Viêm bao hoạt dịch

Một phần của tài liệu Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx (Trang 41 - 42)

Viêm bao hoạt dịch thường sinh ra do khớp ở tứ chi hoạt động quá sức hoặc nhiễm phong hàn. Thường gặp ở bao gân cổ tay và mu bàn chân Sờ thấy rắn chắc, nắn thì

di động, hoạt động thấy vướng, hoặc có cảm giác đau đớn, tê dại.

Cách chữa: Lấy huyệt: A thị huyệt, trước hết sát trùng bọc sưng ấy, tay trái cố định

nó lại, lấy hào kim một thốn đến 1,5 thốn, châm 4 kim ở chung quanh bọc theo

hình chữ thập, lại lấy một kim châm từ đỉnh bọc xuyên xuống dưới đáy bọc sưng đó. Châm xong 5 kim, làm thủ pháp nâng ấm kim vài lần, làm cho người bệnh

thấy tê tức, lưu kim 20 phút. Châm xong, đều ấn và day xoa. Mỗi ngày hoặc cách

ngày một lần châm, thường thì châm ba lần đã khỏi.

48. Bướu cổ

Bướu cổ còn gọi là chửa cổ:. Nay gọi là bướu địa phương. Chủ yếu là trong đồ ăn

thiếu i ốt, hoặc do tinh thần không thoải mái, khí huyết uất trệ mà thành. Bướu

biểu hiện là: cổ sưng to, chất mềm, ấn không đau, bướu sưng to chèn ép khí quản

gây ra khó thở, tiếng nói thều thào, nặng thì gây phiền muộn hồi hộp.

Cách chữa: Lấy huyệt: A thị huyệt, Khúc trì. Để người bệnh ngồi ngay, ngửa đầu,

hoặc nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái, ngón giữa tay trái cố định chắc cục bướu, nâng lên, tay phải cầm hào kim đâm vào giữa cục bướu, cho xuyên qua cục bướu, nhưng không cần thủng cả lớp da phía sau (do nâng cục bướu lên mà chỗ da đó dúm lại) cực bướu, châm vào xong, nâng ấn dăm ba lần. Nếu thu hiệu quả

châm, có thể tăng thêm số lần nâng ấn, hoặc đổi kim to hơn. Phối hợp với huyệt

Khúc trì. Mỗi ngày một lần, hoặc cách ngày một lần. Mười lần là một liệu trình. Nghỉ 10 ngày lại tiếp tục châm liệu trình thứ hai.

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy châm gần và châm xa phối hợp. Gần thì lấy A thị huyệt, xa thì lấy Khúc trì, vì kinh thủ dương minh đi qua cổ, nên lấy

Khúc trì để phối hợp.

(+) Hợp cốc, Khúc trì, Thiên đột, Phù bạch, Nội quan, Thái xung

49. Bong gân

Bong gân chủ yếu là lao động nặng, hoặc hoạt động thể dục thể thao. Khi cầm vật

nặng, nhảy cao, không để ý bước hụt, làm tổn thương gân mạch. Khí huyết trở trệ (*) gây ra. Nơi bong gân thường là các khớp, chỗ bong gân sờ thấy đau buốt hoặc

nhìn thấy sưng đỏ hay xanh tím.

lưu kim. Bị đã lâu ngày thì lưu kim, cứu thêm hoặc ôn châm. Nếu không đỡ thì châm bên đối diện tương ứng với vùng đau (như bong gân cổ tay phải, châm ở cổ

tay trái). Ngoài ra khi mới bong gân, có thể châm điểm nặn máu. Bong gân các

khớp ở bàn tay, chân, trước hết lấy tỉnh huyệt trên đường kinh liên quan, chích nặn máu, sau đó mới châm các huyệt khác. Ngón tay cái bong gân, trước hết chích nặn

máu ở các huyệt Thiếu thương, Thương dương, rồi lại châm Ngoại quan. Lưng bong gân, trước hết châm Nhân trung, Thừa tương nặn máu, sau đó mới châm

huyệt vị chỗ đau.

Thường lấy các huyệt: A thị huyệt tại chỗ đau và huyệt vị gần khớp, dùng hào kim

để châm, lưu kim 10 phút hết cảm giác tê tức mới rút kim.

- Các huyệt lân cận khớp là: - Khu vai: Kiên ngung

- Khu khuỷu tay: Khúc trì, Tiểu hải

- Cổ tay: Hợp cốc, Ngoại quan

- Lưng: Thận du, uỷ trung

- Hông: Hoàn khiêu, Thừa phù

- Đầu gối: Tất nhỡn, Dương lăng tuyền

- Mắt cá: Giải khê, Côn lôn.

- Giảng nghĩa của phương: Lấy huyệt chữa bong gân thường căn cứ vào nguyên tắc lấy huyệt lân cận nơi đau để lưu khí huyết, thông kinh mạch, làm cho tổ chức

bị thương được khôi phục bình thường. Nhưng với các bệnh khá nặng cần sử dụng

cách lấy huyệt theo đường kinh gần và lấy huyệt từ xa cùng phối hợp.

(+) Châm một huyệt tại chỗ, và ôn châm Túc lâm khấp, tiêu sưng giảm đau rất

nhanh.

Một phần của tài liệu Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx (Trang 41 - 42)