4bàihọccảitiếnquản trị
Bài học kinh nghiệm từ các công ty thành công trong suốt 100 năm qua đã cho
thấy chính việc cảitiếnquản trị, chứ không phải cảitiến công nghệ hay bất kỳ lĩnh
vực nào khác, đã mang lại những bước phát triển vượt bậc.
Là một nhà kinh doanh, hãy thử nghĩ xem doanh nghiệp bạn có luôn đặt vấn đề quảntrị lên
hàng đầu? Khả năng quảntrị doanh nghiệp có phải là điểm mạnh khiến các đối thủ của bạn e
ngại nhất? Nếu câu trả lời là không, nghĩa là bạn đang cùng hội cùng thuyền với số đông các
doanh nghiệp hiện nay, chưa hiểu đúng mức vai trò của cảitiến phương pháp quản trị.
Động lực phát triển của cả doanh nghiệp
Ngày nay, phần lớn doanh nghiệp đều chú trọng xây dựng một hệ phương pháp luận rất bài
bản cho việc cảitiến chất lượng sản phẩm, đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu và phát triển
nhằm giành vị trí dẫn đầu về công nghệ. Các công ty ngày nay đều có mối quan tâm hàng đầu
là tốc độ và hiệu quả kinh doanh, nhưng lại có ít rất công ty để tâm đến việc cảitiến phương
pháp quản trị.
Tuy nhiên, cảitiến phương pháp quảntrị mới chính là lực đòn bẩy, thúc đẩy tất cả các bộ phận
khác cùng phát triển.
Câu trả lời từ những ví dụ này là, chính sự táo bạo trong cảitiến hệ thống quảntrị đã tạo ra cho
doanh nghiệp luồng sức sống hoàn toàn mới, tạo nên hình ảnh một doanh nghiệp năng động
trong tất cả trong tất cả các bộ phận.
Tạo nên sự khác biệt
Có thể nói, cảitiến phương pháp quảntrị là một khái niệm đã quá quen thuộc. Song, làm thế
nào để biến một khái niệm mơ hồ thành hiệu quả kinh doanh thiết thực mới là vấn đề đặt ra cho
các nhà quản trị.
Một chương trình cảitiếnquảntrị hiệu quả phải bao gồm ít nhất 1 trong 3 điều kiện: tính tiên
phong, tính hệ thống và tính liên tục. Dưới đây là cách mà các công ty hàng đầu thế giới đã áp
dụng cho chương trình cảitiếnquảntrị của họ và đã mang lại những thành công ngoài sức
tưởng tượng.
Khai thác chất xám tại Toyota: Trong suốt thời gian dài, các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đã hết sức
vất vả mới mong đuổi kịp Toyota và có thể nói, nguyên nhân là vì họ chậm chân hơn Toyota
đến 20 năm trong phương pháp khai thác nhân tài. Khác với các đối thủ Phương Tây, Toyota
không xem các công nhân bậc thấp của mình chỉ là những cỗ máy vô hồn giữa một guồng máy
khổng lồ. Họ còn là những người trực tiếp xử lý các vấn đề tại chỗ và chịu trách nhiệm trong
mỗi sản phẩm. Trong khi việc cảitiến quy trình sản xuất của các công ty Mỹ chỉ dựa vào đội
ngũ chuyên gia cao cấp thì Toyota lại trang bị cho tất cả công nhân của mình kỹ năng, công cụ
và quyền được quyết định cách giải quyết các vấn đề phát sinh tại chỗ, cũng như đưa ra dự
báo những khó khăn có thể gặp phải.
Cùng nhau quản lý Whole Foods: Tại công ty thực phẩm nổi tiếng thế giới này, đơn vị tổ chức
cơ bản không phải là cửa hàng, mà chính là các nhóm nhỏ chịu trách nhiệm về từng nhóm sản
phẩm khác nhau như nhóm bảo quản, nhóm thực phẩm chế biến sẵn, nhóm hải sản Họ có
toàn quyền quyết định nên dự trữ thêm mặt hàng nào, nên thay đổi những sản phẩm nào và cả
quyền từ chối nhân sự mới. Khi tổng kết kinh doanh, tiền thưởng sẽ được chia cho cả nhóm,
chứ không phải cho từng cá nhân. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải nắm rõ tình hình tài
chính của cả công ty và đóng góp của từng người để có thể phân chia mức thưởng hợp lý.
Điều làm nên sự khác biệt tại Whole Foods chính là mỗi nhân viên cũng là một nhà quản trị.
Tạo nên những nhà quảntrị giỏi như GE: Cảitiến phương pháp quảntrị không chỉ cần sự đột
phá mà còn cần tính kiên trì, bền bỉ. GE đã mất rất nhiều năm để tôi luyện nên một truyền thống
đào tạo các nhà quản lý cực kỳ giỏi. Việc chú trọng vấn đề đào tạo nhân lực quản lý là ưu điểm
hàng đầu của GE mà các đối thủ dù có bắt chước theo các chương trình đào tạo của họ cũng
không thể theo kịp, đó là vì nó là thành quả của một quá trình phát triển lâu dài, bền bỉ chứ
không thể đạt được kết quả một sơm một chiều.
Vai trò của nhà quản trị
Quá trình cảitiến phương pháp quảntrị doanh nghiệp phải khởi đầu từ chính các nhà quản
trị.Vai trò của nhà quảntrị quyết định đến 50% khả năng thành bại của quá trình cảitiếnquảntrị
với những nhiệm vụ chính:
* Đặt ra mục tiêu và phác thảo kế hoạch thực hiện.
* Phân chia nhiệm vụ và chỉ định người thực hiện.
* Cùng tham gia và kiểm soát quá trình thực hiện.
* Kiểm soát và phân phối nguồn lực tài chính, nhân sự, kỹ thuật.
* Tích luỹ, cập nhật và vận dụng kiến thức quảntrị mới vào quá trình cảitiếnquảntrị và chia sẻ
kiến thức đó với đồng sự và nhân viên cấp dưới.
* Xây dựng và phát triển mối quan hệ nội bộ với nhân viên và quan hệ xã hội có lợi cho quá
trình cải tiến.
* Tìm kiếm và phát triển nhân tài về quản trị.
* Lắng nghe ý kiến phản hồi từ cả bên trong và ngoài doanh nghiệp để đưa ra những điều chỉnh
hợp lý.
Trong số những nhiệm vụ trên, việc lắng nghe ý kiến phản hồi là rất quan trọng. Vì cảitiến cũng
đồng nghĩa với sự thử nghiệm nên vừa làm vừa học, vừa làm vừa sửa là cách hoàn thiện quá
trình nhanh và hiệu quả nhất. Điều này cũng đòi hỏi sự nhạy bén của nhà quản trị, để thẩm định
đâu là điểm cần khắc phục nhưng không đánh mất mục tiêu đã đặt ra ban đầu.
Có thể thấy rằng, cảitiến phương pháp quảntrị không khó, nhưng đúng như khái niệm "cải
tiến" nó phải thực sự khác biệt, khác biệt với đối thủ và với chính phương pháp quảntrị doanh
nghiệp bạn trước đó.
Nguồn : TCNC
. 4 bài học cải tiến quản trị
Bài học kinh nghiệm từ các công ty thành công trong suốt 100 năm qua đã cho
thấy chính việc cải tiến quản trị, chứ. chiều.
Vai trò của nhà quản trị
Quá trình cải tiến phương pháp quản trị doanh nghiệp phải khởi đầu từ chính các nhà quản
trị. Vai trò của nhà quản trị quyết định