Chứng bại liệt

Một phần của tài liệu Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx (Trang 25 - 27)

Bắp thịt hoặc khớp xương đau buốt, tê dại gọi là bại. Bại cũng có nghĩa là tà khí bế tắc và khí trệ. Chứng bại phần lớn sinh ra do bị cảm gió lạnh hoặc ở lâu nơi ẩm

thấp. Do mức độ cảm thụ ba khí: phong, hàn, thấp khác nhau, cho nên phân ra như

sau: nếu phong khí nặng gọi là phong bại, nếu hàn khí nặng gọi là hàn bại (đau

bại), nếu thấp khí nhiều gọi là thấp bại. Đau lung tung khắp tứ chi, nơi đau không

cố định gọi là Phong bại. Đau nửa người hoặc đau cục bộ, có nơi đau cố định, chườm nóng hoặc hơ nóng giảm đau, những ngày trời âm u đau tăng gọi là Thống

bại. Da thịt tê bại, đau các khớp chân tay, đau một chỗ nhất định, nhạy cảm với

thời tiết gọi là Thấp bại. Nếu các khớp sưng đỏ, nóng, đau, chườm mát thấy dễ

chịu hơn gọi là Nhiệt bại.

Cách chữa: Căn cứu vào nơi đau và theo kinh mà lấy huyệt đường xa là chính Lấy huyệt:

Đau khuỷu tay: Xích trạch, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan Đau cổ tay: Dương trì, Liệt khuyết, Chi câu, Dịch môn Đau ngón tay: Hợp cốc, Hậu khê

Đau cột sống: Thân trụ, Thận du, Uỷ trung, Côn lôn (Côn luân) Đau hông: Hoàn khiêu, Uỷ trung, Dương lăng tuyền

Đau mắt cá: Giải khê, Côn lôn

Đau bàn chân: Thái khê, Côn lôn, Thái xung

Gia giảm: Phong bại, gia Huyết hải, Cách du

Thống bại, gia Thận du, Quan nguyên Thấp bại, gia Túc tam lý

Nhiệt bại, gia Đại chuỳ, Khúc trì, A thị huyệt

Nhiệt bại và Phong bại: Dùng tả pháp châm nông. Đau bại hay dùng phép cứu hay

phép tả. Nếu đau dữ dội có thể cứu cách gừng. Thấp bại cũng vừa châm vừa cứu, nhưng nếu sưng nóng, đỏ đau thì châm mà không cứu.

Giảng nghĩa của phương: Bệnh này chủ yếu căn cứu vào bệnh thuộc nơi nào, theo đường kinh tuần hành mà lấy huyệt để lưu thông sự tắc trệ của khí huyết kinh lạc.

Làm cho kinh khí dễ lưu thông, cơ thể có sức khoẻ thì thứ tà Phong, Hàn, Thấp

không còn chỗ nương tựa, bệnh bại được giải. Bệnh ở da thịt thì châm nông; bệnh ở gân, xương thì châm sâu và lưu kim, tuỳ theo chứng mà biến hoá, vận dụng các

cách chữa khác nhau và cách thao tác khác nhau.

Cách du, Huyết hải là huyệt chủ yếu để hoạt huyết mà trị phong thấp theo nguyên lý: Trị phong, tiên trị huyết; huyết hành, phong tự diệt; Thấp bại lấy Túc tam lý vì thấp thuỷ đình lưu tất nhiên trước hết do tỳ khí không vận, tỳ chủ tứ chi, vận tỳ là chữa thấp từ gốc, cho nên lấy kiện vận (*) tỳ, vị mà hoá thấp; đến khi đau bại kéo dài, dương khí tất sẽ suy, phối hợp cứu Quan nguyên, Thận du để giúp nguổn của

hoả, dương khí mạnh mẽ sẽ đuổi hàn tà. Nhiệt bại gia Đại chuỳ, Khúc trì để thanh

nhiệt, giải biểu.

Đau lưng chủ yếu là đau 1 vùng lưng. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, thường

do bị gió lạnh, bị ẩm thấp, bị chấn thương ảnh hưởng đến vướng tắc bên trong hoặc do thận hư, không thể nuôi dưỡng gân xương mà gây ra.

Cách chữa: Lấy huyệt

Phương I: Thận du, Uỷ trung, Thừa sơn

Cả ba huyệt trên đều dùng hào kim châm đứng, theo tả pháp, lưu kim 30 phút.

Bệnh đã lâu ngày, châm xong gia cứu. Nếu do bong gân hoặc chấn thương mà đau lưng thì dùng kim ba cạnh chích ra máu huyệt Uỷ trung. Nếu đau lan xuống đùi, chân, châm thêm huyệt Hoàn khiêu. Đau cứng thắt lưng và lưng trên, châm thêm

huyệt Nhân trung. Nếu thận hư đau lưng, cứu huyệt Mệnh môn.

Giảng nghĩa của phương: lưng là phủ ngoài của thận, châm cứu Thận du không

những trừ khử hàn thấp ở lưng mà còn điều ích thận khí. Mạch bàng quang kẹp cột

sống đến tận xương cùng, có nhánh sang thận, châm Uỷ trung là thông qua kinh bàng quang mà tác dụng vào chỗ đau, lại cùng với Yêu du thông qua đốc mạch mà

tuyên dương khí, do đó có tác dụng dứt đau. Cạnh ngoài chân, đùi đau có liên

quan đến đảm kinh, vì vậy lấy huyệt Hoàn khiêu để tuyên thông kinh khí mà dứt đau. Nhân trung điều đốc mạch để giải trừ tà khí ở dương kinh. Cứu Mệnh môn để

bổ chân dương (**) ở trong thận, là phương pháp trị gốc về thận hư đau lưng.

Phương II: Điều sơn. Dùng hào kim châm thẳng từ huyệt Điều khẩu (ở kinh vị)

tiến kim hướng về huyệt Thừa sơn (bàng quang kinh), vê chuyển cho mũi kim tới dưới da huyệt Thừa sơn, dùng thủ pháp vê kim, nâng ấn kim, làm cho cảm giác tê buốt lan đến lưng. Lưu kim 10 phút. Phép này cũng có thể chữa được cánh tay đau.

Một phần của tài liệu Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx (Trang 25 - 27)