Văn hóa ứng xử Người Hà Nội Nếu giao tiếp là thường xuyên ở bất cứ thời gian nào, và thường trực trong bất cứ một không gian lịch sử và xã hội nào, thì văn hoá giao tiếp lại là sản phẩm
Trang 1Văn hóa ứng xử Người Hà Nội
Nếu giao tiếp là thường xuyên ở bất cứ thời gian nào, và
thường trực trong bất cứ một không gian lịch sử và xã hội
nào, thì văn hoá giao tiếp lại là sản phẩm của từng lúc, từng
nơi
Văn hoá giao tiếp phụ thuộc, đồng thời cũng phản ánh và
thậm chí tác động trở lại với rất nhiều điều kiện và hoàn cảnh
xã hội, kinh tế, tự nhiên cũng như từng cá nhân và năm tháng
nữa
Trang 2Do đó mới có văn hoá vùng, miền, địa phương, cá nhân, cũng
như có văn hoá nông thôn, đô thị, có văn hoá quý tộc và bình
dân
Dù chỉ là một khía cạnh của văn hoá nói chung song văn hoá
giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn,
mặc, nói năng, ứng xử
Nói về văn hoá giao tiếp của mình người Hà Nội chỉ gói gọn
trong hai chữ Thanh và Lịch: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Chỉ bằng một câu
Trang 3nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã
cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội
Những con người sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp
các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng
Đây cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các
tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ Chính
những yếu tố đó làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô -
Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, thì thử hỏi làm sao
người Hà Nội không thanh lịch cho được
Trang 4Sự thanh lịch ấy thể hiện trước hết ở lời nói: Người thanh
tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng
kêu