1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ KHÓ KHĂN VỀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " docx

10 728 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 303,41 KB

Nội dung

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VỀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Kim Liên , Nguyễn Khắc Hoàn Trường Đại học

Trang 1

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VỀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ

NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lê Thị Kim Liên , Nguyễn Khắc Hoàn

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

TÓM TẮT

Sau khi chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã các HTXNN đã thay đổi phương thức hoạt động quản lý tạo ra bước chuyển biến mới trong quá trình phát triển

Để củng cố và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ các HTXNN cần chú trọng đầu tư trang thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh doanh Hiện nay để đầu tư trang thiết bị HTXNN đang gặp một số khó khăn, một số ít HTXNN chưa tìm ra phương hướng đầu tư nên đầu tư vào đâu và đầu tư cái gì, nhiều HTXNN khác lại gặp khó khăn trong việc vay vốn ở ngân hàng, một số HTXNN khác làm ăn hiệu quả kinh doanh thấp không có khả năng tái đầu tư Một hạn chế nữa cần quan tâm là trình độ quản lý của lãnh đạo HTXNN còn yếu chưa có tầm nhìn và

đủ bản lĩnh để có thể táo bạo đầu tư mở rộng các hoạt động kinh doanh

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã, các hợp tác xã nông

Trang 2

được đầu tư xây dựng khá lâu chủ yếu là nhà làm việc và một số máy móc hiện nay đã cũ kỹ lạc hậu, nhưng việc đầu tư trang thiết bị mới phục vụ cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ đang gặp rất nhiều khó khăn một mặt do thiếu vốn, nhưng một số HTXNN có vốn cũng không tìm ra hướng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh đang là vấn đề cần chú ý hiện nay [6]

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 50 cán bộ quản

lý đại diện cho 50 HTXNN trong tổng số 159 HTXNN của tỉnh Thừa Thiên Huế

HTXNN được chọn theo các tiêu chí: thứ nhất: theo vùng kinh tế của huyện, thứ

hai: theo phân loại HTXNN giỏi, khá, trung bình của tỉnh, thứ ba: theo tư vấn

chuyên gia là các cán bộ phụ trách về HTXNN của tỉnh và các huyện Mặt khác nghiên cứu này đã sử dụng số liệu từ báo cáo kế toán của 127 HTXNN trong tổng số 159 HTXNN của tỉnh Thừa Thiên Huế Ngoài ra để có các thông tin cần thiết chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn theo Phiếu điều tra đã được chuẩn bị với những câu hỏi có sẵn, mặt khác trong qúa trình phỏng vấn chúng tôi còn đưa ra các câu hỏi mở nhằm thu thập thêm thông tin về tình hình thực trạng và khó khăn trong việc đầu tư trang bị phục vụ cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ hiện tại

và mở rộng hoạt động kinh doanh

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Tình hình tài sản cố định của các Hợp tác xã nông nghiệp

Trang 3

Sơ đồ 1 Tình hình Tài sản sản cố định của các

HTXNN

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Phú

Van g

Nguồn: Báo cáo kế toán của các

HTXNN năm 2006

Nguyên giá Giá trị còn lại Giá trị KH luỹ kế

Trong các Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh đang còn nghèo nàn và thiếu thốn, đặc biệt có một số HTXNN chưa có văn phòng làm việc [5] Tình hình đầu tư có sự khác biệt rất lớn giữa các HTXNN ở các huyện, HTXNN có giá trị nguyên giá TSCĐ trung bình cao nhất ở huyện Phú Vang là 2.106 triệu đồng, thấp nhất ở huyện Nam Đông là

Trang 4

tác xã nông nghiệp chủ yếu để sửa chữa thường xuyên nhà cửa văn phòng làm việc, kênh mương nội đồng khi có sự cố và một số máy móc thiết bị khác,như vậy việc thu hồi vốn đầu tư trong các HTXNN đang gặp rất nhiều khó khăn, chưa tính đến việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ khác [2] [3]

3.2 Một số khó khăn về vốn để đầu tư trang thiết bị trong HTXNN

Sơ đồ 2: Nguyên nhân chưa đầu tư trang thiết bị

0 20 40 60 80 100 120

Phú

Van g

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006

Khó khăn trong việc vay vốn

Chưa tìm ra phương hướng đầu tư

Để mở rộng hoạt động kinh doanh việc đầu tư trang thiết bị là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên đầu tư bằng cách nào để có thể có nguồn vốn đang là khó khăn đối với các HTXNN Nguyên nhân dẫn đến khả năng tái đầu tư trang thiết bị thấp chủ yếu như sau:

- Chưa tìm ra phương hướng đầu tư: Hiện nay một số HTX đã thu đủ khấu hao có thể dùng để trả nợ vốn vay, ngoài ra còn có lợi nhuận để trích lập các quỹ nhưng gặp khó khăn trong việc tìm phương phướng đầu tư Tuy vậy số hợp tác

xã nông nghiệp làm ăn có hiệu quả cũng còn rất hạn chế

Trang 5

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các HTXNN hiện nay quá thấp: Nguyên nhân này chiếm trên 55 % các HTXNN điều tra, trong đó có một số HTXNN hoạt động không có lãi, nên không khấu hao TSCĐ và không trích lập các quỹ, trong đó đặc biệt có một số HTXNN chỉ đạt lợi nhuận là 1 triệu/ năm

- Khó khăn trong thủ tục vay vốn: Đây là khó khăn có tỷ lệ cao nhất trong quá trình điều ra là trên 70% Nguyên nhân chính là do một số HTXNN đã được ngân hàng cho vay vốn, nhưng quá trình trả nợ không đúng hạn nên ngân hàng không giải quyết, trong đó có nhiều khoản vay trước năm 1996 vẫn chưa được xử

lý dứt điểm Mặt khác hiện hay HTXNN chưa có tài sản để thế chấp vay vốn cũng là một nguyên nhân khó khăn trong việc vay vốn [4][5]

3.3 Sự quan tâm đến đầu tư trang thiết bị mở rộng hoạt động kinh doanh

3.3.1 Đối với Ban Quản Trị HTXNN: Hiện nay một số lãnh đạo có tư tưởng

và mong muốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm thu thêm lợi nhuận cho HTXNN đồng thời tăng cường một số hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra hoặc cung cấp các mặt hàng tiêu dùng cho các xã viên

Trang 6

Bảng 3: Sự quan tâm đến tái đầu tư trang thiết bị

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

100.0

Không quan tâm

Đã bàn bạc trong các cuộc họp

Đã bàn bạc trong ĐH xã viên

Nguồn: Số liệu điều tra 2006

Ban Quản Trị

Xã viên

Bên cạnh đó một số lãnh đạo HTXNN không quan tâm đến vấn đề đầu tư

mở rộng hoạt động kinh doanh chiếm 37,6% vì đầu tư vào trang thiết bị thì phải trả nợ lâu dài trong khi nhiệm kỳ lãnh đạo thì chỉ có 3 năm/1 nhiệm kỳ, tính thời gian làm chủ nhiệm cao nhất là 2 nhiệm kỳ, nên khi không làm nữa sẽ rất khó khăn về vấn đề trả nợ và tai tiếng Một vấn đề đáng quan tâm là hạn chế về tư tưởng của các nhà lãnh đạo: sợ rủi ro, không táo bạo, vì vậy trong thời gian qua các HTXNN chủ yếu đầu tư để bê tông hoá kênh mương nội đồng theo chủ trương của huyện Ngoài ra một khó khăn nữa trong phát triển Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay là trình độ của ban quản lý đang còn hạn chế nên chưa có tầm chiến lược phát triển lâu dài

3.3.2 Đối với xã viên HTXNN: Hầu như xã viên chưa quan tâm đến việc

đầu tư một tài sản chung có giá trị lớn để có thể thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, vì vậy trong các đại hội xã viên hàng năm đang ít được đề cập ở các HTXNN, với một tỷ lệ khá cao 85,9 % số phiếu điều tra

Trang 7

IV KẾT LUẬN

Để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh các hợp tác xã nông nghiệp cần chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị mở rộng các hoạt động kinh doanh Hiện nay để đầu tư trang thiết bị phục vụ kinh doanh trong HTXNN có một số khó khăn: nhiều HTXNN làm ăn kém hiệu quả không

có khả năng tái sản xuất mở rộng, một số HTXNN thiếu vốn để đầu tư gặp khó khăn lớn trong việc vay vốn ngân hàng, một số hợp tác xã khác chưa tìm ra phướng hướng kinh doanh, nên đầu tư vào đâu để có thể giúp cho xã viên có cơ hội việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của xã viên

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo tổng kết mô hình HTX Nông Nghiệp, Đề tài KX.07.13 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002)

2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế Báo

cáo kế hoạch triển khai đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn năm 2006-2010

3 Báo cáo tổng hợp thanh quyết toán và tình hình của các HTXNN năm

2005 của tỉnh Thừa Thiên Huế

4 Báo cáo kế toán của 127 HTXNN thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Báo cáo tình hình công nợ

của các HTXNN (2005)

6 Vũ Trọng Bình, Đào Thế Anh Hợp tác xã chuyên ngành và phát triển

nông nghiệp nông thôn trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn - số 5/2001 (2004)

SOME DIFFICULTIES OF INVESTING THE EQUIPMENTS

IN BUSINESS ACTIVITIES OF THE AGRICULTURAL

COOPERATIVES

Trang 9

Le Thi Kim Lien, Nguyen Khac Hoan

College of Economics, Hue

University

SUMMARY

After following the Law of Cooperatives, the agricultural cooperatives have been changing the way of operation and management, creating the new positive step in development In order to fortify and expand the business activities, the agricultural cooperatives should pay attention to equipment investment in order to improve business efficiency

At present, the agricultural cooperatives run into some difficulties of investing the equipments in business activities Many of them are not certain about what field should they invest in? Which types of equipments should they invest first? Some are struggling with difficulties in receiving debt from the bank The others bear so heavy loss in doing business that they have no ability to re-invest Moreover, due attention is paid to problem that professional skills and management ability of agricultural cooperatives is still limited Their vision and capability are not daring enough to expand the business activities

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w