Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx

56 715 15
Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đông Y Châm Cứu Phần thứ tư CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH - Dịch sách Châm cứu của Hà bắc Tân y Đại học. Nhân dân vệ sinh xuất bản xã, Tân hoa thư điếm Bắc kinh phát hành sở. Xuất bản lần 1 tháng 4 năm 1975 (58 bài) Có bổ sung phương huyệt kinh nghiệm mà người dịch đã dùng với các đầu (+) - Đoạn cuối dịch thêm 14 bệnh ở sách Châm cứu nhập môn của Nam kinh Trung y học viện biên soạn, Nhân dân vệ sinh xuất bản xã Bắc kinh xuất bản năm 1964 - Ba bài ở sách Thường kiến bệnh trung y lâm sàng thủ sách của Giang tô Tân y học viện đệ nhất phụ thuộc Y viện biên, Nhân dân vệ sinh xã. Xuất bản năm 1974, Bắc kinh - Một bài ở sách Châm cứu tư sinh kinh của Vương Chấp Trung (Đời Tống) - Một bài là kinh nghiệm của tác giả Tổng cộng 77 bài TÓM TẮT NỘI DUNG I. Nguyên tắc trị liệu II. Quy tắc xử phương III. Chữa chứng bệnh thường thấy 1. Cảm mạo 2. Ho hắng 3. Hen 4. Đau đầu 5. Choáng váng 6. Mất ngủ 7. Say nắng 8. Hôn mê 9. Mệt xỉu 10. Trúng gió 11. Miệng mắt méo lệch 12. Động kinh (giản) 13. Nấc cụt 14. Nôn mửa 15. Đau dạ dày 16. Đau bụng 17. Tiêu chảy 18. Lỵ 19. Thổ tả 20. Sốt rét 21. Táo bón 22. Ỉa ra máu 23. Viêm ruột thừa 24. Chứng bại 25. Đau lưng 26. Đau sườn ngực 27. Đái dầm 28. Lòi dom 29. Kinh nguyệt không đều 30. Hành kinh đau bụng 31. Tắc kinh 32. Băng lậu huyết 33. Khó đẻ 34. Đẻ xong choáng váng 35. Đẻ xong táo bón 36. Thiếu sữa 37. Sa dạ con 38. Ho gà 39. Kinh phong 40. Phong lỗ rốn (uốn ván ở trẻ sơ sinh) 41. Trẻ em ỉa chảy 42. Trẻ em cam tích 43. Quai bị 44. Mụn nhọt 45. Viêm tuyến vú 46. Dị ứng mẩn ngứa 47. Bong gân 48. Sái cổ 49. Câm điếc 50. Chảy máu cam 51. Viêm xoang mũi 52. Viêm họng 53. Đau răng 54. Đau mắt đỏ cấp 55. Ra gió chảy nước mắt 56. Cận thị 57. Lao phổi 58. Nghẹn 59. Liệt nửa người 60. Viêm tinh hoàn 61. Di tinh 62. Liệt dương 63. Khí hư 64. Có thai nôn mửa 65. Quáng gà 66. Uốn ván 67. Lao hạch 68. Đảo kinh 69. Di chứng bại liệt trẻ em 70. Bạch hầu 71. Viêm màng não 72. Chó dại, rắn độc cắn 73. Viêm tai giữa 1. NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU Trị liệu bằng châm cứu và dùng thuốc cùng theo một nguyên tắc giống nhau. Đầu tiên phải chẩn đoán rõ ràng, chính xác, xác định vị trí bệnh ở kinh nào, bệnh thuộc tạng phủ nào. Khi chữa dùng cách châm hay cách cứu; dùng phép bổ hay dùng phép tả, sau đó tiến hành trị liệu, như vậy mới thu được hiệu quả mong muốn Thực thì tả: Khi bệnh tà mới xâm nhập vào cơ thể, sức đề kháng còn mạnh, xuất hiện bệnh lý thực, cần phải dùng châm nhiều, thủ pháp tả nhiều, không thể dùng cứu (trừ trường hợp hàn thực chứng) Hư thì bổ: Nói về tinh thần và trạng thái người bệnh không tốt, năng lực đề kháng giảm yếu, xuất hiện chứng hư, cần dùng thủ pháp bổ, thường dùng phép cứu (trừ trường hợp người bệnh âm hư, không thể dùng cứu) Nhiệt thìn nhanh: Nói về bệnh nhiệt tà quá thịnh, cần dùng cách châm nhanh, rút kim nhanh (hoặc kết hợp chích điểm nặn máu) để trừ trị Hàn thì ôn: Hàn tà xâm nhập kinh lạc hoặc trú ở tạng phủ, cần dùng phương pháp ôn cứu để trừ trị (hoặc châm xong cứu thêm) Tác thì chích: Cục bộ ứ tắc thì dùng phép chích: là khi cục bộ kinh lạc không thông, khí huyết ứ trệ, phải dùng cách chích máu làm lưu thông kinh lạc, khử trừ bệnh tật Không hư, không thực: Theo kinh mà chữa. Khi cơ thể có bệnh biến hư thực không rõ ràng, mới chỉ là một số chứng trạng xuất hiện trên đường kinh đi, nên lấy huyệt trên kinh đó mà châm, chích dùng phép bình bổ, bình tả. 2. QUY TẮC XỬ PHƯƠNG Chữa bệnh bằng châm cứu là phương pháp điều trị thông qua châm ở huyệt vị. Mỗi huyệt chữa được một số bệnh, mỗi bệnh thường dùng một số huyệt để chữa mới có thể phát huy hết tác dụng. Vì vậy phải nắm vững các huyệt và phối hợp chúng với nhau. Phối hợp huyệt cũng chính là xử phương. Phối hợp huyệt phù hợp sẽ nâng cao kết quả chữa bệnh. Xử phương phải theo quy luật nhất định. Nói chung có mấy loại như sau: Theo kinh lấy huyệt: Xem bệnh ở kinh nào lấy huyệt ở kinh đó để chữa bệnh. Như mũi có bệnh thuộc về kinh thủ dương minh đại trường, lấy huyệt Hợp cốc ở kinh đó. Bệnh tim thuộc về kinh thủ quyết âm, lấy huyệt Nội quan trên kinh đó. Bệnh dạ dày thuộc về kinh túc dương minh, lấy Túc tam lý trên kinh đó. Cách này còn gọi là cách lấy huyệt đường xa (viễn đạo) Lấy huyệt lân cận: Xem bệnh chỗ nào thì lấy huyệt ở gần đó, tại đó. Như đau đầu lấy Bách hội, hoặc lấy Phong trì, Thượng tinh, Thái dương; đau vai thì lấy Kiên ngung hoặc Khúc trì; đau lưng thì lấy Thận du hoặc Hoàn khiêu; bệnh mắt thì lấy Tình minh hoặc Tán trúc Lấy huyệt phối hợp: Nguyên tắc này là đã lấy một huyệt nhưng sức chữa chưa đủ, lại lấy thêm 1 hoặc 2 huyệt nữa, để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Cách lấy huyệt phối hợp này ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Đại thể có mấy loại như sau: Phối hợp xa - gần: Là phối hợp cách lấy huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác dụng chủ trị mỗi bệnh ở cả hai bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý hoặc hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ khoa lấy hai Tâm âm giao hoặc hai Huyết hải Phối hợp phải trái: Còn gọi là song huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác dụng chủ trị mỗi bệnh ở cả hai bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý hoặc hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ khoa lấy hai Tam âm giao hoặc hai Huyết hải Phối hợp trên - dưới: Ta lấy huyệt ở chi trên phối hợp hỗ trợ tương ứng với huyệt ở chi dưới. Như Nội quan với Túc tam lý chữa bệnh ruột và dạ dày; Thần môn với Tam âm giao chữa mất ngủ; Chi câu với Dương lăng tuyền chữa đau hai bên sườn; Hợp cốc với Nội đình chữa đau răng; Chi câu với Chiếu hải chữa táo bón Phối hợp trước sau: còn gọi là trong ngoài hô ứng, lấy một huyệt ở trước, một huyệt ở sau phối hợp hỗ tương. Như Nghinh hương với Phong trì mũi tắc khó thở Phối hợp Biểu - Lý: Cũng gọi là phối hợp âm dương. Căn cứ vào ba kinh dương với ba kinh âm phối hợp hỗ tương biểu lý, như lấy Hợp cốc ở kinh đại trường và Liệt khuyết ở kinh phế để trị cảm mạo; lấy Túc tam lý ở kinh vị và Tam âm giao ở kinh tỳ để trị tiêu hoá kém. Phối hợp Khoá - Chốt: Lấy huyệt phối hợp tương ứng, tương hỗ, tương liên, trên vài ba huyệt đồng thời ở cùng một chi. Như chi trên đau đớn thì lấy Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, bán thân bất toại thì lấy Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền; Huyền chung Phối hợp Du - Mô: mỗi một tạng phủ có bệnh, có thể lấy Bối du và Mộ huyệt tương ứng. Như bệnh ở vùng dạ dày có thể lấy Trung quản phối hợp với Vị du; bệnh ở bàng quang có thể lấy Bàng quang du phối hợp Trung cực. Phối hợp Nguyên lạc: Nguyên huyệt có thể chữa bệnh hư, thực ở kinh ấy. Lạc huyệt có thể chữa bệnh chứng ở kinh biểu lý. Nguyên huyệt và Lạc huyệt phối hợp ứng dụng làm tăng tác dụng chữa bệnh. Như ho, hen xuyễn là bệnh chứng của thủ thái âm phế kinh, lấy Nguyên huyệt của kinh ấy là Thái uyên, lấy Lạc huyệt Thiên lịch của kinh biểu lý Thủ dương minh đại trường kinh; đau bụng, sôi ruột, ỉa chảy là bệnh chứng của kinh thủ dương minh đại trường, lấy nguyên huyệt Hợp cốc của kinh ấy, lấy Lạc huyệt Liệt khuyết của kinh biểu lý thủ thái âm phế kinh. 3. CHỮA NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP 1. Cảm mạo: Cảm mạo, còn gọi là thương phong, có thể bị ở cả bốn mùa. Bệnh thường sinh vào những lúc khí trời đột nhiên nóng, lạnh, hoặc lao động ra nhiều mồ hôi. Chủ yếu là do ngoại cảm phong hàn, hoặc thân thể suy nhược, sức đề kháng giảm mà phát bệnh Cảm mạo có các biểu hiện là: nghẹt mũi chảy nước mũi trong, hắt hơi, ho hắng, đau đầu, ăn không ngon Cảm mạo nặng (cúm lây lan): phần nhiều là sợ lạnh, sốt, đau đầu, đau họng, ho, đau lưng, đau khớp tứ chi, không muốn cử động, có thể quặn bụng, buồn nôn. Cách chữa: lấy huyệt: Đại chuỳ, Hợp cốc, Phong trì, 3 huyệt này tác dụng chủ yếu chữa cảm mạo. Đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, dùng thủ pháp bình bổ bình tả. Lưu kim 30' Gia giảm: Đau đầu gia huyệt Ấn đường, Thái dương, nặn máu; cuống họng đau, dùng kim ba cạnh châm nặn máu ở Thiếu dương; ho hắng gia Liệt khuyết, Thái uyên; tắc mũi gia Nghinh hương; sốt cao gia Khúc trì, Thập tuyên, châm nhanh, nặn máu; toàn thân và tứ chi đau buốt gia Khúc trì, Thừa sơn; quặn bụng, buồn nôn gia Nội quan Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy giải biểu, tán hàn làm chính Do phế và đại trường cùng biểu lý, nên lấy Hợp cốc ở kinh đại trường để giải biểu tán hàn, phát hãn (*) tuyên thông phế khí để dứt ho. Lấy phong trì để khu phong (**) mà dứt đau đầu. Đại chuỳ là huyệt ở đốc mạch, cũng là huyệt hội của thủ túc tam dương kinh, cho nên có thể trị được ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm cho kinh khí âm dương ngưng tắc phát thành nhiệt. Huyệt Thái dương là huyệt lạ ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt), dùng kim ba cạnh châm nặn máu có tác dụng tiết nhiệt, làm mát đầu mắt, có thể chữa đau góc đầu, trán. Huyệt ấn đường trị đau trước đầu. Thiếu thương là kinh huyệt thủ thái âm phế có tác dụng làm tiết tà nhiệt ở phế kinh, cho nên có là huyệt vị chính để chữa đau họng; Liệt khuyết là Lạc huyệt của thủ thái âm phế kinh; Thái uyên là Nguyên huyệt của thủ thái âm kinh. Hai huyệt này có tác dụng rất lớn đối với việc tuyên phế, vì vậy có thể chữa được ho do phế khí không tuyên (không thông). Thủ dương minh đại trường kinh tuần hành đến mũi, vì thế huyệt Nghinh hương có thể trị mũi tắc không thông, Thập tuyên có công hiệu tuyên khiếu, khai bế (thông khiếu, mở chỗ bị đóng tắc), lưu dương khí, thanh nhiệt, giải biểu, trị nóng đau; đau phía sau bụng chân có quan hệ với kinh bàng quang, vì vậy lấy huyệt Thừa sơn của kinh đó để thông kinh khí mà dứt đu. Nội quan là Lạc của thủ quyết âm, kinh mạch của khí cơ tam tiêu, khoan cách, hoà vị, giáng nghịnh, điều khí, làm dứt nôn mửa. (+) Phong trì - Can du - Túc tam lý (mùa xuân) (+) Phong trì - Hợp cốc - Phục lưu (mùa đông) 2. Ho Ho là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi, nhưng bệnh của các cơ quan khác cũng có thể ảnh hưởng đến phổi mà sinh ra ho. Vì vậy rất nhiều bệnh có triệu chứng này. Nguyên nhân dẫn đến ho tuy nhiều, nhưng không ngoài hai mặt ngoại cảm và nội thương a. Ngoại cảm ho hắng: phát sốt, sợ lạnh, mũi nghẹt, hắt hơi, ho có đờm lỏng và trắng hoặc kèm đau đầu Cách chữa: Đại chuỳ, Phong trì, Hợp cốc, Phế du, Liệt khuyết. Các huyệt kể trên đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, thủ pháp bình bổ, bình tả, lưu kim 20 phút Giảng nghĩa của phương: Đại chuỳ, Phong trì, Hợp cốc để tuyên thông (*) dương khí, lưu giải biểu tà, Liệt khuyết tuyên phế để dứt ho; Phế du là chỗ khí của phế tạng chuyển qua, tả thì lưu điều phế khí, bổ thì hoà ích phế khí, vì vậy là huyệt chính để chữa ho b. Nội thương ho hắng: có lúc ho, lúc không, nhổ ra đờm trắng, dính, hoặc ho khan không có đờm, họng khô, đau rát, ngứa, miệng khô, môi hồng, có trường hợp đau ở ngực và lưng trên, lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng. Cách chữa: Lấy các huyệt Phế du, Đại trữ, Túc tam lý, Ngư tế, dùng hào kim châm bổ, thêm cứu sau khi châm Giảng nghĩa của phương: Lấy Phế du để tuyên thông phế khí, bổ phế để dứt ho. Đại trữ khử phong tuyên phế. Túc tam lý bổ tỳ, ích khí. Ngư tế có thể thanh phế hoả mà dứt ho. 3. Hen Hen xuyễn cũng gọi là bệnh hống. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, nói chung do thể lực suy nhược, ngoại cảm phong hàn, hoặc bị bệnh đường hô hấp không chữa tận gốc cho dứt Triệu chứng chủ yếu là thở hít nhanh gấp, đờm khó long, hầu kêu như kéo cưa, nhổ đờm ra xong thì dễ chịu. Bệnh nặng thì há miệng so vai, không thể nằm ngay ngắn, cử động dễ ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bợt Cách chữa: Khi phát cơn hen, lấy bình xuyễn làm chính, lấy huyệt. Định xuyễn, Chiên trung, Nội quan. Trước hết lấy huyệt Định xuyễn, dùng phép vê chuyển, làm cho châm cảm lan toả xuống dưới lưng, mông. Châm Chiên trung, châm dưới da chếch thẳng xuống hơn một thốn, dùng phép vê kim. Gia giảm: Đờm nhiều gia Phong long, Liệt khuyết. Xuyễn lâu người yếu, châm thêm Phế du, Thận du, Khí hải, Phế khí tức đầy, có thể khiêu nặn máu ở Phế du, gia bầu giác, làm cho máu ứ lại ở dưới da, có hiệu lực chặn cơn xuyễn. Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy bình xuyễn (*), khử đờm làm chính. Định xuyễn là huyệt kinh nghiệm lâm sàng. Nội quan nới giãn ngực và cơ hoành, phế khí tự giáng. Chiên trung có công hiệu thuận khí hoá đờm thấp. Nếu đờm nhiệt tại phế, cản trở phế khí, tuyên giáng (thông xuống) thất thường nên dùng Phong long, Liệt khuyết để khử đờm tiết nhiệt. Người yếu cứu Phế du, Thận du, Khí hải để bổ thêm phế khí và thận khí. Phế, thận đầy đủ khí lực thì trên có thể khởi, dưới có thể nạp, khí cơ tự thăng giáng bình thường, chứng xuyễn tự khỏi (+) Cứu huyệt Linh dài. 4. Đau đầu Đau đầu là một triệu chứng thường có ở nhiều loại bệnh, ngoại cảm hay nội thương đều dẫn tới đau đầu. Ngoại cảm dẫn tới đau đầu, phần nhiều biểu hiện sợ lạnh, sốt, chảy nước mũi, ho hắng. Nội thương đau đầu do hư tổn ở ba tạng can, tỳ, thận. Biểu hiện ngủ không ngon, thân thể mệt mỏi, váng đầu tức ngực, buồn nôn, tiêu hoá kém, đầu não sinh chứng phiền muộn Cách chữa: Do nguồn gốc sinh bệnh khác nhau, người bệnh thấy đau ở những chỗ khác nhau, vì vậy tuỳ theo nguyên nhân và điểm đau mà xử lý. 1. Điều trị theo điểm đau a. Đau cả đầu, lấy huyệt: Túc tam lý, Hợp cốc, Dương lăng tuyền. Ba huyệt trên, [...]... ra nguyên nhân chính xác có thể điều trị bằng châm cứu Sau khi chẩn đoán chính xác, thì căn cứ vào bệnh tình mà chọn cách chữa cho phù hợp Cách chữa: Đau bụng trên, l y huyệt: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý Cách châm và gia giảm xem ở bệnh đau dạ d y Đau quanh rốn, l y huyệt: Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý Nếu có sốt chỉ được châm, không cứu, khi không sốt thì cả châm và cứu, hoặc thêm cứu cách muối... có bện lâu dài, cơ thể y u Cách chữa: L y huyệt Mệnh môn, Thiên khu, Trường cường, Cách du, Thận du Trước hết l y các huyệt Mệnh môn, Thận du, đều cứu 7 mồi Cách du cứu 10 mồi Lại dùng hào kim châm huyệt Trường cường, mũi kim chếch lên, châm xong gia cứu 10 mồi, cách hai ng y châm cứu một lần Nếu hậu môn sưng đau, chỉ châm không cứu Giảng nghĩa của phương: Thiên khu là huyệt chủ y u để thông tiết khí... huyệt Dũng tuyền, dùng ngải nhung cứu ba mồi Phương III: L y huyệt Đầu duy, Liêt khuyết, dùng hào kim châm huyệt Đầu duy trước, châm dưới da, chếch lên đỉnh đầu, đến khi đầu có cảm giác chướng tức thì dừng, sau đó châm huyệt Liệt khuyết, châm chếch lên, lưu kim 30 phút Hoặc châm thêm huyệt Ty trúc không.(+) Đầu duy, Khúc phát, Chi câu, chữa đau một bên đầu có nhức mắt (+) Huyền lư, Ham y m Chữa đau vùng... ra mồ hôi Bệnh phát có thời gian nhất định, có loại mỗi ng y một lần, có loại cách ng y một trận, có loại 3 ng y một trận Cách chữa: Phương I: L y huyệt Đại chuỳ, Giản sử, Hậu khê Trước cơn sốt vài giờ, dùng hào kim châm huyệt Đại chuỳ, chếch mũi kim lên, sâu 5 phân hoặc 6 phân, g y cảm giác tê, cứu cán kim 2 hay 3 mồi (ôn châm) , tiếp theo dùng hào kim châm 2 huyệt Giản sử và Hậu khê, vê chuyển tiến... ng y hoặc cách ng y châm một lần Khí hải và Thận du châm xong, gia cứu Quan nguyên, cứu cách gừng Giảng nghĩa của phương: Phương n y l y ôn bổ thận dương làm chính Bổ chiếu hải, Quan nguyên, Thận du, hoặc dùng ngải cứu để tăng công năng thận khí Thận dương sung túc (*) mới có thể ôn dưỡng tỳ, vị, tăng sức vận hoá của trường, vị chính khí vượng thịnh thì bệnh sẽ tự trừ 18 Bệnh lỵ Bệnh lỵ là một bệnh. .. trước đầu, l y huyệt: Thượng tinh Bách hội, Hợp cốc, Liệt khuyết Các huyệt đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, theo phép tả, lưu kim 15 - 20 phút (+) Thượng tinh, Tiền đình đ Đau phía sau đầu, l y huyệt: Phong trì, Ngoại quan, Côn lôn, Liệt khuyết, cách châm như trên (+) Hậu đỉnh, Thân mạch e Đau quanh ụ m y, l y các huyệt: Đầu duy, Tán trúc, Liệt khuyết, Thần đình, Ty trúc không, cách châm như trên...l y cả hai bên, dùng hoà kim châm tả pháp, đồng thời vê chuyển, có cảm giác tê tức thì dừng, lưu kim 30 phút Mỗi ng y hoặc cách ng y châm một lần Phương pháp thứ hai, l y huyệt: Bách hội, Thần đình, Phong trì Cả ba huyệt đều dùng mồi ngài cứu từ ba đến năm mồi b Đau đỉnh đầu, l y huyệt: Bách hội, Liệt khuyết Dùng hào kim châm Bách hội, Châm chếch ra phía sau, vê kim tiến sâu 3 phân (**) Liệt khuyết châm. .. chuỳ, Khúc trì, A thị huyệt Nhiệt bại và Phong bại: Dùng tả pháp châm nông Đau bại hay dùng phép cứu hay phép tả Nếu đau dữ dội có thể cứu cách gừng Thấp bại cũng vừa châm vừa cứu, nhưng nếu sưng nóng, đỏ đau thì châm mà không cứu Giảng nghĩa của phương: Bệnh n y chủ y u căn cứu vào bệnh thuộc nơi nào, theo đường kinh tuần hành mà l y huyệt để lưu thông sự tắc trệ của khí huyết kinh lạc Làm cho kinh... giảm đạm huyết, chống hôn mê gan b Hư chứng: Đột nhiên quay lơ, thần thức không rõ ràng, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi vã ra, bàn tay xoè, miệng há, đái dầm, chân tay mát lạnh, thở ra y u Cách chữa: L y các huyệt Khí hải, Thần khuyết, Túc tam lý, Bách hội, bốn huyệt trên đều dùng điếu ngải cứu, hoặc cứu cách gừng từ 5 - 15 phút Giảng nghĩa của phương: Phương n y chủ y u là hồi dương cố thoát Cứu Khí hải,... về bên lành, có thuyết gọi là Lậu phong vì miệng ch y nước dãi, đồ ăn lưu ở bên má có bệnh Cách chữa: l y huyệt: Địa thương thấu Giáp xa, Tứ bạch, Dương bạch, Hợp cốc Dùng hào kim châm Địa thương thấu Giáp xa Huyết Tứ bạch châm dưới da từ trên xuống Dương bạch châm thấu Ngư y u Đều dùng thủ pháp bình bổ, bình tả Hợp cốc dùng tả pháp Mỗi ng y hoặc cách ng y châm một lần Những người bệnh khó kéo về cân . đó mà châm, chích dùng phép bình bổ, bình tả. 2. QUY TẮC XỬ PHƯƠNG Chữa bệnh bằng châm cứu là phương pháp điều trị thông qua châm ở huyệt vị. Mỗi huyệt chữa được một số bệnh, mỗi bệnh thường. hợp Nguyên lạc: Nguyên huyệt có thể chữa bệnh hư, thực ở kinh y. Lạc huyệt có thể chữa bệnh chứng ở kinh biểu lý. Nguyên huyệt và Lạc huyệt phối hợp ứng dụng làm tăng tác dụng chữa bệnh. Như. Đông Y Châm Cứu Phần thứ tư CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH - Dịch sách Châm cứu của Hà bắc Tân y Đại học. Nhân dân vệ sinh xuất bản xã, Tân

Ngày đăng: 02/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan