0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Khái quát về ngành điện Việt Nam

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA TRONG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM (Trang 33 -38 )

1. Tình hình phát triển ngành điện

Ngành điện là ngành đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Không một quốc gia nào xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể mà không quan tâm một cách thích đáng tới sự phát triển về năng l- ợng mà trong đó điện là nhiên liệu chủ yếu không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.

Trong những năm qua ngành điện đã gặt hái đợc những thành công đáng kể về tăng trởng sản xuất điện cũng nh về tài chính và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam trong thập kỷ qua.

Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện của Việt Nam hiện nay là 8.740MW, và công suất khả dụng vào khoảng 7.920 MW, trong đó thuỷ điện chiếm tới 50,6%, nhiệt điện 15,2%, điện chạy bằng khí và dầu DO chiếm 34,2% (Xem bảng 2).

Năm 2002, các nhà máy điện của Việt Nam sản xuất đợc 35,7 tỉ kWh , trong đó thuỷ điện chiếm tới 59,5%, nhiệt điện 22,7%, và điện chạy bằng khí và dầu DO chiếm 19,4%.

Tổng lợng điện sản xuất trong thời kỳ 1991–2002 tăng gấp 3.5 lần với mức tăng trởng hàng năm là 12,8%, đặc biệt trong giai đoạn 1994–1996, sản xuất điện đạt mức tăng trởng kỷ lục là 17% so với tăng trởng GDP của Việt Nam cùng thời kỳ này chỉ có 9%.

Về hệ thống lới điện, cho tới hết năm 2001, hệ thống điện lới quốc gia đã đợc lắp đặt tới tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, và tới khoảng 97,6% quận huyện, và 84,9% là xã trong cả nớc. Hiện tại, hệ thống truyền tải điện của Việt Nam gồm bốn mức điện thế: trung thế, 66–100kV, 220kV và 500 kV.

Bảng 2: Tổng công suất các nhà máy điện của Việt Nam

STT Nhà máy Công suất lắp đặt (MW) Công suất khả dụng (MW)

A - Các nhà máy của Tổng công ty Điện lực Việt Nam

I - Thuỷ điện: 4.154,5MW

1 Hoà Bình 1.920 Nh thiết kế và có giảm dần

2 Thác Bà 120 về cuối mùa khô

3 Vĩnh Sơn 66

5 Ialy 720

6 Trị An 420

7 Đa Nhim và Sông Pha 167,5

8 Hàm Thuận 300

9 Đa My 175

10 Thác Mơ 150

11 Các thuỷ điện nhỏ 46

II - Nhiệt điện than: 1245 MW

12 Phả Lại 1 440 380

13 Phả Lại 2 600 600

14 Uông Bí 105 105

15 Ninh Bình 100 100

III - Nhiệt điện dầu: 198 MW

16 Thủ Đức 165 153

17 Cần Thơ 33 33

IV - Tuabin khí và tuabin dầu : 1833.8 MW

18 Phú Mỹ 1 720 720 19 Phú Mỹ 2.1 288 288 20 Phú Mỹ 2.1 MR 276 276 21 Bà Rịa 271,8 230 22 Thủ Đức 128 90 23 Cần Thơ 150 136 V - Đuôi hơi: 480 MW 24 Phú Mỹ 1 370 370 25 Bà Rịa 110 110 V - Diesel 296 120 Cộng 8.207,3 -

B - Các nhà máy IPP (ngoài EVN)

26 Hiệp Phớc 375 375 26 Vedan 72 72 26 Nomura 54 54 26 Bourbon 20 20 26 Amata 12.8 12.8 Cộng 533,8 533,8 Tổng công suất 8.741,1 ~7.920 Nguồn: Tạp chí điện lực 2/2003

Bảng 3: Tổng công suất lới điện quốc gia

Điện thế (kV) Tổng chiều dài đờng dây truyền tải (km)

Tổng công suất thiết kết của các trạm biến thế (MVA)

500 1.550 2.700

66-110 7.500 7.050

Trung thế 50.500 10.400

Nguồn: EVN-2002

Tuy nhiên, hệ thống điện lới của Việt Nam cha phát triển đồng bộ cùng với các nguồn điện và cha đáp ứng đợc tăng trởng về nhu điện năng do còn có sự hạn chế về nguồn đầu t, các thủ tục cha hoàn thiện, và do tốc độ thực hiện các dự án phát triển nguồn điện chậm.

Do vậy, hệ thống lới điện ở nhiều khu vực đã bị quá tải, gây tổn thất điện năng cũng nh những sự cố mất điện xảy ra thờng xuyên tại nhiều khu vực, ảnh hởng lớn tới tình hình sản xuất và kinh doanh của nhiều đơn vị.

Dự báo tốc độ tăng trởng về nhu cầu điện của Việt Nam cho phát triển kinh tế trong những năm tới đợc vẫn rất lớn, với tỉ lệ tăng trởng vào khoảng 15%/năm, gấp đôi tốc độ tăng trởng GDP của đất nớc.

Trong quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020, tổng công suất phát điện của Việt Nam sẽ tăng từ 41 tỉ kWh năm 2003 lên 45–50 tỷ kWh đến hết năm 2005. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên tới 70 đến 80 tỷ kWh vào năm 2010, và 160–200 tỷ kWh vào năm 2020.

2. Đặc trng của ngành điện Việt Nam

Ngành điện Việt Nam hiện nay nằm dới sự quản lý của Bộ Công nghiệp, ,à trực tiếp là Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN). Ngành có một số đặc trng chính sau:

Do một tổng công ty nhà nớc độc quyền quản lý điều hành kinh doanh về điện là Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN). EVN đợc thành lập ngày 10/10/1994 theo Quyết định 562/TTg của Thủ tớng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất của ba công ty Điện lực 1, 2 và 3 thuộc Bộ Năng lợng (cũ). Sau khi Bộ năng lợng sát nhập vào Bộ Công nghiệp thì EVN trực thuộc sự quản lý của Bộ này. Là doanh nghiệp nhà nớc hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 phụ trách toàn bộ lĩnh vực đầu t và phát triển, sản xuất và kinh doanh về điện. EVN hiện có 14 đơn vị trực thuộc hoạt động theo cơ chế độc lập gồm: Công ty Điện lực 1, 2, 3, Điện lực Hà Nội, TP HCM, Công ty xây lắp điện 1, 2, 3, 4,

Công ty khảo sát thiết kế điện 1, 2, Công ty SX thiết bị điện, Công ty Viễn thông điện lực, và Công ty tài chính điện lực.

EVN còn bao gồm một số đơn vị trực thuộc khác hoạt động theo cơ chế hạch toán phụ thuộc nh các nhà máy điện Phả Lại, Uông Bí, Thủ Đức, Trà Nóc, Bà Rịa, Thác Bà, Đa Nhim, Phú Mỹ, các công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4; các trung tâm điều độ quốc gia, trung tâm viễn thông điện lực, Viện năng lợng, và các ban quản lý dự án (BQLDA) điện miền Bắc, Trung, Nam, BQLDA điện Phú Mỹ, Bà Rịa, Hàm Thuận-Đa Mi, v.v.

Ngoài EVN ra, chỉ có một số nhà sản xuất điện độc lập với công suất nhỏ nh Hiệp Phớc, Nomura, Bourbon, Vedan, và Amata.

Kế hoạch phát triển của ngành điện thờng tập trung vào các mục tiêu kinh tế và xã hội. Hầu hết các kế hoạch phát triển của ngành điện chủ yếu nhằm đáp ứng các mục tiêu về kinh tế và xã hội của Chính phủ.

Hệ thống hạ tầng cơ sở ngành điện lạc hậu, do vậy đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu t lớn cho việc nâng cấp, mở rộng hệ thống nguồn điện, điện lới phân phối, đặc biệt là điện khí hoá nông thôn.

Những đặc điểm trên có thể có những tác động trực tiếp hay gián tiếp tới chiến lợc đầu t và cấp vốn của các nhà đầu t và tài trợ quốc tế.

3. Tiềm năng về nguồn năng lợng của Việt Nam

Việt Nam có điều kiện tự nhiên tơng đối thuận lợi về các nguồn năng lợng đa dạng, bao gồm khí ga, than cốc, than bùn, dầu lửa, và một tiềm năng lớn về thuỷ điện so với các quốc gia khác trong khu vực.

Theo kế hoạch phát triển tổng thể của Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN), khả năng khai thác các nguồn năng lợng này nh sau:

50-60 tỉ kWh điện sản xuất từ các nhà máy thuỷ điện/năm;

25-30 triệu tấn than anthraxit mỗi năm, trong đó khoảng 6-8 triệu tấn dùng cho phát điện;

25-30 triệu tấn dầu thô mỗi năm;

15-30 tỉ m3 khí/năm, trong đó khoảng 2 tỉ đợc sử dụng cho phát điện;

Về nhiên liệu hạt nhân, với trữ lợng Uranium vào khoảng 300 tấn U3 O8,trong đó khoảng 50% có thể khai thác thơng mại

Phát điện bằng năng lợng vi sinh, với công suất khoảng 300 MW;

Các trạm thuỷ điện mini, năng lợng gió, mặt trời, và khí biogas là tơng đối phong phú.

Việc phát huy có hiệu quả các nguồn năng lợng trên có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam nói chung và ngành điện nói riêng chính là làm thế nào để huy động đủ vốn đầu t cho các công trình điện với đặc trng là quy mô vốn rất lớn.

4. Những thách thức đối với ngành điện

Theo một báo cáo của WB9, ngành năng lợng nói chung và điện lực nói riêng hiện phải đối mặt với bốn thách thức chính trong quá trình Việt Nam đang chuyển đổi nền kinh tế theo định hớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

- Thứ nhất, để đạt đợc các chỉ tiêu tăng trởng kinh tế chung của mà chính phủ đã đề ra thì tăng trởng về cung cấp điện phải tăng nhanh hơn GDP khoảng 70%. Để đạt đợc tốc độ tăng đó, cung cấp năng lợng phải có hiệu quả - đến năm 2010 phải tiết kiệm đợc 2788 MW, tức là một nửa công suất lắp đặt hiện nay. Năng lợng cũng sẽ phải đợc phân bố đều hơn; hiện 80% dân số là ở vùng nông thôn và mức tiêu thụ của họ chỉ chiếm 14% lợng điện đợc cung ứng. - Thứ hai, mặc dù Việt Nam giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhng các nguồn tài chính hạn chế của đất nớc đòi hỏi phải lập kế hoạch thận trọng trong lĩnh vực năng lợng. Việc phát hiện ra khí thiên nhiên ngoài khơi gần đây tạo ra cơ hội để tiến hành lựa chọn năng lợng nào có lợi về mặt kinh tế và môi trờng.

- Thứ ba, Việt Nam sẽ phải đầu t 5,3-5,5% GDP, gấp đôi mức của các nớc láng giềng Đông Nam á khác, vào cơ sở hạ tầng thiết yếu cho năng lợng. Hơn nữa, mức và cơ cấu giá năng lợng phải thay đổi để giải toả bớt những sức ép tài chính ngắn hạn và đảm bảo hiệu quả lâu dài trong các quyết định đầu t và sử dụng tài nguyên.

Theo WB, 2/3 lợng đầu t cần thiết sẽ phải đợc tài trợ bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng xuất khẩu, và đầu t nớc ngoài trực tiếp. Phần còn lại sẽ lấy từ nguồn vốn tích lũy nội bộ, nguồn của dân, và bảo lãnh của Chính phủ cho đầu t của t nhân.

Đầu t vào năng lợng phải đợc lựa chọn cẩn thận bởi vì quy mô của nó ảnh h- ởng đến khả năng vay nợ nớc ngoài của Việt Nam.

Bảng 4: Chi phí đầu t và thời gian xây dựng các công trình nguồn điện

Loại Chi phí

(USD/kWh)

Thời gian xây dựng

Thuỷ điện* 1.000-1.700 3–10 năm

Nhiệt điện than 900–1.200 36 tháng

Nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp 600–700 18 tháng Nhiệt điện khí chu trình đơn 300–350 12 tháng

Nguồn: Harvard Institute for International Development, 1999* bao gồm cả chi phí lãi suất tính trong thời gian xây dựng.

- Thứ t, thu hút đầu t nớc ngoài sẽ đòi hỏi phải tạo ra đợc một môi trờng kinh doanh thuận lợi, bao gồm cả khuôn khổ pháp lý có tính hỗ trợ. Chính phủ phải sắp xếp lại và hợp lý hoá các doanh nghiệp năng lợng nhà nớc, phát triển một hệ thống quản lý, và phối hợp các chính sách năng lợng và đầu t.

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA TRONG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM (Trang 33 -38 )

×