh nhiễm khuNn hô hấp.
N ếu phát hiện trẻ thở nhanh thì cần nghĩ ngay đến bệnhviêm phổi.
BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp, BV N hi Đồng 1 cho biết: "Thở nhanh
là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, dễ phát hiện bằng đồng hồ kim giây khi trẻ bị viêm
phổi". Trong một phút, nhịp thở của trẻ gọi là nhanh (đo khi trẻ ngủ) khi: nhịp thở trên 60
lần/phút ởtrẻ dưới 2 tháng; từ 50 lần/phút trở lên trẻ từ 2-11 tháng; từ 40 lần/phút trở lên
ở trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi. N ếu trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh đã nặng, cần
đưa trẻ nhập viện ngay".
http://www32.24h.com.vn/upload/news/2009-05-15/1242384951-viemphoibe1.jpg
4 nguyên tắc khi chăm sóc trẻviêmphổitại nhà
BS Tuấn khuyến cáo: Trẻviêmphổi có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên, cha mẹ
cần tuân thủ 4 nguyên tắc:
- Kháng sinh uống đúng cách, đủ liều và đủ thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ. N ếu
trẻ có ói trong vòng 30 phút sau khi uống, cần cho trẻ uống lại liều khác.
- Bệnhviêmphổi thường có kèm theo các triệu chứng sốt và khò khè. Tuy những thuốc
này khá an toàn cho trẻ, nhưng cũng phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc tốt khi trẻ bệnh, cho trẻ bú/ăn đầy đủ, chia làm nhiều bữa nhỏ. Thông mũi
cho trẻ để trẻ dễ ăn hơn. Đặc biệt lưu ý cho trẻ uống ước hoặc bú nhiều hơn để cung cấp
nhiều nước giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho. Cần tránh sai lầm là uống thuốc
giảm ho trong các bệnh lý đường hô hấp, ho chính là phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra
ngoài, giúp đường thở thông thoáng dễ dàng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu
quả xấu như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực thì mới dùng thuốc ho và phải theo chỉ định
của bác sĩ để đảm bảo an toàn, vì thuốc có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ nếu không dùng
đúng cách.
- Đưa trẻtái khám theo hẹn và khám lại ngay khi có dấu hiệu bệnh trở nên nặng như thở
khó khăn, trẻ không uống được, trẻ mệt hơn.
Phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu
Viêm phổi được xem là "hung thần" của trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, vì thế các chuyên gia
khuyến cáo "phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh". Trong sinh hoạt, cần lưu ý tránh những tác
nhân gây bệnh trong mùa hè nêu trên. Khi cho trẻ nằm quạt, chỉ nên bật số nhỏ, thổi nhẹ,
cửa sổ mở thoáng mát.
Với máy lạnh thì khoảng cách nhiệt độ ở ngoài trời và trong nhà chênh nhau 8 - 10
độ C là phù hợp với thích ứng của cơ thể. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, ăn
uống đầy đủ tăng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Theo 24H.com.vn
. PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ
Chúng ta thường nghĩ đến viêm phổi ở trẻ thường chỉ xuất hiện vào mùa lạnh,. nhanh (đo khi trẻ ngủ) khi: nhịp thở trên 60
lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; từ 50 lần/phút trở lên trẻ từ 2-11 tháng; từ 40 lần/phút trở lên
ở trẻ từ 12 tháng