Bài 50: ÁNH SÁNG VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÖA

Một phần của tài liệu Chương 1:CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ppt (Trang 69 - 70)

Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang).

Về cường ðộ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong năm và thời gian trong ngày. Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11- 13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời ðiểm cực đại trong ngày. Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường ðộ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4-5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi.

Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Nếu các cây trồng hàng nãm phân chia làm 3 loại theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dài ngày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng) thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa. Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào cụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa. Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ thì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm.

Một phần của tài liệu Chương 1:CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ppt (Trang 69 - 70)