1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ppsx

26 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 370 KB

Nội dung

+ Cung cấp dịch vụ ủy thác: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thựchiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân vàdoanh nghiệp thương mại..  Các dịch vụ ngân hàn

Trang 1

BÀI CÁ NHÂN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

BÀI 1:HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁCDỊCH VỤ CỦA HỆ THỔNG NHTM VIỆT NAM

Trang 2

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng thương mại ( NHTM) trên thế giới.

Các dịch vụ truyền thống của NHTM.

+ Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Lịch sử cho thấy rằng một trong nhữngdịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại Ngày nay, muabán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì nhữnggiao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độchuyên môn cao

+ Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu,các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với cácdoanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) củakhách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt Đó là bược chuyển tiếp từ chiếtthương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn

để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản xuất

+ Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó cácngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trongnhững nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi tiết kiệmcủa khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thờigian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suấttương đối cao

+ Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắtđầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trongkho bảo quản nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường dophòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện Ngân hàng thực hiện việc lưugiữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng

Trang 3

+ Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Đây là hoạt động của ngân hàng

có từ thời trung cổ cho đến nay ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng trongviệc tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ

+ Cung cấp các tài khoản giao dịch: Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửimới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong côngnghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanhtoán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chónghơn và an toàn hơn

+ Cung cấp dịch vụ ủy thác: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thựchiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân vàdoanh nghiệp thương mại Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trịcủa tài sản hay quy mô họ quản lý Chức năng quản lý tài sản này được gọi

là dịch vụ ủy thác (trust service) Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hailoại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thácthương mại cho các doanh nghiệp

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại:

+ Cho vay tiêu dùng: Các khoản cho vay tiêu dùng thường có qui mô nhỏ

lẻ và rủi ro vỡ nợ tương đối cao tuy nhiên do tính cạnh tranh khốc liệt ngàycàng cao của thị trường ngân hàng và để đáp ứng nhu cầu của khách hàngdịch vụ cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu cho vay của các NHTM

+ Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầuthực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư Ngânhàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị

về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư nhân về các cơ hội thịtrường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ

Trang 4

+ Quản lý tiền mặt: Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện rarằng một số dịch vụ mà họ làm cho bản thân mình cũng có ích đối với cáckhách hàng Ví dụ nổi bật nhất là dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó ngânhàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiếnhành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoản sinh lợi

và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán

+ Dịch vụ thuê mua thiết bị: Rất nhiều ngân hàng tích cực cho kháchhàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thôngqua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàngthuê Điều đó có lợi cho các ngân hàng cũng như khách hàng bởi vì với tưcách là một người chủ thực sự của tài sản cho thuê, ngân hàng có thể khấuhao chúng nhằm làm tăng lợi ích về thuế

+ Cho vay tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trở nên năng độngtrong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong cácngành công nghệ cao Do rủi ro trong loại hình tín dùng này cao nên chúngthường được thực hiện qua một công ty đầu tư, là thành viên của công ty sởhữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà thầu để chia sẻ rủi ro

+ Bán các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bánbảo hiểm tín dụng cho khách hàng nhằm bảo đảm việc hoàn trả trong trườnghợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế Hiện nay, ngân hàng thườngbảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc các thỏa thuận đại

lý kinh doanh độc quyền theo đó một công ty bảo hiểm đồng ý đặt một vănphòng đại lý tại hành lang của ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận một phần thunhập từ các dịch vụ ở đó

+ Cung cấp các kế hoạch hưu trí: Phòng ủy thác ngân hàng rất năngđộng trong việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập

Trang 5

cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã nghỉhưu hoặc tàn phế Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí (đượcbiết như IRAS và Keogle) cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khingười sở hữu các kế hoạch này cần đến.

+ Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Trên thị trườngtài chính hiện nay, nhiều ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “báchhóa tài chính” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép kháchhàng thỏa mãn mọi nhu cầu tại một địa điểm Đây là một trong những lý dochính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán,cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứngkhoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán

+ Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp: Do ngân hàng cung cấpcác tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng

đã hướng tới việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư (investment products)đặc biệt là các tài khoản của quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loạihình cung cấp triển vọng thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi dài hạn camkết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ mộtngày nhất định trong tương lai (chẳng hạn ngày nghỉ hưu) Ngược lại, quỹtương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách chuyênnghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợpvới mục tiêu của quỹ

+ Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Ngânhàng ngày nay đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việccung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho cáctập đoàn lớn Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tàitrợ mua lại Công ty, mua bán chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh

Trang 6

phát hành chứng khoán), cung cấp công cụ Marketing chiến lược, các dịch

vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng Các ngân hàng cũng dấn sâu vào thịtrường bảo đảm, hỗ trợ các khoản nợ do chính phủ và công ty phát hành đểnhững khách hàng này có thể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trường tự

do hay từ các tổ chức cho vay khác

Nhận xét: Không phải tất cả mọi ngân hàng đều cung cấp nhiều dịch vụ tài

chính như trên, tuy nhiên danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanhchóng Nhiều loại hình tín dụng và tài khỏan tiền gửi mới đang được pháttriển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh(Smart) đang được mở rộng và các dịch vụ mới (như bảo hiểm và kinhdoanh chứng khoán) được tung ra hàng năm có thể hoàn toàn đáp ứng tất cảcác nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng

Quá trình hoàn thiện và phát triển các dịch vụ của hệ thống NHTM Việt Nam.

1.Các dịch vụ của hệ thống NHTM Việt Nam.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng pháttriển tất yếu của thời đại và là yêu cầu khách quan đối với quá trình pháttriển kinh tế xã hội của một nước Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh

tế cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngàycàng gay gắt và sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) được mạnh hơn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lànhmạnh hơn Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro, nâng caohiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chínhquốc tế Hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển khá nhanh về số lượng cácNgân hàng và số lượng chi nhánh/ phòng giao dịch, cùng với quá trình hoàn

Trang 7

thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới, nêndoanh số và tỷ trọng dịch vụ tăng lên qua các năm Cụ thể:

+ Dịch vụ huy động vốn và cho vay: Đây vẫn là dịch vụ mang lạinguồn thu chủ yếu cho các NHTM hiện nay và có mức tăng trưởng khá

Sơ đồ 1: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN

Huy động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá qua các năm (trừnăm 2008, có giảm sút, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu)

do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh,phòng giao dịch Măc dù có mạng lưới rộng và thương hiệu mạnh, đượcngười dân biết đến, nhưng tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của cácNHTM cổ phần có sự bứt phá mạnh, thị phần đã tăng lên 31,23% so với21,3% năm 2006, khiến cho thị phần của các NHTM nhà nước giảm Hoạtđộng cho vay cũng có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn tăng nóng trongnăm 2007 và năm 2008, một số NHTM cổ phần có tốc độ tăng từ 60% trởlên Nhưng 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng đạt 10,8%, nhưngđến cuối tháng 7, tốc độ tăng trưởng đã khá hơn, với mức tăng gần 13,0%

Trang 8

cho 7 tháng đầu năm 2010 So với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì tốc độ tăngtrưởng tín dụng gấp 5 đến 6 lần được cho là tăng trưởng nóng, nhưng nhìnnhận một cách sâu sắc nếu không có sự tăng trưởng cao của tín dụng trongvài năm qua, thì không có được tốc độ tăng GDP như ngày hôm nay.

+ Các dịch vụ phi tín dụng : Dịch vụ thanh toán

Trong 3 năm trở lại đây, dịch vụ thanh toán đã có bước phát triểnquan trọng Nhiều dịch vụ thanh toán mới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu ngàycàng đa dạng của người sử dụng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhấtđược triển khai tích cực, việc kết nối hệ thống ATM, POS thành một hệthống thống nhất trên toàn quốc đạt kết quả khích lệ 3 liên minh thẻBanknet, VNBC và Smartlink đã kết nối liên thông 10 thành viên là cácNHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc

là nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển dịch vụ này

Tính đến cuối tháng 7/2010, đã có trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chứcphát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ, gần 11.000 ATM phát hành trênphạm vi cả nước và 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS Các dịch vụ tiện ích

đi kèm ngày càng được đa dạng hóa như thẻ mua xăng dầu, thẻ mua hàngqua mạng, thanh toán tiền điện nước…; việc triển khai thí điểm cung ứngphương tiện thanh toán “ví điện tử” của các tổ chức không phải tổ chức tíndụng cũng có bước phát triển nhanh, trong đó số lượng phát hành đạt gần84.500 “ví điện tử” của 17 ngân hàng tham gia triển khai dịch vụ và đượcchấp nhận thanh toán tại 119 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ Điều này đãgóp phần phát triển mạnh mẽ thanh toán điện tử trong thời gian tới, tạo tóiquen thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân Tỷ lệ tiền mặt trongtổng thanh toán có xu hướng giảm, từ 20,3% năm 2004 xuống còn 14,6%

Trang 9

năm 2008 và 14,5% năm 2009 Sự phát triển của Hệ thống thanh toán điện

tử liên ngân hàng có vai trò quan trọng trọng việc nâng cấp cơ sở hạ tầngcho dịch vụ phát triển Tài khoản cá nhân có mức tăng trưởng hàng năm cao:150% xét về số tài khoản và 120% xét về số dư Số lượng các tài khoản cánhân đã tăng từ 135.000 năm 2000 lên khoảng 5 triệu vào năm 2005, trên 8triệu vào năm 2007 và 14 triệu vào cuối năm 2009

2 Những hạn chế của các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam

+ Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua còn

có những hạn chế Các dịch vụ ngân hàng Việt Nam dù đã được đa dạng hoánhưng vẫn đơn điệu, còn ít so với các nước khác, chưa đủ đáp ứng yêu cầu,chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống Các dịch vụ ngân hàng hiện đạichưa phát triển hoặc phát triển nhưng chưa đồng bộ Rất nhiều dịch vụ pháttriển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dànhcho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tàichính, trung gian tiền tệ, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tàichính và dịch vụ chuyển đổi Hoạt động ngân hàng đầu tư và kênh phân phốiđiện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng tính tiện tích và hiệu quả kinh tếchưa cao Các hoạt động tiền tệ, lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ phát sinhngoại hối, đầu tư vẫn trong giai đoạn đầu Thị trường dịch vụ ngân hàng vẫnphát triển dưới mức tiềm năng, các mô hình cạnh tranh còn đơn giản Mức

độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ ngân hàng chưa cao do những hạnchế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận Cạnh tranh bằng chấtlượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới sựbất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi suất)

để lôi kéo khách hàng của nhau Tuy phí có thể cao, nhưng dịch vụ của cácngân hàng nước ngoài đa dạng và chất lượng hơn hẳn nhờ đội ngũ nhân viên

Trang 10

được đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp Ngoài ra, lợi thế về công nghệ và quảntrị đã giúp các ngân hàng bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam đưa ra các dịch vụtiện ích hơn Nếu dịch vụ ngân hàng không được cải tiến mạnh mẽ, pháttriển dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng, thì hệ thốngngân hàng trong nước sẽ khó duy trì thị phần của mình, nhất là khi sự phânbiệt giữa NHTM trong nước và nước ngoài căn bản được xóa bỏ vào năm

2011 Lợi thế về truyền thống và mạng lưới sẽ khó giúp các ngân hàng trongnước phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi tín dụng - những dịch vụcần công nghệ và kỹ năng khai thác của các cán bộ NH Báo cáo của HSBCViệt Nam cho thấy: doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanhthu của ngân hàng Cách đây 3 năm khách hàng là các công ty Việt Nam chỉchiếm 3%, thì nay đã lên tới 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dựđoán đến năm 2012, khách hàng là các doanh nghiệp VN tăng lên 70%

+ Từng dịch vụ của NHTM chưa tạo dựng được thương hiệu riêng,quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranhyếu, đặc biệt, tính tiện ích của một số dịch vụ chưa cao, nên đến nay mới chỉ

có khoảng 20% dân số sử dụng dịch vụ tài chính Ngân hàng

3 Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các dịch vụ của hệ thống NHTM

Việt nam.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng trong nướccần đầu tư công nghệ mới, tạo cơ hội bắt kịp các ngân hàng nước ngoài, cácngân hàng nội địa cần phải hợp tác, cùng phát triển, học hỏi và tự đổi mớinhằm đuổi bắt các ngân hàng ngoại lâu đời có thế mạnh công nghệ, nhânlực, kỹ năng kinh doanh Đồng thời cần giải quyết các tồn tại, yếu kém củanhững dịch vụ cũ và hoàn thiện các dịch vụ mới là nhân tố quyết định thànhcông của mỗi ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay

Trang 11

+ Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tếthị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn,yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và nhất là do sự pháttriển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT), dịch vụ ngân hàng khôngngừng được cải tiến và dịch vụ ngân hàng hiện đại đã ra đời Các ngân hàng

có thể đưa ra thị trường những dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp nhữngdịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng công nghệ cao.Dịch vụ ngân hàng hiện đại được hiểu bao gồm những dịch vụ ngân hàngtruyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại(process innovation) và những dịch vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằmđem lại những tiện ích mới cho người sử dụng (product innovation)

Các giải pháp khác:

+ Nâng cao năng lực quản trị điều hành và phát triển nguồn nhân lực.+ Tăng cường năng lực tài chính

Câu 2: TRÌNH BÀY CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK QUA ĐÓCHO BIẾT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THỰC TẾ CỦANGÂN HÀNG

I Tổng quan về rủi ro tín dụng.

1 Khái niệm rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất của ngân hàng do kháchhàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng của những khoản vay

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng cho NHTM như:

+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

+ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu

Trang 12

+ Tỷ lệ nợ xấu trên qũi dự phòng tổn thất.

+ Nợ quá hạn - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao

+ Nợ không có tài sản đảm bảo

2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

2.1 Nguyên nhân từ phía người cho vay( các NHTM):

+ Các NHTM không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiệnvay

+ Chính sách và qui trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đếnphân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phươngpháp xem xét phân tích còn hạn chế, chưa chính xác

+ Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như việc xácđịnh hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phùhợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn

+ Thông tin tín dụng thiếu tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xéttrước khi cấp tín dụng

+ Năng lực và phẩm chất của cán bộ tín dụng, chế độ quản lý đãi ngộcán bộ của các NHTM còn nhiều yếu kém

2.2 Nguyên nhân từ phía người vay nợ:

+ Khách hàng vay thiếu thiện chí trả nợ cho ngân hàng

+ Khách hàng không đủ khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng do tìnhhình sản xuất kinh doanh sa sút

2.3 Nguyên nhân khách quan

Trang 13

Bao gồm các yếu tố như: thiên tai hoả hoạn, do sự thiếu ổn định củacác chính sách kinh tế, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, sựkhông ổn định của thị trường tài chính ngày càng tăng.,…

II Cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng của Techcombank.

Techcombank hiện đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi rotiên tiến

Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro của Techcombank

Khối QTRR tín

dụng

Khối QTRR thị trường và hoạt động

RR thị trường

+ Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại tiếp tục được hoàn thiện thôngqua việc thiết lập các bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển,quản lý và kiểm soát nội bộ hoạt động ngân hàng Ngoài Hội đồng đầu tưchiến lược, Ban điều hành EXCO, tháng 7 năm 2008 Hội đồng quản trị đãthông qua việc thiết lập hai uỷ ban: Uỷ ban nhân sự và lương thưởng

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ppsx
Sơ đồ 1 Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN (Trang 7)
Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro của Techcombank - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ppsx
Sơ đồ m ô hình quản trị rủi ro của Techcombank (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w