ôn thi triết học hot

57 247 0
ôn thi triết học hot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI Câu 1: a. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? tại sao vấn đề đó lại là vấn đề cơ bản của triết học? b. Hãy phân tích những đặc điểm nổi bật của các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử tư tưởng triết học và rút ra ý nghĩa cần thiết? Câu 2: a. Trình bày khái quát đặc điểm triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại. b. Đặc điểm triết học ấn Độ. Câu 3: a. Đặc điểm triết học cổ đại phương Tây. b. Phân tích đường lối triết học Đêmôcrít và Platôn. Câu 4: a. Đặc điểm cơ bản triết học phương Tây thế kỷ XVII-XVIII; b. Nội dung cơ bản của triết học Bêcơn. Câu 5: a. Phân tích tiền đề khách quan hình thành triết học Mác. b. Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học Mác-Lênin. Câu 6: a. quá trình hình thành những quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác. b. Nội dung, ý nghĩa, định nghĩa vật chất của Lênin. Câu 7: trong tác phẩm bút ký triết học, Lênin viết: “ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan” hãy trình bày: 1. khái niệm ý thức, nguồn gốc và kết cấu của ý thức. 2. quan niệm duy vật biện chứng,sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất thể hiện ở chỗ nào? 3. quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình về ý thức. 4. với quan điểm duy vật biện chứng có thể hiểu như thế nào về ý thức tạo ra thế giới khách quan. Câu 8: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn. 1 Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của hai nguyên lý tổng quát và ý nghĩa phương pháp luận của nó. Câu 10: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đễn những thay đổi về chất và ngước lại ý nghĩa của việc nắm vũng quy luật này trong thực tiễn. Câu 11: a. Những đặc điểm của phủ định biện chứng. b. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định. c. ý nghĩa phương pháp luận. Câu 15: Phân tích tính qui luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứư nắm vững qui luật này ở nước ta hiện nay? Câu 16: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nêu những đặc điểm CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta? Câu 17: Hãy chứng minh sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. ý nghĩa thực tiễn của nguyên lý này? Câu 18: Đấu tranh giai cấp là gì? phân tích nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay. Câu 19: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước. Nêu khái quát các kiểu Nhà nước trong lịch sử. Câu 12: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái riêng và cái chung. ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này? Câu 13: Hồ Chí Minh viết: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Hãy phân tích luận điểm trên? 2 Câu 14: Lênin viết: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan. 3 Câu 1: a. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? tại sao vấn đề đó lại là vấn đề cơ bản của triết học? b. Hãy phân tích những đặc điểm nổi bật của các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử tư tưởng triết học và rút ra ý nghĩa cần thiết? Bài làm: a. vấn đề cơ bản của triết học. Thế giới xung quanh có thể chia thành lĩnh vực lớn tự nhiên và tinh thần, tồn tại và tư duy, vật chất và ý thức, triết học với nhiệm vụ là giải thích thế giới cũng phải đề cập đến hai vấn đề lĩnh vực này. Theo ănghen vấn đề lớn, cơ bản của triết học là mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mâu thuẫn: Mặt 1: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt 2: con người có khả năng nhận thức thế giới hay không. Đó là vấn đề cơ bản của triết học vì: Thứ nhất: căn cứ vào cách trả lời hai câu hỏi trên (cách giải quyết hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học) ta có thể biết được nhà triết học này, hệ thống triết học này là tư duy hay duy tâm (mặt1). + chủ nghĩa duy vật cho rằng: ý thức có trước vật chất và quyết định vật. +chất chủ nghĩa duy tâm chia thành hai trường phái: Duy tâm khách quan ý niệm tuyệt đối quyết định vật chất. Duy tâm chủ quan ý thức cảm giác của con người quyết định vật chất. 4 Những nhà triết học thừa nhận vật chất hoặc tinh thần quyết định được gọi là triết học nhất nguyên. còn những nhà triết học thừa nhận cả vật chất và tinh thần quyết định ta gọi là triết học nhị nguyên. triết học nhị nguyên cuối cùng cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Cũng căn cứ vào cách trả lời vấn đề cơ bản của triết học (mặt 2) mà ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri. + Thuyết khả tri cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới + Thuyết bất khả tri (không thể không biết) cho rằng con người không có khả năng nhận thức thế giới. Như vậy vấn đề cơ bản của triết học là tiểu chuẩn để phân biệt các trường phái triết học trong lịch sử. Thứ 2: Bất cứ nhà triết học nào cũng phải giải đáp vấn đề mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức xây dựng học thuyết của mình, vật chất và ý thức là hai phạm trù của triết học cơ bản bao quát một sự vật, hiện tượng trong giới khách quan. Thứ 3: Đó là vấn đề chung nó mãi mãi tồn tại cùng với con người và xã hội loại người. Câu 2: a. Trình bày khái quát đặc điểm triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại. b. Đặc điểm triết học ấn Độ. Bài làm: a. Trung Quốc là một trong những các nước văn minh, văn hoá nhân loại và theo đó triết học của Trung Quốc cũng ra đời từ rất sớm, mang đậm dấu ấn của đất nước vốn tự mãn cho rằng: họ là trung tâm thiến hạ này. triết học Trung Quốc có 6 đặc điểm cơ bản sau: 5 - theo triết học Trung Quốc không hình thành bộ môn triết học cụ thể mà học nằm xen vào các học thuyết chính trị-xã hội. - hình thức thể hiện của triết học thường thông qua các ngụ ngôn đối thoại để thể hiện nội dung triết học. - triết học phương Tây gắn với khoa học tự nhiên, coi thế giới tự nhiên là đối tượng để chinh phụ và cải tạo, còn các triết gia Trung Quốc lại đặt ra tiêu chuẩn sống hoà mục, không đặt vấn đề cải tạo tự nhiên. - không phân biệt rõ duy tâm, duy vật, biện chứng, siêu hình. - triết học Trung Quốc thường bàn nhiều về chính trị đạo đức còn tri thức về tự nhiên thì ít và thô sơ vì không lấy giới tự nhiên làm đối tượng để chinh phục và cải tạo mà đặt ra tiêu chuẩn sống hoà mục. - triết học Trung Quốc thời cổ đại phát triển mạnh sau này trì trệ kém sâu. b. Đó là 6 đặc điểm của triết học Trung Quốc thời cổ đại. Cùng với triết học Trung Quốc, triết học ấn Độcũng có những đặc điểm nổi bật sau: + các trường phái triết học hình thành từ đầu sau này được phát triển hoặc tàn lụi mà không xuất hiện nhiều trường phái mới. + triết học và tôn giáo gắn liền với nhau. Mỗi một hệ thống vừa là triết học vừa là tồn giáo, tác giả là những tăng lữ. + triết học ấn Độ nặng về triết lý nhân sinh, hướng vào giải thoát. + triết học ấn Độkhông phân biệt rõ duy tâm duy vật, biện chứng siêu hình. + triết học ấn Độ đa dạng phong phú nhưng vận động chậm chạp, học thuyết nhiều nhưng sách ít, bàn nhiều về hạnh phúc và bất hạnh, nhưng bản thân triết học cũng bất hạnh như cái xã hội trì trệ của ấn Độ. + người ấn Độ không chú ý đến thời gian mà chú ý đến không gian. Do đấy việc xác định niện đại và tác giả rất khó. 6 Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm thế kỷ XVII- XVIII ở Anh, Pháp, Hàlan với những đại biểu tiêu biểu như: P.N.Bêcơn, T.Hôpxơ(Anh), Điđrô, Henvêtiúyt (Pháp) Xpinôđa (Hàlan), V.I Lênin đánh gia công lao của nhà duy vật Pháp thế kỷ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước Mác. “trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuốc quyết chiến chống tất cả những rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mội học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v Hoàn cảnh xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học của khoa học”, triết học macxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật, triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoa học cụ thể, nó xem xét thế giới như chỉnh thể. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học là sự diễn ta thế giới bằng cách lý luận. Chính vì đặc thù như vậy của đối tượng của nó đã gây ra, những cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. 7 Tóm lại, học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của thế giới tự nhiên, xã hội và con người, mỗi quan hệ còn người với con người nói chung của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh. Câu 3: a. Đặc điểm triết học cổ đại phương Tây. b. Phân tích đường lối triết học Đêmôcrít và Platôn. bài làm: a. triết học phương Tây ra đời muộn hơn so với triết học phương Đông, triết học phương Tây đã kế thừa và phát huy được nhiều thành tựu của triết học thời kỳ trước đó để hình thành một hệ thống triết học ở trình độ tương đối cao hơn. triết học cổ đại phương Tây có những đặc điểm cở bản sau đây: - triết học cổ đại phương Tây thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô. ngay từ đầu triết học đã mang tính giai cấp. - triết học phương Tây hình thành với đầy đủ các đại biểu của hệ thống triết học cho đến tận ngày nay. Nó thể hiện tính bào trùm về mọi lĩnh vực của thế giới quan người cổ đại, trong đó diễn ra đấu tranh giữa duy vật và duy tâm rất gay gắt. - Do trình độ nhận thức khoa học buổi đầu còn thô sơ cho nên tri thức triết học còn giản đơn, mang tính ngây thơ chất phác. - triết học phương Tây coi trọng con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá nhưng giá trị con người thường được đánh giá về mặt nhận thức hoặc đạo đức. - triết học cổ đại đã vẽ ra một bức tranh về thế giới trong tính chỉnh thể (sau đó nó lại rơi vào bộ phận)với những kiên giải ngây thơ chất phác. b. Phân tích đường lối triết học Đêmôcrít và Phatôn. * Đêmôcrít là nhà triết học duy vật lớn nhất thời cổ đại. 8 + theo ông bản chất thế giới là nguyên tử, là phần nhỏ bé không phân chia được nữa. + nguyên tử cùng với chân không tạo nên sự vật hiện tượng, nguyên tử luôn luôn vận động. Nó tạo ra thế giới muôn màu muôn vẻ luôn luôn biến đổi. + ông nêu ra quyết định luận, mọi cái biến đổi đều do nguyên nhân của nó. cái ngẫu nhiên là do ta chưa biết nguyên nhân của nó. nếu thừa nhận cái ngẫu nhiên ta sẽ trở thành lười biếng. + Do các nguyên tử tác động vào giác quan gọi là cảm tính cho ta biết tính phong phú của thế giới, đây là loại nhận thức tối tân vì nó chỉ cho ta biết vẻ bề ngoài. + Muốn nhận thức phải có trí tuệ, khi có trí tuệ ta hiểu được nguyên tử mà hiểu được nguyên tử sẽ hiểu được bản chất đích thực của nó. - Ông nói linh hồn con người do nguyên tử tạo nên và khi chết linh hồn tan dã chứ không tồn tại mãi mãi. Nguyên tử tạo nên linh hồn có nhiều lửa, vì vậy, khi suy nghĩ đấu ta nóng lên. - về xã hội: ông cho rằng: Nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự xã hội và trừng trị nhưng kẻ vi phạm trất tự xã hội. * Platôn: - là một triết gia duy tâm vĩ đại của thời đại cổ đại. - ông nói rằng bản nguyên thế giới là ý niệm cái xuất phát và mọi cái là ý niệm. - về nhận thức: ông cho rằng sự nhận thức là sự hồi tưởng chỉ nhớ lại thông qua hồi tưởng Platôn có rất nhiều phép biện chứng. - về con người ông cho rằng linh hồn con người gồm 3 phần: + lý tính: những người có lý tính là những nhà triết học, người lãnh đạo Nhà nước cộng hoà. 9 + cảm tính: người lĩnh bảo vệ Nhà nước cộng hoà. + xúc cảm- người nô lệ. Câu 4: a. Đặc điểm cơ bản triết học phương Tây thế kỷ XVII-XVIII b. Nội dung cơ bản của triết học Bêcơn. bài làm: a.Đặc điểm cơ bản của triết học duy vật phương Tây thế kỷ XVII- XVIII: - chủ nghĩa duy vật là thế giới quan là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản đứng lên đánh đổ xã hội phong kiến. - chủ nghĩa duy vật phát triển gắn liền với khoa học tự nhiên. - chủ nghĩa duy vật thời kỷ này là chủ nghĩa duy vật siêu hình vì nó gắn với khoa học tự nhiên đặc biệt là toán học, cơ học, vì vậy đã hình thánh cách tư duy máy móc. - chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang tính duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội: các nhà triết học là những nhà nhân đạo chủ nghĩa. - chủ nghĩa duy vật mang tính chiến đấu mạnh mẽ: họ phê phán xã hội đương thời rất mạnh mẽ. Họ lên án tôn giáo thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt không nhương. b. Nội dung cơ bản của triết học Bêcơn. - Frăngxi Bêcơn (1561-1626). - Ông được tôn vinh là ông tổ của chủ nghĩa duy vật nước Anh thế kỷ XVII và cũng là ông tổ của khoa học thực nghiệm. - ông cho rằng: triết học là cái nền tảng để canh tân đất nước “ liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên như kẻ lễ cưới giữa tinh thần và vũ trụ. Chúc mừng lễ cưới này sẽ đẻ các phương tiện giúp đỡ con người làm giảm nhẹ thiếu thốn khổ đâu. 10 [...]... Mác-Lênin - triết học Mác-Lênin so với các giai đoạn phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử có những đặc điểm sau: 1 Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học: Tính Đảng trong triết học là lập trường thế giới quan, triết học đó đứng trên lập trường thế giới quan nào, bảo vệ lợi ích cho giai cấp nào Triết học Mác-Lênin gắn liền với giai cấp vô sản Mác viết: vũ khí vật chất của triết học là giai... lột khác không dám tuyên bố công khai tính Đảng trong triết học của mình và lợi ích của chúng là dựa trên sự áp bức bóc lột Giai cấp tư sản tìm mọi cách để che giấu tính Đảng của mình và cho rằng triết học của chúng là siêu giai cấp, là khoa học phục vụ lợi ích chung của xã hội Theo họ tính Đảng mâu thuẫn với tính khoa học, đã có tính Đảng thì không còn tính khách quan Điều đó đúng với triết học của giai... giữa lý luận và thực tiễn Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là sự khái quát cao những kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và những thành tựu của các bộ môn khoa học cụ thể Nó luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển không ngừng của thực tiễn xã hội Thực chất triết học Mác-Lênin là kế thừa có phê phán và cách mạng các tư tưởng triết học trong lịch sử nhân loại Trong khi khẳng... về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác b Nội dung, ý nghĩa, định nghĩa vật chất của Lênin Bài làm: a Quá trình hình thành những quan điểm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác triết học học trước Mác luôn luôn có xu hướng đi tìm cơ sở đâu tiên, nguyên nhân đầu tiên của thế giới (bản nguyên thế giới) Do giới hạn về trình độ nhận thức nên các trường phái triết học (mà chủ yếu là các trường... sáng tạo của triết học Mác Bản chất của triết học Mác-Lênin là sáng tạo Lênin coi phép biện chứng duy vật là linh hồn của chủ nghĩa Mác Triết học Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của toàn bộ chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như tất cả các lĩnh vực nhận thức khoa học Triết học Mác-Lênin khẳng định rằng: tất cả mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách quan đều vận động và biến đổi không ngừng... thế giới Triết học cổ đại phương Đông: những trưởng phái được coi là duy vật cũng có quan điểm tương đồng chẳng hạn: triết học Trung quốc quy bản nguyên về “ngũ hành” (kim, Mộc, Thuỷ, Hoả Thổ), triết học ấn Độ quy bản nguyên về những phân tế vị,(nhỏ bé) hoặc tất cả những cá thể khác nhau trong thế giới loại người đều là sự hợp lại của “ngũ cẩn” (Sắc, Thu, Hành, Thúc) Các quan điểm của triết học duy... giúp con người sống có đạo đức chống nổi loạn, đó là triết lý duy tâm câu 5: a Phân tích tiền đề khách quan hình thành triết học Mác b Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học Mác-Lênin Bài làm: a Những tiền đề khách quan hình thành triết học Mác 1 Tiền đề kinh tế- xã hội - triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, vào đầu thế kỷ XIX ở châu Âu chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, khi... đó Triết học cổ đại Hylạp-Lamã Talét (625-547 trước công nguyên) quy bản nguyên của thế giới về nước ông cho rằng mọi vật được sinh ra từ nước bắt đầu từ nước rồi tan biến đi trong nước Cùng một cách lý giải như thế, có các nhà triết học Hêlacrít (544-483 TCN) quy bản nguyên thế giới về lửa, Anaximen (588-525 TCN) quy bản nguyên về không khí, Anaximenrơ (610546 TCN) quy về chất vô định hình (Apâyvôn)... + Triết học học cổ điển Đức 3 Tiền đề khoa học tự nhiên - Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên phát triển mạnh và mâu thuẫn với tư duy siêu hình, can trở sự phát triển của khoa học Lúc đó đã xuất hiện các định luật: + Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng + Thuyết tế bào của Swan, Sleidel dẫn đến kết luật tính thống nhất của thế giới + Thuyết Đác uyn b Đặc điểm cơ bản của triết học. .. nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-Lênin Nghiên cứu triết học Mác-Lênin phải thấm nhuần nguyên tắc này Cần phải vận động lý luận 14 triết học và thực tiễn để giải quyết những yêu cầu của thực tiễn đặt ra Đồng thời phải bám sát thực tiễn, từ thực tiễn mà khái quát thành lý luận mới Một mặt bổ sung vào kho tàng lý luận, mặt khác làm cho lý luận phát triển cùng với sự phát triển không ngừng của thực tiễn . 3: a. Đặc điểm triết học cổ đại phương Tây. b. Phân tích đường lối triết học Đêmôcrít và Platôn. bài làm: a. triết học phương Tây ra đời muộn hơn so với triết học phương Đông, triết học phương Tây. rằng: họ là trung tâm thi n hạ này. triết học Trung Quốc có 6 đặc điểm cơ bản sau: 5 - theo triết học Trung Quốc không hình thành bộ môn triết học cụ thể mà học nằm xen vào các học thuyết chính trị-xã. trị-xã hội. - hình thức thể hiện của triết học thường thông qua các ngụ ngôn đối thoại để thể hiện nội dung triết học. - triết học phương Tây gắn với khoa học tự nhiên, coi thế giới tự nhiên là

Ngày đăng: 04/08/2014, 09:47