Bài 2: CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÖA Sơ đồ Phát triển: Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính: 1.. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡn
Trang 1CHƯƠNG 1:
CÂY LÚA VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN
Trang 2Bài 1: Cây lúa
Một nhánh lúa là một chồi bao gồm có: rễ, thân, lá, có thể có hoặc không có bông
Trang 3Rễ: rễ lúa là loại rễ chùm, rễ lúa có hai loại: a) rễ mầm mọc từ phôi hạt, có tác
dụng hút nước và chất dinh dưỡng đến lúc cây có 3 lá và b) rễ đốt: mọc ra từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững
Trang 4Lá: có lá mầm và lá thật Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ và thời gian đầu
sau khi gieo Lá thật là lá mọc trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa
và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa Số lá trên cây phụ thuộc vào giống: giống dài ngày ≥ 20 lá, giống trung ngày 16-18 lá, giống ngắn ngày 12-15 lá
Trang 5- Hạt lúa: mỗi một hạt lúa được hình thành từ một hoa lúa Các hạt lúa xếp xít và gối lên nha tạo thành bông lúa Tuỳ vào các giống lúa khác nhau mà độ dài bông, số lượng hạt cũng như mật độ xếp hạt của bông lúa khác nhau
Trang 6Bài 2: CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY LÖA
Sơ đồ Phát triển:
Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính:
1 Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa)
2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông
Trang 73 Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này
là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc
Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng:
1 Giai đoạn trương hạt
2 Giai đoạn hạt nảy mầm
3 Giai đoạn đẻ nhánh
Trang 87 Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh
8 Giai đoạn hạt chín sữa
9 Giai đoạn hạt chín sáp
10 Giai đoạn hạt chín hoàn toàn
Trang 9Bài 3: SỰ KHÁC NHAU Ở CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÖA
Mỗi một giống lúa có thời gian sinh trưởng nhất định Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa, người ta chia thành các nhóm giống ngắn ngày, nhóm giống trung ngày và nhóm giống dài ngày
Thời gian sinh trưởng của một giống lúa được tính theo ngày Số ngày sinh trưởng
Trang 10Thời gian sinh trưởng của một giống lúa cũng thay đổi (nhưng không lớn) nếu gieo trồng ở các thời vụ khác nhau, trong những điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất khác nhau
Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi theo giống lúa (giống lúa ngắn ngày thì số ngày trong thời kỳ này rút ngắn và ngược lại) Số ngày ở các thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín được ổn định ít hoặc nhiều Như vậy sự khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng được quyết định bởi số ngày ở kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Trang 11Bài 4: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG
CỦA CÂY LÖA
Nếu tính theo thời gian sinh trưởng thì Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa bao gồm từ giai đoạn: hạt nảy mầm, đẻ nhánh, phát triển lóng thân (cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa) Kết thúc thời kỳ này, cây lúa sẽ bước vào giai đoạn phân hoá hoa (giai đoạn đầu tiên của Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thì số dảnh và diện tích lá được tăng lên một cách tối đa và kết thúc ở cuối thời kỳ Các yếu tố nhiệt độ cũng như quang chu kỳ đều ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ này Đồng thời các yếu tố trên có thể làm tăng, hoặc giảm thời gian của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng cũng có thời gian khác nhau, các giống càng dài ngày thì thời gian sinh trưởng sinh dưỡng càng dài Ngoài
ra, kỹ thuật chăm sóc, bón phân… cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa
Trang 12Bài 5: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG
CỦA CÂY LÖA: THỜI KỲ MẠ
Đối với lúa gieo thẳng (lúa sạ), sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh khi cây có 4-5 lá thật Còn ở lúa cấy thì phải qua thời
kỳ mạ Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ có thể chia thời kỳ mạ ra 2 thời kỳ nhỏ: thời kỳ mạ non và thời kỳ mạ khoẻ
Thời kỳ mạ non được tính từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật Trong thời kỳ này vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, vì kích thước lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng không đáng kể Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng bắt đầu phát triển và bước đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều Thời kỳ này khả năng chống chịu của cây mạ kém
Thời kỳ mạ khoẻ tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy Kết thúc thời kỳ 3 lá, cây mạ chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ trong phôi nhũ đã sử dụng hết, cây mạ phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và phát triển Thời kỳ này chiều cao cây mạ tăng rõ, có thể ra 4-5 lứa rễ, do vậy khả năng chống chịu cũng tăng lên rõ rệt
Trang 13Tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, phương pháp, kỹ thuật làm mạ… mà thời kỳ
mạ dài hay ngắn Tuy thời kỳ mạ kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa, bởi nếu tạo được mạ tốt, mạ khoẻ
là làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra một cách thuận lợi
Trang 14Bài 6: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG
CỦA CÂY LÖA: GIAI ĐOẠN ĐẺ NHÁNH
Sau khi cấy, cây lúa bén rễ, hồi xanh rồi bước ngay vào thời kỳ đẻ nhánh Đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa và
quá trình tạo năng suất của cây lúa sau này
Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sau khoảng 5-7 ngày cây lúa có thể bén
rễ, hồi xanh (trong vụ mùa, hè thu); nếu điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như: trời lạnh, âm u, thiếu ánh sáng… thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể kéo dài đến 15-
20 ngày, có khi kéo dài 25-30 ngày (vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc)
Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh Thời kỳ này cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của
bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh Thời kỳ đẻ nhánh
là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông, do đó cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng
số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa
Trang 15Bài 7: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH THỰC
CỦA CÂY LÖA
Nếu tính theo thời gian sinh trưởng thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa bao gồm từ: phân hoá hoa đến khi lúa trỗ bông, thụ tinh
Nếu tính theo vòng đời: cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng trong vòng đời thì có thể tính 3 giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa thuộc giai đoạn sinh trưởng sinh thực là:
4 Giai đoạn phân hoá hoa
5 Giai đoạn trỗ bông
Trang 166 Giai đoạn nở hoa thụ phấn thụ tinh
Giai đoạn phân hoá hoa và hình thành cơ quan sinh sản (còn gọi là quá trình làm đòng) được phân chia làm nhiều bước khác nhau Có nhiều ý kiến khác nhau
về vấn đề này, nhưng tóm lại giai đoạn này trải qua các bước: phân hoá điểm sinh trưởng => phân hoá gié cấp 1 => phân hoá gié cấp 2 => phân hoá hoa => hình thành nhị và nhuỵ => hình thành tế bào mẹ hạt phấn => phân chia giảm nhiễm
tế bào mẹ hạt phấn => tích luỹ các chất trong hạt phấn => hoàn thành hạt phấn
Tiếp theo giai đoạn phân hoá hoa là giai đoạn trỗ bông: đòng sau khi phân hoá xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển rất nhanh của lóng trên cùng, khi toàn
bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là kết thúc giai đoạn trỗ
Trang 17hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng Khi hoa lúa
nở, phơi màu cũng là khi hạt lúa được thụ phấn, thụ tinh Thời kỳ này kéo dài khoảng 35 ngày
Trang 18Bài 8: THỜI KỲ CHÍN CỦA CÂY LÖA
Ba giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây lúa:
7 Giai đoạn hạt chín sữa,
8 Giai đoạn hạt chín sáp
Trang 199 Giai đoạn hạt chín hoàn toàn nằm trong thời kỳ chín của cây lúa Cũng như thời
kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa, thời gian của thời kỳ chín biến đổi không nhiều trước những tác động của các yếu tố ngoại cảnh Thời gian này kéo dài khoảng 30 ngày
Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5-7 ngày, chất dự trữ trong hạt lúa ở dạng lỏng và trắng như sữa; hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh; trọng lượng hạt trong thời kỳ này tăng rất nhanh, có thể đạt 75-80% trọng lượng cuối cùng của hạt thóc
Giai đoạn chín sáp là giai đoạn mà chất dịch trong hạt thóc dần dần đặc lại, khiến cho hạt lúa cứng; màu xanh ở lưng hạt thóc dần chuyển màu vàng và trong giai đoạn này trọng lượng hạt thóc tiếp tục tăng lên
Giai đoạn chín hoàn toàn khi ta nhận thấy vỏ trấu từ màu vàng chuyển sang vàng nhạt và hạt thóc chắc cứng, cũng là lúc hạt thóc đạt trọng lượng tối đa Lúc này có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch lúa
Trang 20CHƯƠNG 2:
HẠT GIỐNG
Trang 21Bài 9: HẠT GIỐNG LÖA
Mỗi một hoa lúa sau khi nở hoa, tung phấn, thụ tinh phát triển thành hạt lúa Hạt lúa nếu không bị lẫn phấn trong quá trình thụ phấn thì mang đầy đủ các tính chất đặc thù về hình dáng, kích thước, màu sắc và nội chất… của một giống lúa nhất định
Một hạt thóc (bên trong chứa phôi - nằm ở dưới bụng hạt và phôi nhũ - hạt gạo) sau khi chín trên đồng ruộng, hạt lúa có khả năng nảy mầm hoặc có những giống sau một thời gian ngủ nghỉ sẽ trở thành hạt giống để gieo trồng cho các vụ tiếp theo Tuy nhiên để có hạt giống tốt trong sản xuất lúa thì người ta phải tiến hành sản xuất giống lúa theo một quy trình kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt thì hạt giống lúa mới đảm bảo đúng giống, chất lượng giống cũng như sức khoẻ hạt giống Tuỳ theo nguồn giống đưa vào sản xuất và quy trình sản xuất mà có các cấp giống khác nhau
Hạt giống lúa sau khi sản xuất ra cũng phải qua một quá trình chế biến, bảo quản theo các quy trình kỹ thuật nhất định như: phơi sấy sao cho hạt thóc đạt đến một độ ẩm nhất định (hàm lượng nước chiếm khoảng 13%); hay sàng lọc để loại
bỏ hạt khác giống, hạt lép lửng không đủ tiêu chuẩn và bảo quản hạt thóc giống…
Ngoài ra người ta còn áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật khác để xử lý các mầm bệnh lưu giữ trong hạt thóc từ vụ trước trước khi đem ngâm ủ, gieo mạ
Bài 10: CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT GIỐNG
Có thể phân chia các bộ phận của hạt thóc như sau:
Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa được bao bọc phía ngoài hạt thóc và
là cơ quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lượng khoảng 20-21% so trọng lượng hạt thóc Một số giống lúa phía đỉnh vỏ trấu có râu
Trang 22phôi Bộ phận này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng toàn hạt
Nội nhũ (hạt gạo): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác
Nằm phía trong vỏ trấu và bao bọc phía ngoài nội nhũ là vỏ quả (biểu bì), vỏ lụa và tầng Alơran
Bài 11: QUÁ TRÌNH NẢY MẦM CỦA HẠT THÓC
Hạt thóc được ngâm trong nước, hút nước và ngậm nước tới mức nhất định
đủ điều kiện cho hạt thóc nảy mầm Một loạt các chuyển hoá phức tạp xảy ra Và với tác dụng của men proteaza và peptoza, protit mới được chuyển hoá thành pepton rồi thành axit amin Lúc này phần lớn axit amin được tổng hợp thành sinh chất giúp cho phôi phát triển Tiếp đó, phôi được cung cấp glucoza, axit amin… thì các tế bào phôi lập tức phân chia và lớn lên, trục phôi trương to và đẩy mầm, rễ ra khỏi vỏ trấu, hạt nứt nanh rồi nảy mầm
Khi hạt nảy mầm, các loại lá lần lượt xuất hiện theo thứ tự sau:
Trang 23
Lá bao hình vảy, không có diệp lục
Lá không hoàn toàn: chỉ có bẹ lá, chưa có phiến lá
Lá thật có đầy đủ bẹ lá, phiến lá, có khả năng hình thành diệp lục
Những lá ban đầu thường ngắn và nhỏ, số lá trên một cây mạ, cây lúa được tính từ lá thật thức nhất trở đi
Đồng thời với quá trình nảy mầm, từ phôi cũng xuất hiện một rễ phôi (còn gọi là rễ mộng hay rễ hạt) Rễ này phát triển dài ra và xuất hiện các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu
Thời kỳ từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi có 3 lá thật là thời kỳ hạt sử dụng chủ yếu các chất dự trữ trong hạt Chỉ từ khi cây mạ có 4 lá và có 4-5 rễ phụ cây
mạ mới có thể sống hoàn tự lập
Trang 24Bài 12: CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ
NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG: NƯỚC
Để diễn ra quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong hạt thóc, chuẩn
bị cho sự nảy mầm thì hạt thóc phải hút nước để tạo độ ẩm cho hạt thóc Trong vòng thời gian ít nhất 24 giờ ngâm trong nước hạt thóc mới có một lượng nước được ngấm đồng đều vào toàn bộ hạt thóc
Điều kiện để hạt thóc hút nước đạt đến độ ẩm thích hợp thì hạt thóc mới có thể nảy mầm được là: trước khi ngâm ủ, hạt thóc giống bảo quản trong kho có độ
ẩm khoảng 13% Về tốc độ hút nước của hạt thóc còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước
Nếu hạt giống được ngâm ủ chưa đạt độ ẩm nhất định thì khó nảy mầm (khi hạt nảy mầm lượng nước trong hạt chiếm 30-40% Nhưng nếu ngâm quá dài, hạt thóc hút nhiều nước, tinh bột trong hạt phân giải thành đường rồi hoà tan vào trong nước làm tiêu hao chất dự trong trong hạt, đồng thời dễ làm cho hạt bị chua, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, dẫn đến hạt sẽ bị thối hoặc mầm thóc yếu
Nhu cầu về nước để hạt thóc nảy mầm còn phụ thuộc vào giống Các giống lúa cạn, chịu hạn có khả năng hút nước và nảy mầm trong điều kiện đất tương đối khô; nhưng các giống lúa chịu được nước sâu lại có thể nảy mầm tốt trong điều kiện thừa nước
Bài 13: CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG: KHÔNG KHÍ
Cùng với yếu tố nước, không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nảy mầm của hạt giống Oxy rất cần thiết trong suốt đời sống của cây lúa và trong cả
Trang 25điều kiện đó hạt vẫn nảy mầm, nhưng lá bao kéo dài yếu ớt Còn trong điều kiện
ẩm thì hạt giống nảy mầm nhanh, ra lá và ra rễ bình thường Oxy rất cần thiết cho quá trình hô hấp của hạt, nó giúp cho quá trình phân giải vật chất trong hạt và quá trình phân chia tế bào mới (nếu thiếu oxy trong quá trình này thì tế bào kéo
dài, các lá ban đầu dài ra, yếu ớt)
Điều tiết bằng cách khống chế lượng oxy và nước có thể điều khiển được sự phát triển của mầm
và rễ Nếu thiếu oxy thì độ dài của mầm thóc vươn nhanh nhưng rễ lại phát triển ngắn Nước chứa rất
ít không khí, nên nếu hạt giống bị ngập quá sâu trong nước thì phôi sẽ phát triển chậm và hậu quả
là mầm sẽ mảnh và yếu
Trang 26Bài 14: CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG: NHIỆT ĐỘ
Hạt thóc giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết và phải có nhiệt độ phù hợp mới có thể nảy mầm Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên trong hạt giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phôi Ngược lại, nhiệt độ thấp làm giảm các hoạt động ở bên trong hạt giống, nhiệt độ quá cao sẽ làm chết phôi mầm hạt thóc
Điều kiện để hạt thóc nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 30-35oC, trên 40oC hoặc thấp dưới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm Trong quá trỉnh ủ, bản thân đống hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm Nếu ngâm ủ với khối lượng hạt giống nhỏ, dễ bị thiếu nhiệt nên hạt giống nảy mầm chậm Có thể dùng nước ấm tưới vào hạt giống để hạt hút ẩm, tăng cường hô hấp sẽ nảy mầm mạnh hơn
Như vậy, trong vụ hè thu và vụ mùa ngâm ủ trong điều kiện nhiệt độ cao, hạt dễ nảy mầm, thời gian ngâm ủ ngắn; trái lại vụ chiêm xuân ở miền Bắc, ngâm
ủ trong điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian ngâm ủ kéo dài hơn Tương tự, trong điều kiện ruộng mạ, nếu ta tiến hành gieo mạ trong điều kiện quá lạnh hoặc quá nóng cũng rất khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các mầm thóc, của cây mạ Vấn đề lựa chọn thời điểm ngâm ủ, gieo mạ và các biện pháp kỹ thuật phải được chú ý để tạo điều kiện cho việc gieo mạ được thuận lợi và hiệu quả
Ở miền Bắc, trong vụ đông xuân lạnh, để đảm bảo mùa vụ hiện nay nông dân đang áp dụng rộng rãi kỹ thuật “mạ che phủ nilon” ngay từ khi bắt đầu gieo
mạ
Bài 15: VÌ SAO PHẢI Ủ HẠT GIỐNG
Xử lý hạt thóc nảy mầm phải qua hai khâu: ngâm và ủ hạt giống Sau khi ngâm nước khoảng 24 giờ, người ta tiến hành ủ hạt giống bằng rơm rạ, bao tải ướt trong vòng khoảng 24 giờ tiếp theo
Khi hạt giống ngậm đủ nước, hàng loạt các phản ứng phức tạp xảy ra và hạt thóc có thể nảy mầm Nhưng để quá trình đó xảy ra một cách tự nhiên thì hạt giống sẽ này mầm không đồng đều Nếu hạt giống được ủ đủ ấm thì sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của phôi và hạt giống nảy mầm khoẻ và đồng đều Hạt giống nảy mầm khoẻ và đồng đều là một điều kiện rất quan trọng để tạo điều kiện cho các quá trình phát triển sau này của cây lúa Nếu nhiệt độ ủ quá thấp thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, nếu để lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm Nếu nhiệt độ ủ quá cao thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm đi, thậm chí còn làm chết cả mầm hạt
Trong quá trình ủ, bản thân khối hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm Nếu ủ với khối lượng hạt giống quá lớn thì sẽ tăng nhiệt lượng, dẫn
Trang 27Bài 16: VÌ SAO PHẢI CHỌN HẠT GIỐNG TỐT
Sự nảy mầm của phôi và sự phát triển của cây mạ đến khi có 3 lá mầm dựa chủ yếu vào hạt thóc giống Như vậy nếu hạt giống tốt, chứa một lượng dinh đưỡng đầy đủ sẽ làm cho hạt thóc giống nảy mầm, phát triển tốt và đồng đều Hạt thóc khoẻ, không có bệnh tồn dư cũng sẽ không truyền bệnh cho cây mạ
Hạt giống tốt cũng làm cho cây mạ tốt hơn, khoẻ hơn, mập hơn và phát triển nhiều rễ hơn Khi cấy ra ruộng, cây mạ khoẻ hơn sẽ mọc nhanh hơn cây mạ yếu
Một hạt giống khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài nguồn dinh dưỡng đầy
đủ, không có bệnh tồn dư, hạt thóc phải có Sức nảy mầm tốt Sức nảy mầm của hạt giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chín và điều kiện bảo quản hạt giống Sau khi chín trên đồng ruộng, hạt lúa có khả năng nảy mầm (có giống nảy mầm ngay trên bông lúa ngoài ruộng), cũng có những giống cần qua thời kỳ ngủ nghỉ thì mới nảy mầm được
Điều kiện bảo quản cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức nảy mầm của hạt giống Nếu bảo quản không tốt, sức nảy mầm của hạt thóc có thể giảm nhiều chỉ trong vài tháng sau khi thu hoạch Nhưng nếu bảo quản tốt, đặc biệt là trong điều kiện khô lạnh (trong kho lạnh dướI 15oC thì thóc giống có thể để qua 1 – 2 năm vẫn có sức nảy mầm tốt Đánh giá giống lúa sức nảy mầm tốt là phải đạt trên 95% ngoài đồng ruộng
Trang 29CHƯƠNG 3:
Trang 30SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY MẠ
Trang 31Bài 17: NGUỒN CHẤT DINH DƯỠNG CUNG CẤP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ
Ở thời kỳ mạ non hay còn gọi là thời kỳ mạ yếu (trong điều kiện thuận lợi sau gieo 7-10 ngày là kết thúc thời kỳ này) cây mạ phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng lấy từ phôi nhũ
Sau khi có 4 lá thật, cây mạ phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy qua bộ rễ và được chế biến ở lá Khi cây mạ lớn hơn nữa thì nó lại càng phụ thuộc vào môi trường cung cấp chất dinh dưỡng Người ta gọi đây là thời kỳ mạ khoẻ Thời kỳ này kéo dài hơn thời kỳ mạ non, nó kéo dài đến khi cây mạ có 5-6 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng trung bình và 6-7 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng dài hơn
Mạ dày súc (mạ đapô: 9-11 ngày) chỉ chứa ít chất dinh dưỡng trong phôi nhũ vào lúc đem đi cấy, vì thế nó phải tự tạo lấy chất dinh dưỡng cho nó Còn mạ dược (16-20 ngày) cây mạ thuần thục và có khả năng lấy chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài
Bài 18: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: ĐỘ SÂU CỦA NƯỚC
Điều khiển lượng nước cho ruộng mạ là kỹ thuật rất quan trọng trong khâu làm mạ Mực nước trong ruộng mạ không chỉ ảnh hưởng đến độ cao, thấp của dược mạ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ mạ
Nếu để ruộng quá quá khô, thiếu nước thì cây mạ phát triển chậm, cây còi cọc Nếu quá nhiều nước, để cây mạ ngập sâu trong nước thì sẽ dẫn đến bộ rễ phát triển kém, cây mạ gày do thiếu không khí trong đất, khi cấy, cây mạ dễ bị chết
Độ sâu nước vừa phải, dược mạ ngắn, cây mạ khoẻ, bộ rễ phát triển tốt, khó
bị chết khi cấy ra ruộng
Bài 19: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY MẠ: LƯỢNG NƯỚC
Chọn chân đất để làm dược mạ rất quan trọng trong việc làm mạ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây mạ và bộ rễ mạ, nó liên quan gián t iếp đến lượng nước, sự điều tiết lượng nước của ruộng mạ
Trang 32không đều nên cây mạ phát triển cũng không đều, nhưng ngược lại bộ rễ lại thường phát triển mạnh
Bài 20: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY MẠ: NHIỆT ĐỘ
Cùng với các nhân tố khác, yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây mạ và hơn thế nữa đối với sức sống của cây mạ
Ở nhiệt độ ấm áp, cây mạ phát triển cao khoẻ hơn và phát triển nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp lạnh Nhiệt độ thấp lạnh có thể làm cho cây mạ bị vàng lá và nhiệt độ thấp lạnh kéo dài sẽ làm cho cây mạ bị vàng lá và dẫn tới chết
mạ
Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài, cây mạ sẽ phát triển nhanh, thời gian của thời kỳ mạ sẽ rút ngắn, mạ bị già và khi cấy ra ruộng thì cây mạ phát triển chậm, kém
Việc làm mạ trong vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc nói chung có điều kiện thuận lợi Trong vụ xuân thì ngược lại, không được thuận lợi Hiện nay người ta có nhiều biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh nhiệt độ ruộng mạ cũng như điều chỉnh thời gian, thời điểm gieo mạ sao cho cây mạ xuân phát triển trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhất mà vẫn thích ứng với lịch thời vụ
Trang 33Bài 21: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG
Cây mạ cần ánh sáng mạnh Trời nhiều mây, âm u, ánh sáng kém không đủ điều kiện cho cây mạ quang hợp và cây mạ yếu vì không thể tạo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây
Ánh sáng ít còn có thể làm cho bẹ lá và bản lá của cây mạ dài ra, cây mạ gầy hơn và yếu hơn Vì vậy dược mạ cần tránh xa bón cây lớn và nhà cao tầng, đồng thời cũng không nên gieo mạ quá dầy, cây mạ cũng không có đủ ánh sáng
để quang hợp
Cường độ ánh sáng thấp cũng làm cho cây mạ có hàm lượng chất khô thấp, sức đề kháng của cây mạ thấp, cây mạ dễ bị nhiều loại sâu, bệnh hại
Bài 22: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: NHỮNG CHẤT DINH
DƯỠNG DỄ SỬ DỤNG
Cây mạ cần nguồn dinh dưỡng bổ sung để sinh trưởng phát triển trong thời
kỳ mạ, hơn thế nữa còn tích luỹ một phần dinh dưỡng để có nguồn dự trữ trong thời gian chuyển tiếp: nhổ cấy, cây mạ bén rễ, hồi xanh
Phân bón rất cần nếu cây mạ phải ở lại dược mạ lâu hoặc trên chân dược vàn cao, ở vùng đất kém màu mỡ và ở những vùng, vụ có khí hậu lạnh Nếu nghèo chất dinh dưỡng, cây mạ còi cọc; nếu giàu chất dinh dưỡng dễ sử dụng, cây
mạ phát triển mạnh Ngược lại nếu quá nhiều phân bón trong dược mạ thì cây mạ cao và yếu, cây mạ dễ nhiễm bệnh
Bài 23: CÂY MẠ TỐT CÓ CHIỀU CAO CÂY
PHÁT TRIỂN ĐỒNG ĐỀU
Cây mạ tốt có chiều cao vừa phải và tất cả các cây mạ trong dược mạ phát triển đồng đều Để có cây mạ trong dược mạ phát triển đồng đều thì phải chú ý đến rất nhiều khâu kỹ thuật trong làm mạ
Trang 34- Hạt thóc giống nảy mầm không đồng đều
- Chọn đất dược mạ chưa đúng hoặc làm đất chưa tốt
- Chế độ nước cho dược mạ chưa tốt
- Chất dinh dưỡng trong đất thiếu
Trang 35Bài 24: CÂY MẠ TỐT CÓ BẸ LÁ NGẮN
Bẹ lá là phần phía dưới của lá, bẹ lá ôm lấy thân cây lúa và các lá non ở bên trong Bẹ lá dài chứng tỏ sự vươn lóng ban đầu của cây mạ nhanh, như vậy sẽ làm yếu cây mạ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bẹ lá, nhưng ảnh hưởng lớn nhất là 2 yêu tố là độ sâu của nước và điều kiện ánh sáng
Về yếu tố độ sâu của nước: nếu quá nhiều nước sẽ làm cho bẹ lá dài và cây
mạ yếu → cây mạ yếu khi cấy mạ sẽ hồi canh chậm và phát triển kém và cây mạ xấu có bộ lá dài, rũ xuống → bộ lá mạ dễ bị bết bùn khi cấy
Về yếu tố ánh sáng: thiếu ánh sáng do trời âm u kéo dài, do gieo mạ dầy hoặc do bóng rợp của cây cối đều có thể làm cho bẹ lá dài ra
Bài 25: CÂY MẠ TỐT PHẢI KHÔNG CÓ SÂU
BỆNH
Ở thời kỳ mạ, cây mạ có thể bị rất nhiều rất nhiều loại sâu bệnh tấn công, gây hại Nếu chăm sóc mạ tốt, đúng kỹ thuật để có một dược mạ khoẻ, phát triển đồng đều… mà không chú ý phòng trừ sâu bệnh trong thời kỳ này thì cây mạ vẫn không thể có đầy đủ sức sống ban đầu
Có nhiều loại sâu bệnh phá hại trong thời kỳ mạ Các loại sâu, bọ hại nhiều nhất trong thời kỳ mạ có: bọ rầy, sâu đục thân và các loại sâu ăn lá Bệnh phổ biến nhiều nhất trong thời kỳ mạ là bệnh đạo ôn
Ngoài ra các loại cỏ dại cũng là yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mạ
Bài 26: CÂY MẠ TỐT PHẢI CÓ NHIỀU RỄ VÀ
KHỐI LƢỢNG LỚN
Ngoài những yếu tố để đánh giá về cây mạ tốt như: cây mạ trong dược mạ
Trang 36Một yếu tố quan trọng khác là cây mạ nặng Cây mạ nặng tức là cây mạ có khối lượng lớn, điều đó chứng tỏ cây mạ đã tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng, chính nhờ chất dinh dưỡng này sẽ giúp cây mạ sau khi cấy hồi phục nhanh Khối lượng cây mạ lớn không có nghĩa là cây mạ cao, già tuổi, có nhiều lá và có bộ lá phát triển tốt
Trang 37CHƯƠNG 4:
CÂY LÚA
Trang 38Bài 27: VÌ SAO PHẢI CẤY
Làm mạ là để mục đích phục vụ cho việc cấy Tập quán cấy lúa tồn tại qua rất nhiều năm, nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ Việc sạ lúa (gieo vãi) và trỉa lúa hiện có ở một số vùng, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng , “trỉa lúa” ở vùng lúa cạn chờ nước trời tại một
số vùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Còn tập quán sạ lúa (với nhiều hình thức như: sạ vãi, sạ lan, sạ hàng…) phổ biến tại các tỉnh phía Nam từ Nam Trung bộ trở vào
Cấy lúa là và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay đã làm giảm lượng thóc giống một cách đáng kể (lượng thóc giống tối thiểu cho 1 ha ruộng cấy
từ 22-25 kg đối với lúa lai và 60-70 kg đối với lúa thường), cấy lúa với lượng thóc giống ít, người nông dân có điều kiện hơn trong việc sử dụng những cấp giống cao, giống mới và có chất lượng hơn, bỏ dần tập quán sử dụng giống tự để lại từ vụ
trước
Với đặc điểm về khí hậu, thời tiết của các tỉnh phía Bắc và việc bố trí cơ cấu, mùa vụ, luân canh cây trồng, chân đất cũng là những lí do để thực hiện
Trang 39quy trình kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa trong sản xuất lúa
Phương thức cấy lúa thẳng hàng là biện pháp phòng trừ cỏ dại đơn giản, người nông dân có thể dễ dàng dùng các biện pháp thủ công để làm cỏ mà không phải dùng các loại hoá chất độc hại cho môi trường và sức khoẻ con người để trừ
cỏ dại; hơn nữa, ở ruộng lúa gieo thẳng thì dễ bị chuột, ốc, chim ăn
Trang 40Bài 28: CẤY BAO NHIÊU DẢNH MẠ TRÊN MỘT
KHÓM
Cấy nhiều dảnh mạ trên một khóm lúa cũng là một tập quán lâu đời của nông dân vùng sản xuất lúa nước tại các tỉnh phía Bắc (trừ khâu sản xuất giống thường cấy một cây mạ - dảnh mạ) Mỗi khóm lúa, người ta có thể cấy từ 2-4 dảnh mạ, có thể cấy đến 5-6 dảnh mạ/khóm Có thể lý giải, cấy nhiều dảnh cũng
là để phòng khi gặp điều kiện bất thuận, ruộng lúa bị úng hoặc bị phá hại, mất khoảng, những dảnh lúa sẽ được tách ra cấy bù vào những khoảng trống đó Hiện nay, số dảnh cấy trên một khóm lúa thường là từ 2-3 dảnh
Trong thực tế không có sự khác nhau rõ rệt về năng suất giữa cấy một dảnh
và 2-3 dảnh nếu như cây mạ không chết Như vậy tại sao người ta lại phải cấy nhiều dảnh trên một khóm lúa? Một giải thích rất logic là nếu cấy nhiều dảnh (2-3 dảnh/khóm) thì nếu một dảnh mạ bị chết thì dảnh còn lại sẽ đẻ đủ số nhánh cần thiết và cũng không phải cấy lại nếu cây mạ bị chết (không bị mất khóm)