Bài 46: PHÂN LÂN VÀ HIỆU SUẤT CỦA PHÂN LÂN

Một phần của tài liệu Chương 1:CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ppt (Trang 62 - 65)

LÂN

Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ lân nguyên chất (P2O5) chiếm xung quanh 0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân tham gia vào thành phần ADN và ARN của cây lúa, lân có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, protit và vận chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp prôtêin trong cây. Cũng như đạm, tỉ lệ lân cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi cây lúc mọc đến khi lúa trỗ, nhưng hút lân mạnh nhất vẫn là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây lúa là rất thấp.

Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tý thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.

Trong sản xuất, khi bón phân lân cho lúa, lượng lân supe bao giờ cũng gấp 1,5-2 lần so với đạm urê và thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân chuồng hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân cho sự phát triển của bộ rễ lúa.

Nếu là apatit thì có màu xám xanh. Hàm lượng lân nguyên chất (P2O5) của hai dạng phân này chiếm không quá 40%. Riêng với apatit có chứa 40-50% vôi và một số nguyên tố vi lượng như: sắt, ðồng, mangan và megiê. Loại phân này không tan trong nước, khi bón vào đất phân tan dần nhờ nước có khí cacbonic hay axit yếu. Phân này thường dùng bón lót và có tác dụng chậm, nó có chứa vôi nên có tác dụng tốt ở đất chua phèn. Ngoài ra còn có một số loại phân lân tự nhiên khác (còn gọi là phân lèn) được xếp vào loại lân dễ tiêu được lấy từ hang núi đá vôi: dạng bột phôtphorit thýờng không chứa đạm và phân và xác chim, dơi sống trong các hang núi.

b) Phân lân chế biến: loại thường dùng trong sản xuất lúa hiện nay là lân supe, còn gọi là lân Lâm Thao và lân nung chảy hay phân lân Vãn Ðiển là những loại phân bón trong nước sản xuất.

 Loại phân ở dạng bột và có màu xám hay trắng xám, có mùi chua, tan được trong nước là supe lân và loại phân này thường bón lót cho đất ít chua.

 Loại phân lân có dạng bột màu xám xanh có ánh thủy tinh, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong axit yếu là lân nung chảy (hay còn gọi là técmo phốtphát) do hai doanh nghiệp nhà nước sản xuất là Văn Ðiển và Ninh Bình, có thể dùng ở nhiều loại đất, đặc biệt nó có tác dụng ở đất chua. Loại phân chế biến này thường chứa 18–20% P2O5 tổng số. Phân lân nung chảy cũng có thêm một số nguyên tố vi lượng.

Ngoài ra trên thị trường có nhập một số loại phân lân nung chảy được nhập từ các nước: Mỹ, Cộng hòa A-Rập thống nhất, Nhật Bản và Cộng hoa Liên bang Ðức.

Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ kali nguyên chất (K2O) chiếm khoảng 0,6-1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong hạt gạo. Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân, kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp prôtit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa.

Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu hạn và chịu rét tốt. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2-1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng suất hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây.

Trong sản xuất, khi bón phân kali cho lúa, lượng kali clorua bao giờ cũng ít nhất trong 3 loại phân bón chính và thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm.

Phân kali có 2 loại: phân kali tự nhiên và chế biến công nghiệp:

a) Phân kali tự nhiên có: Sylvinit chứa 12-15% K2O, Cainit chứa 10-12% K2O, bột xi măng chứa 14-35% K2O và tro bếp chứa 8-15% K2O.

b) Phân kali chế biến công nghiệp: bao gồm Clorua kali chứa 58-62% K2O, Sunphat kali chứa 45-48% K2O, Nitrat kali chứa 41-46% K2O và Patenkali chứa 29% K2O.

Phân kali bón cho lúa chủ yếu là Kali Clorua (KCl) – còn gọi là MOP. Loại phân này ở bạng bột màu hồng hoặc màu trắng như muối, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm và đóng cục, có vị mặn. Loại phân bón này chứa 58-62% kali nguyên chất K2O thường được trộn với đạm urê để bón thúc cho lúa. Phân bón này thường được nhập từ các nước: Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ðức.

CHƢƠNG 7:

Một phần của tài liệu Chương 1:CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ppt (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)