Bài 35: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẺ NHÁNH

Một phần của tài liệu Chương 1:CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ppt (Trang 49 - 51)

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.

Cây lúa non hoặc cây mạ (người ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các nhánh mọc ra từ thân chính được gọi là nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thường có từ 5-7 nhánh nguyên thuỷ). Các nhánh mọc ra từ nhánh nguyên thuỷ được gọi là nhánh cấp 2 và các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 2 được gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên thuỷ phát triển ở giữa thân chính và lá thứ hai kể từ gốc. Mặc dù vẫn dính liền vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau, nhưng nhánh nguyên thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng.

Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các lá tiếp theo thì cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo và theo quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện.

Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1-2 nhánh đầu tiên khi có 4-5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh.

Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu.

Bài 35: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẺ NHÁNH NHÁNH

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự đẻ nhánh, nhưng có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là: giống lúa, khoảng cách cấy, mùa vụ gieo cấy và mức phân đạm.

b) Về khoảng cách cấy: khi ta tăng khoảng cách cấy giữa các cây (tức là mật độ cấy càng thưa) thì số nhánh lúa trên 1 cây càng tăng nhưng có giới hạn nhất định. Nếu cấy với mật độ quá thưa đến bất hợp lý thì số nhánh lúa trên một đơn vị diện tích sẽ bị giảm đi. Vì vậy với một giống lúa nhất định, ngay từ khi nghiên cứu chọn, tạo giống thì tác giả đã phải nghiên cứu để đưa ra một mật độ cấy cùng với điều kiện chăm sóc thích hợp trong quy trình kỹ thuật của giống lúa đó.

c) Về mùa vụ gieo cấy: thời gian đẻ nhánh của một giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy. Vụ chiêm xuân có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ mùa và trong cùng một vụ thì vụ sớm sẽ có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ muộn. Tuy nhiên, tuy có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn nhưng trong vụ mùa số nhánh lúa vẫn nhiều hơn trong vụ đông xuân.

d) Về mức phân đạm: có một nguyên tắc, nếu bón lượng cao hơn và sớm hơn thì số đẻ cũng nhiều hơn. Nếu bón thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sẽ diễn ra sớm hơn. Nếu bón phân nhiều, bón thúc muộn, thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài hơn.

Một phần của tài liệu Chương 1:CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ppt (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)