VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Là một bệnh nhiễm khuẩn ở phế quản và nhu mô phổi, tổn thương viêm thường lan tỏa rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí gây suy hô h
Trang 1VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI
I - ĐẠI CƯƠNG:
1/ Định nghĩa:
Là một bệnh nhiễm khuẩn ở phế quản và nhu mô phổi, tổn thương viêm thường lan tỏa rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí gây suy hô hấp , bệnh tiến triển nặng dần -> tử vong
2/ Đặc điểm:
- Bệnh hay gặp ở trẻ( đặc biệt là trẻ < 3 tuổi), tỷ lệ tử vong cao
3/ Nguyên nhân:
Trang 23.1/ Do Vi khuẩn : là NN chủ yếu
Những VK thường gặp là:
- Hemophilus influenae
- Phế cầu
- Neisseria
- Tụ cầu (Staphylococcus aureus): MRSA, MISA, MSSA
- Liên cầu ( Streptococcus pneumoniae): GAS
- Klebssiella pneumoniae và các VK khác
3.2/ Do Virus:
+ Những Virus trường gặp:
- Virus hợp bào hô hấp ( Respiratory Syncital Virus)
- Virus cúm ( Influenzae Virus): AD, AS tái hợp tạo chủng mới H5N1
- Virus á cúm ( Parainfluenzae Virus)
- Virus sởi
- Virus hạch ( Adeno Virus)
Trang 3- Rhino Virus
- Corna Virus và các loại Virus khác
3/ Nấm:
- Candida albicans gây tưa lưỡi phát triển xuống phế quản, phổi
- Aspergillus
- Blastomyses
- Cocidividomyces
4/ Ký sinh trùng:
- Pneumocystic carinii gây phế quản phế viêm ở trẻ em
5/ Điều kiện thuận lợi:
- Đẻ thiếu cân ( < 2500g)
- Tuổi < 1 tuổi, trẻ sơ sinh
- Cơ đại dị ứng
- Suy dinh dưỡng
Trang 4- Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ( trong sữa mẹ có có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như Protein, Vitamin đặc biệt là các yếu tố kháng khuẩn nhằm tăng cường MD cho trẻ)
- Yếu tố thời tiết: lạnh, chuyển mùa
- Điều kiện sinh hoạt, ăn uống…
4/ Cơ chế bệnh sinh:
4.1/ Đường xâm nhập của Vi khuẩn:
- Đa số VK đã có sẵn ở mũi họng lan tràn qua đường phế quản gây tổn thương nhu
mô phổi Ngoài ra VK còn xâm nhập qua đường máu và bạch huyết
4.2/ Sự lan tràn của tổn thương :
+ Vi khuẩn xâm nhập đầu tiên vào chỗ chuyển vi phế quản sang phế nang ( vì ở đây luồng không khí đi chậm lại)
+Tại vị trí xâm nhập VK gây tổng thương viêm đầu tiên ở chùm phế nang và từ đó
VK lan sang tổ chức phổi xung quanh qua các đường sau:
- Đường phế quản: Khi ho, thở các chất tiết có VK bật ra rơi vào phế quản bên cạnh gây nên những ổ viêm mới
Trang 5- Theo đường bạch huyết xung quanh phế quản, phế nang gây lan tràn đến chỗ khác và khu trú ở các hạch rốn phổi
- Tổn thương có thể khu trú ở tổ chức kẽ nếu lan tràn theo đường máu
4.3/ Vai trò của VK và phản ứng của cơ thể:
+ Vai trò của VK phụ thuộc vào tính chất từng loại VK:
- Tụ cầu vàng có độc lực cao có khả năng sản xuất men và làm hoại tử tổ chức phổi -> gây nên nhiều ổ áp xe
- Phế cầu gây hốc phổi nước
+ Tùy theo phản ứng cơ thể từng trẻ:
- Nếu phản ứng cơ thể trẻ mạnh thì tổn thương có thể chỉ khu trú ở 1 phân thùy hoặc thùy phổi
- Nếu phản ứng cơ thể yếu thì tổn thương lan tràn rải rác làm bệnh nặng
II - TRIỆU CHỨNG:
1/ Giai đoạn khởi phát:
- Có thể đột ngột với những triệu chứng toàn thân và cơ năng nặng: sốt cao, khó thở, tím tái, rối loạn tiêu hóa
Trang 6- Đa số khởi phát từ từ và bắt đầu bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên: sốt nhẹ, ho, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, trẻ quấy khóc
2/ Giai đoạn toàn phát: có ác hội chứng sau:
*H/C NTNĐ:
Sốt cao dao động 38-40 ( ở trẻ sơ sinh, đẻ non, suy dinh dưỡng có thể không sốt hoặc bị hạ nhiệt độ); Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn, ra mồ hôi, chán
ăn, bỏ bú…BCá, Ná
*H/C phế quản:
+ Ho khan, hoặc ho có đờm dãi, có khi ho kéo dài như ho gà
+ Khó thở: thở khò khè, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút khoang gian sườn; tăng tần số thở ( > 60l/p ở trẻ < 2 tháng; > 50 l/p ở trẻ > 2-12 tháng; > 40 l/p ở trẻ 1-5 tuổi)
+ Nghe phổi: ran ẩm ( to hoặc nhỏ hạt ở 2 phế trường), ngoài ra có thể có ran rít, ran ngáy ở trẻ nhỏ
*H/C suy hô hấp:
Trang 7+ Trẻ khó thở nặng, tím tái: Tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân; tím tái xuất hiện khi Hemoglobin < 5g/100ml; Ngoài ra trẻ tím tái còn phụ thuộc vào các triệu chứng ngoài phổi: trụy mạch, suy tim…
*H/C mất nước- điện giải:
+ Trẻ nôn nhiều, đi ngoài, ra mồ hôi
+ Biểu hiện: khát nước, quấy khóc, háo nước, DH Gasper(+), vật vã kích thích, li
bì XN điện giải đồ
*XQ tim phổi:
Có nốt mờ rải rác, nhiều ở vùng rốn phổi; ít gặp xẹp phổi, tràn dịch màng phổi
*XN:
- PaO2â( < 60mmHg); PaCO2á ( > 50mmHg),
Bình thường: PaO2= 80-90mmHg; PaCO2= 35-45mmHg trong máu động mạch
- pH máu< 7,35( bình thường pH máu =7,391± 0,019), dự trữ kiềmâ( bt= 22-25mmol/1HCO3), PE(-)
*Cấy VK: dịch đờm
III - CHẨN ĐOÁN:
Trang 81/ Chẩn đoán xác định:
- H/C NTNĐ
- H/C phế quản
- Suy hô hấp
- XQ : Có nốt mờ rải rác, nhiều ở vùng rốn phổi
2/ Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm phế quản co thắt:
- BN thường sốt nhẹ hoặc không sốt; bệnh diển biến nhanh-> thở khò khè, khó thở
-> các triệu chứng trở nên rầm rộ
- Nghe phổi: Ran rít, ran ngáy, ran ẩm
- Dùng thuốc giãn PQ, thuốc long đờm, khí dung, chống viêm thì các triệu chứng hết nhanh
+ Viêm long hô hấp trên
+ Lao
Trang 9IV - ĐIỀU TRỊ:
*Nguyên tắc điều trị:
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống suy hô hấp
- Bù nước, điện giải
- Điều trị triệu chứng
1/ Chống nhiễm khuẩn:
Có thể dùng các loại kháng sinh sau:
+ Benzyl Penixilin + Gentamycin:
- Benzyl Penixilin: 100.000-200.000UI/kg
- Gentamycin: 7,5mg/kg/24h chia làm 2-3 lần tiêm IM hoặc IV
+ Chloramphenicol: 100mg/kg uống, IM,IV 4 lần/24h
+ Cephalosporin: 50-100mg/kg/24h chia làm 2-4 lần tiêm, IM,IV
-> Nghi ngờ do tụ cầu:
Trang 10+ Oxacillin, Cloxacillin Meticillin; 100-200mg/kg/24h uống, IM,IV chia làm 2-4
lần/24h cóa thể phối hợp với Gentamycin
-> Trường hợp viêm họng do liên cầu:
Benzathin penixilin ( tiêm bắp thịt một mũi duy nhất)
trẻ < 5 tuổi : 600.000 UI
trẻ > 5 tuổi : 1.200.000 UI
2/ Chống suy hô hấp:
2.1/ Biểu hiện lâm sàng:
*Các triệu chứng của tăng CO2 máu:
+ Ngủ gà hay hôn mê
+ Đau đầu
+ Vã mồ hôi
+ Tăng nhịp tim, THA, giãn mạch ngoại vi
+ Thở nhanh hoặc ngừng thở,
Trang 11+ Thở rít, khò khè
+ Co rút cơ hô hấp phụ
+ RRPN giảm hoặc mất
*Các triệu chứng của giảm O2
+ Tím tái
+ Lú lẫn hay kích thích vật vã
+ vã mồ hôi
+ Co mạch ngoại vi, tăng nhịp tim, THA
+ Về sau mạch chậm, hạ HA
-> Tóm lại : biểu hiện chủ yếu của suy hô hấp là khó thở và tím tái
*Dựa vào khó thở và tím tái người ta chia suy hô hấp ra làm 3 mức độ:
+ Suy hô hấp độ I: khó thở và tím tái khi trẻ gắng sức
+ Suy hô hấp độ II: khó thở và tím tái thường xuyên
+ Suy hô hấp độ III: khó thở và tím tái thường xuyên và có cơn ngừng thở
*Cận lâm sàng:
Trang 12+ Chức năng hô hấp:
- Thể tích khí lưu thông giảm
- VC ( dung tích sống) giảm(bt: VC >=80%)
- Thể tích khí hít vào giảm
+ Astrup:
- pH máu giảm( bt=7,391±0,019)
- PaO2 giảm < 60mmHg( bt: PaO2 = 80-90mmHg)
- PaCO2 tăng > 50mmHg( PaCO2 = 35-45mmHg)
- SaO2 giảm < 80% ( bt: SaO2=95-97%)
2.2/ Nguyên tắc điều trị suy hô hấp:
-Bảo đảm thông khí nhanh chóng
-Bảo đảm tuần hoàn tối thiểu cho các cơ quan trọng yếu
-Điều chỉnh tình trạng nhiễm toan
*Bảo đảm thông khí:
+ Tư thế BN: Nằm ngữa đầu ngửa ra sau
Trang 13+ Thông thoáng miệng họng: hút sạch chất tiết mũi họng
+ Hà hơi thổi ngạt
+ Đặt nội khí quản khi :
- Có tình rạng nguy kịch về suy hô hấp từ trước
- khi xuất tiết nhiều làm ứ đọng
- Khi phương pháp hà hơi thổi ngạt không có kết quả
- Xanh tím dai dẳng
- Nhịp tim quá chậm
+ Hô hấp hổ trợ: bóp bóng, thở máy qua ống nội khí quản
+ Chỉ định thở máy:
- RRPN giảm hoặc mất
- Co kéo hô hấp rõ
- Xanh tím ( tuy vẫn thở Oxy 40-60%)
- ý thức u ám
- PaCO2 > 75 mmHg, PaO2 < 50 mmHg
Trang 14+ Mỡ khí quản:
- Mục đích: Làm tăng thông khí phế nang và giảm khoảng chết
- Chỉ định: Khó thở thanh quản nặng( viêm phù nề thanh quản , dị vật thanh quản, bạch hầu)
- Biến chứng: Tử vong đột ngột khi mỡ hoặc khi hút, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi; chảy máu khí quản; Nhiễm khuẩn; Ngạt thở; xẹp phổi…
+ Liệu pháp Oxy:
- Chỉ định: Khó thở và tím tái cả lúc nằm yên; PaO2 < 50mmHg; PaO2 50-70mmHg
- Nồng độ Oxy: 100% khi cấp cứu; Thông thường chỉ sử dụng 40-60%
- Liều lượng:
Sơ sinh : 1 lít/phút
< 2 tuổi: 2lít/phút
Trẻ lớn: 3 lít/phút
-> Nếu ngừng thở cho tăng liều Oxy cao hơn
*Bảo đảm tuần hoàn
Trang 15- ép tim ngoài lồng ngực
- Dùng thuốc trợ tim
- Truyền dịch: HTM 0,9%; Ringer lactate; HTN 10%
50ml/kg/24h; tốc độ 10-15 giọt/p
*Điều chỉanh tình trạng nhiễm toan:
+ Xác định nhiễm toan dựa và lâm sàng và XN khí máu
+ Xữ trí:
- Phục hồi thông khí, liệu pháp Oxy
- Thuốc chống nhiễm toan( Bicacbonat natri)
- Nếu không có XN khí máu thì dùng
Bicacbonat natri :2-3mEq/kg/24h
- Nếu có XN khí máu thì bù theo công thức:
Bicacbonat natri(mEq)= BE x P x 0,3
BE là lượng kiềm dư; P là cân nặng(kg)
Trang 163/ Bù nước- điện giải:
+ Khi bù nước điện giải cần chú ý tốc độ phải chậm, lượng ít, tránh ứ đọng ở phổi
và gánh nặng với tim
+ HTM 0,9% ( 1/3 số lượng dịch truyền)
+ HTN 5%, 10% ( 2/3 số lượng dịch truyền)
- liều lượng : 50ml/kg/24h tốc độ 10-15 giọt/p
+ Nếu có hiện tượng giảm K+ ( chướng bụng): bù KCl 1-2mEq/kg
+ Nếu có hiện tượng toan máu thì cấp cứu kịp thời
4/ Điều trị các triệu chứng khác:
+ Co giật:
- Phenobacbital: 2-3mg/kg/ 1 lần, nhắc lại 6-8h
- Diazepam: 0,5-2mg/kg/24h chia làm 2-3 lần tiêm TM
+ Sốt cao thì: chườm lạnh; Paracetamol 10mg/kg/lần
Trang 17+ Ho: Dùng chanh, quýt, mật ong, không lạm dụng thuốc hống ho, nên cho thuốc long đờm
5/ Phòng bệnh:
- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ , tránh đẻ non, suy dinh dưỡng cho trẻ
- Bú sữa mẹ, thực hiện chế độ ăn sam hợp lý
- Bảo đảm vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sống
- Không hút thuốc và đun bếp gần trẻ
- Thực hiện tiêm phòng cho trẻ đúng lịch
- Cần cách ly với những trẻ bị bệnh và người nhà bị bệnh
6/ Đơn tham khảo: trẻ 8 tháng Viêm phế quản phổi:
1.Sentram 1,5mg x 2/3 lọ TMC s,c
2.Gentamycin 40mg x 2/3 ống TMC s,c
3.Hydrocortyson x 1ml -> Khí dung
4.Ventolin 2,5mg x 1mg-> Khí dung
Trang 185.Acemuc 0,1g x 2 gói uống s,c
6.VTM 3B x 2v uống s,c
7.Ringer lactate x 500ml
8.Cháo- hộ lý III
7/ Viêm phế quản co thắt: trẻ 8 tháng tuổi:
1.Cefotaxim1g x 1lọ TMC s,c
2.Gentamycin 40mg x 1ô TMC s,c
3.Hydrocortyson x 2ml -> Khí dung
4.Ventolin 2,5mg x 2mg-> Khí dung
5
6.Depersolon 30mg x 2/3 ô TMC
7.Salbutamol 2mg x 1v uống s,t,c
8.Acemuc 0,1g x 2 gói
9.Cháo- HLIII
BS Nguyễn Văn Thanh