92-98XIN LỗI, CáM ơN - BIểU HIệN CủA PHéP LịCH Sự TRONG VăN HOá ứNG Xử NGườI VIệT Nguyễn Thị Thuỷ a Tóm tắt.. Khái niệm lịch sự trong ứng xử giao tiếp là các đối tác tham gia giao tiếp
Trang 1N T Thuỷ Xin lỗi, cám ơn - biểu hiện của phép lịch sự trong , tr 92-98
XIN LỗI, CáM ơN - BIểU HIệN CủA PHéP LịCH Sự
TRONG VăN HOá ứNG Xử NGườI VIệT
Nguyễn Thị Thuỷ (a)
Tóm tắt Để biểu thị phép lịch sự trong văn hoá ứng xử, người Việt thường sử dụng các động từ: xin lỗ, cám ơn, mời, chào Bài viết này đi sâu tìm hiểu biểu hiện phép lịch sự trong văn hoá ứng xử qua hai động từ: cám ơn, xin lỗi
1 Đặt vấn đề
Văn hoá ứng xử là một khái niệm
rộng, bao gồm toàn bộ những hiểu biết,
nhận thức của con người về phong tục,
tập quán, thói quen và những quy tắc,
quy định bất thành văn của một cộng
đồng, xã hội Văn hoá ứng xử chịu sự
quy định bởi đặc trưng của từng nền
văn hoá, của mỗi quốc gia, dân tộc và có
sự biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ
thể Trong cuộc sống xã hội ngày nay,
bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế là hàng loạt các vấn đề liên
quan đến văn hoá được đặt ra, trong đó
có văn hoá ứng xử Trong bài viết này,
chúng tôi đề cập đến vấn đề biểu hiện
phép lịch sự về văn hóa ứng xử qua hai
nhóm hành động cảm ơn và xin lỗi
2 Khái niệm phép lịch sự
Có rất những quan điểm khác nhau
về phép lịch sự Có thể kể ra một số ý
kiến tiêu biểu sau: G Green cho rằng:
“Đó là những chiến lược nhằm duy trì
hay thay đổi quan hệ liên cá nhân” [1,
tr 255] Tác giả C K Orecchioni thì
đưa ra quan niệm: “Chúng tôi chấp
nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất
cả các phương diện của diễn ngôn: 1/ Bị
chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có
nghĩa là những công thức hoàn toàn đã
trở thành thói quen); 2/ Xuất hiện trong
địa hạt quan hệ liên cá nhân; 3/ Và
chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt) [1, tr 255]
Như vậy, có thể hiểu lịch sự như sau: Lịch sự trong tương tác là sự lựa chọn phương thức thể hiện của người nói để chứng tỏ rằng thể diện của người
đối thoại với mình được thừa nhận và tôn trọng Khái niệm lịch sự trong ứng
xử giao tiếp là các đối tác tham gia giao tiếp phải tôn trọng thể diện của nhau bằng cách biết lắng nghe ý kiến của đối tác, giảm thiểu tối đa sự thất thiệt cho người đối diện với mình Nói đến lịch sự
là nói đến thể diện Thể diện ở đây được hiểu là “cảm giác về giá trị cá nhân của mỗi người hay là hình ảnh về ta Cái hình ảnh có thể bị làm tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác” (J Thomas) [1, tr 264]
3 Chiến lược lịch sự trong giao tiếp
Trong giao tiếp sự gia tăng thể diện
và sự mất thể diện luôn gắn liền với nhau Vì vậy, sự đe doạ thể diện cũng luôn luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện Cho nên, điều kiện tiên quyết của hoạt động lịch sự là khi tiến hành hoạt
động lịch sự (face work) người nói phải Nhận bài ngày 23/10/2009 Sửa chữa xong 18/11/2009
Trang 2trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 tính toán được các mức độ hiệu lực đe
doạ thể diện của hành vi ở lời mình
định nói để có biện pháp làm giảm nhẹ
nó
Phép lịch sự được chia làm hai loại:
Phép lịch sự âm tính và phép lịch sự
dương tính Phép lịch sự âm tính hướng
vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của
đối tác Phép lịch sự dương tính là phép
lịch sự hướng vào thể diện dương tính
của người tiếp nhận Nói cụ thể hơn,
phép lịch sự âm tính có tính né tránh,
không dùng các hành vi đe doạ thể diện
(viết tắt là FTA - Face Threatening
Acts) hoặc giảm nhẹ, bù đắp hiệu lực
của các hành vi FTA (Face Flattering
Acts) trong trường hợp bắt buộc phải
dùng chúng Phép lịch sự dương tính
nhằm thực hiện các hành vi tôn vinh
thể diện (viết tắt là FFA) (xem thêm Đỗ
Hữu Châu, tr 270)
Liên quan đến khái niệm lịch sự
còn có khái niệm nói trắng và nói kín
Nói kín là cách người nói thể hiện
nguyện vọng, mong muốn của mình bằng cách nói tránh, cách nói hàm ngôn
để người nghe có thể đoán ra ý đồ của mình mà không cần phải nói thẳng vấn
đề đó ra Nói trắng là cách nói một cách
rõ ràng, tường tận, nói bằng hết suy nghĩ, ý định của mình ra cho người nghe biết Lối nói trắng ra có hai hình thức: hình thức nói toạc còn gọi là lối nói trắng không có hành vi bù đắp và lối nói trắng có hành vi bù đắp Lối nói không có hành vi bù đắp là lối thực hiện hành vi ngôn ngữ bằng chính biểu thức ngữ vi đích thực của nó (ví dụ: Ngồi xuống, đứng lên); lối nói có hành vi bù
đắp là lối nói có sử dụng các từ ngữ đưa
đẩy, ví dụ: Anh chị làm ơn (vui lòng, chịu khó…) đứng dậy một chút
Brown và Levinson tập hợp các chiến lược lịch sự khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ thành năm siêu chiến lược, hay còn gọi là tổng chiến lược Năm tổng chiến lược này được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ trên có 5 siêu chiến lược giao
tiếp có hiệu lực lịch sự từ cao xuống
thấp, từ lịch sự hơn đến kém lịch sự
nhất là:
5 Không thực hiện FTA
4 Thực hiện FTA bằng lối nói kín
3 Thực hiện FTA bằng lối nói trắng
có bù đắp theo phép lịch sự âm tính
2 Thực hiện FTA bằng lối nói trắng
có bù đắp theo phép lịch sự dương tính
1 Thực hiện FTA bằng lối nói không bù đắp
Trong tương tác bằng lời và trong tương tác xã hội những quan hệ liên cá nhân có vai trò rất quan trọng đối với các bên tham gia giao tiếp cũng như
Nhiều hơn
Thực hiện FTA
5 không thực hiện FTA
Nói trắng
Nói không bù đắp
Nói có bù đắp
3 lịch sự âm tính
2 lịch sự dương tính
Trang 3N T Thuỷ Xin lỗi, cám ơn - biểu hiện của phép lịch sự trong , tr 92-98 diễn tiến và kết thúc của cuộc giao tiếp
Phép lịch sự với hệ thống những
phương thức mà người nói đưa vào hoạt
động nhằm điều hoà và gia tăng giá trị
đối tác của mình là siêu chiến lược
trong giao tiếp Tuy nhiên các siêu
chiến lược trên không phải là chuẩn
mực cho tất cả các dân tộc Vì lịch sự
trước hết là vấn đề văn hoá, chịu sự chi
phối, quy định đặc trưng văn hoá của
từng dân tộc [1, tr 271]
4 Xin lỗi và cám ơn - biểu hiện
của phép lịch sự trong văn hoá ứng
xử người Việt
4.1 Hành động xin lỗi
a Khái niệm
Xin lỗi là hành vi được sử dụng
nhằm thực hiện chức năng ứng xử Nó
thể hiện thái độ biết ơn và hối lỗi của
người nói với người đối diện hoặc được
dùng với chức năng đưa đẩy nhằm làm
tăng tính lịch sự trong lời
b Điều kiện thực hiện hành vi xin
lỗi
Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, điều
kiện thực hiện hành động xin lỗi gồm:
- Sự trải nghiệm của người nói:
Người nói đã có hành động hay biểu
hiện gì đó trong hiện tại hay trong quá
khứ đối với người nghe, theo suy nghĩ
của người nói, là không tốt đối với người
nghe, gây thất thiệt hoặc tổn thương
tình cảm đối với người nghe
- Nội dung và hiệu lực đối với người
nghe: Người nói đưa ra nội dung là bày
tỏ thái độ biết ơn hoặc hối lối về biểu
hiện đó của mình đối với người nghe,
hiệu lực là mong muốn người nghe tha
thứ
- Thái độ và sự phản ứng của người
nghe: Người nghe có thể chấp nhận
hoặc không nhưng bị ràng buộc trong
quan hệ với người nói [4, tr 101]
c Phép lịch sự trong văn hoá ứng
xử của người Việt qua hành động xin lỗi
Cuộc sống xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng, bộn bề, con người chúng ta luôn phải sống trong các mối quan hệ ấy Các mối quan hệ này tạo ra môi trường sống thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cũng như xu hướng hành động của họ Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cho mình một cách ứng
xử sao cho phù hợp, đúng đắn Trong quan hệ giao tiếp, người Việt Nam có một tâm lý chung là không muốn làm
“phiền” người khác, thể hiện ở sự cả nể, ngại va chạm, thích độc lập không muốn phụ thuộc Chính tâm lý này đã chi phối cách ứng xử của họ trong giao tiếp
Một xã hội, sở dĩ nó tồn tại và phát triển được đó là nhờ có sự giao tiếp, trao
đổi thông tin, sự va chạm giữa các thành viên trong xã hội với nhau Trong các mối quan hệ này mỗi cá nhân bộc lộ những nhu cầu, nguyện vọng với nhau,
họ bị ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau
dù muốn hay không Điều này cũng có nghĩa là, mỗi chúng ta tồn tại được là nhờ vào các mối quan hệ liên cá nhân trong xã hội Mối quan hệ này là cơ sở sản sinh ra các nhu cầu cá nhân Các nhu cầu ấy có thể đem lại tổn thất cho
ta hoặc gây thất thiệt cho người khác Trong mỗi hoàn cảnh như vậy đòi hỏi mỗi người phải có hành vi ứng xử sao cho phù hợp nhất
Sau đây là những biểu hiện cách sử dụng hành động xin lỗi trong những trường hợp:
c1 Người nói dùng với mục đích giảm bớt mức độ khiếm nhã cũng như
sự khó chịu ở người nghe, tăng tính lịch
sự trong lời nói của mình Với tâm lý cả nể, “ngại” làm “phiền” người khác, nên khi cần ai đó giúp đỡ, trả lời hay thực hiện hành động theo đề nghị của ta, người Việt thường sử dụng kèm theo hành động xin lỗi để giảm bớt
Trang 4trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 mức độ khiếm nhã cũng như sự khó
chịu ở người nghe, tăng tính lịch sự
trong lời nói của mình Loại hành động
này thường xuất hiện ở phần lời thoại
mở đầu cho một nội dung mới
Một số ví dụ:
(1) Sau một vài câu chuyện, tôi
mạnh bạo, thẳng thắn hỏi chị:
- Như đồng chí… xin lỗi tại sao lại
phải nằm viện?
[I, 140]
(2) - Tôi nghe nói, xin lỗi, có một
thời chị sống tung hoành khác đời lắm?
Người nữ quân y sỹ trở nên ngượng
nghịu:
- Ai mà chẳng có một thời trẻ trung
hả đồng chí?
[I, 146]
(3) - Xin lỗi! Chị dạy ở trường nào
ạ? - Tôi hỏi
- Thôi, biết làm gì chú Mỗi người
một cảnh, chẳng nên nói ra, mà có nói
cũng đâu có ai thông cảm, có khi còn
gây bực mình
[IV, 246]
(4) Thắng lại gần Hoài, nghiến
răng:
- Tôi không ngờ cô giỏi như thế Tôi
xin lỗi Xin phép được đèo cô về
[II, 35]
ở ví dụ (1), người nói đã xin lỗi chị
Quỳ, vì anh ta muốn biết lý do vì sao
chị lại phải nằm viện ở ví dụ (2), người
nói xin lỗi chị Quỳ vì anh ta nghĩ điều
anh sắp hỏi chị có thể làm cho chị phật
ý, khó chịu ở ví dụ (3), người nói thực
hiện hành động xin lỗi vì anh ta nghĩ
điều anh ta muốn biết có thể là hơi tò
mò khiến người nghe không hài lòng
Còn ở ví dụ (4), Thắng đã xin lỗi Hoài
khi anh nêu yêu cầu của mình là muốn
được đèo cô về
c2 Người nói dùng khi cho rằng
mình đã thực hiện một điều gì đó gây
khó chịu đối với người nghe
Hành động xin lỗi còn được người Việt sử dụng khi người nói đã thực hiện một điều gì đó mà theo họ hành động đó gây khó chịu đối với người nghe hoặc gây tổn thất cho người nghe, can thiệp vào đời tư của người nghe Hành động này đã xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
(5) Anh nhìn ra phía bờ sông bên lở
ở đấy có một vạt đất vừa mới sụt xuống rào rào
- Tôi xin lỗi chị Tôi đã cư xử thật tồi
Thiếu phụ hướng mắt nhìn phía bờ sông bên bồi
- Thôi đi… Đàn ông các anh ai mà chẳng thế! Anh giúp tôi mấy bao ngô rồi
đòi trả ơn… Đàn ông các anh thế hết
[V, 285] (6) Bằng đoán: tên cướp chưa có khả năng cao chạy xa bay, y chỉ ẩn nấp quanh quẩn đâu đây thôi!
- Tôi xin lỗi đêm hôm đã làm phiền anh chị!
Bằng gõ cửa căn nhà nhỏ Mở cửa là một người đàn ông trẻ mặc may ô xanh, quần đùi đem, tóc rối bù, mặt ngái ngủ cau có
[III, 313] (7) Tôi xuống sông, vã nước rửa vết thương Cô Phượng cứ loay hoay bên tôi, rối rít xin lỗi: Tôi cho cô Phượng xem những vết sẹo trên vai, trên tay mà bọn đô Thi đánh tôi Tôi bảo: “Không sao cô ạ Vết thương như thế có gì” Cô Phượng bảo: “Tôi xin lỗi anh Tôi gặp chuyện buồn phiền quá Tôi không kiềm chế được mình”
[V, 76]
ở các ví dụ trên lời xin lỗi được người nói thực hiện khi họ đã có những
cử chỉ, hành động, việc làm và lời nói
mà theo họ là làm ảnh hưởng, gây tổn thất và xúc phạm đến người nghe Lúc này, lời xin lỗi là hành động bày tỏ nỗi hối tiếc, là những lượt lời sữa chữa
Trang 5N T Thuỷ Xin lỗi, cám ơn - biểu hiện của phép lịch sự trong , tr 92-98 nhằm giữ mối quan hệ hoà khí giữa họ
và người nghe
c3 Người nói dùng với thái độ mỉa
mai
Trong phần lớn trường hợp, hành
động xin lỗi là bày tỏ thái độ lịch sự đối
với người nghe, đề cao thể diện người
nghe Tuy vậy, có lúc, người nói đưa ra
hành động này bề ngoài là đề cao thể
diện nhưng mục đich ngầm ẩn lại là sự
dè bỉu, mỉa mai
(8) Hôm ấy ở bến xe, có ông đeo
kính, để râu con kiến, tuổi bằng bố tôi
bảo: “Cô em ơi, cô em đi với anh đi” Tôi
sợ quá, tôi bảo: “Ông này hay nhỉ?”
Ông ấy cười: “Xin lỗi nhé, tôi tưởng em
là bò lạc”
[V, 125]
Tóm lại, trong cuộc sống hàng ngày
cũng như trong khi trò chuyện với đối
tác, chúng ta có thể gây tổn hại hoặc
xúc phạm đến người khác, lúc đó, lời xin
lỗi là một chiến lược hữu hiệu để giảm
bớt phần thất thiệt ở người nghe và giữ
được mối quan hệ hài hoà giữa hai bên,
đồng thời cũng thể hiện được chúng ta
là người có nhận thức, có hiểu biết và có
thái độ cư xử đúng mực, lịch sự
4.2 Hành động cám ơn
a Khái niệm
Cám ơn là hành vi người nói thực
hiện khi nhận được ở người nghe một
biểu hiện gì đó mà theo người nói là tốt
cho mình, nên người nói mới bày tỏ lòng
biết ơn đối với người nghe hoặc người
nói đưa ra hành động cám ơn với mục
đích lịch sự làm đẹp lòng người nghe
b Điều kiện thực hiện hành vi cám
ơn
Cũng theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên,
điều kiện để thực hiện hành vi cám ơn
gồm:
- Sự trải nghiệm của người nói:
Người nghe đã có hành động hay biểu
hiện việc làm gì đó trong quá khứ đối với người nói mà người nói đánh giá cao
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là bày
tỏ thái độ biết ơn của mình về biểu hiện
đó trong quá khứ của người nghe và hiệu lực là làm người nghe cảm thấy hài lòng, người nói tỏ ra là người có văn hoá ứng xử
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe thấy đẹp lòng
[4, 99]
c Phép lịch sự trong văn hoá ứng
xử của người Việt qua hành động cám
ơn Ngay từ lúc còn nhỏ, chúng ta đã
được cha mẹ, thầy cô giáo chỉ bảo biết nói câu xin lỗi, cám ơn với người khác
và trong quá trình trưởng thành nhận thức về ý nghĩa của hai từ đó cũng sâu sắc hơn trong mỗi chúng ta Lời cám ơn nhằm bày tỏ thiện chí của người nói đối với người nghe, đó là biểu hiện của sự tôn trọng, biết ơn, là thái độ hợp tác Tuy nhiên, mỗi quốc gia, dân tộc lại có những quan niệm không giống nhau về phép lịch sự trong “văn hoá cám ơn” Chẳng hạn, người phương Tây cám ơn khi nhận được một món quà vật chất hay tinh thần dù nhỏ đến đau đi nữa, giữa những người thuộc bất cứ quan hệ liên cá nhân nào xa hay gần là hành vi lịch sự Mẹ mua cho con một cây bút, một que kem con cũng phải nói câu cám
ơn Thế nhưng, đối với người á Đông, cám ơn trong những trường hợp như vậy là giả tạo, quái lạ, kiểu cách Vậy người Việt Nam chúng ta sử dụng lời cám ơn trong những trường hợp nào? Trước hết, lời cám ơn được người Việt sử dụng khi tiếp nhận hành động ứng xử, biểu hiện tốt của người khác dành cho mình Chẳng hạn, khi được người khác động viên, khen ngợi hoặc khi được người khác cho, tặng, biếu một
Trang 6trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 món quà nào đó, hoặc nhận được sự
giúp đỡ của người khác trong quá khứ
khi ta gặp khó khăn…
- Cảm ơn về một việc đã làm trong
quá khứ
(9) Quyên bảo: “Anh gì ơi! Tôi đi
nhé! Cám ơn anh đã đi tiễn tôi”
[V, 183]
(10) “Anh yêu của em, anh ngoan
lắm! Anh đã làm theo đúng lời dặn của
em Em cám ơn anh lắm Đấy anh thấy
chưa, anh trẻ hẳn ra Lại còn trẻ hơn
ngày em ra đi cơ!”
[I, 262]
- Cảm ở về lời hỏi thăm, động viên,
khuyên nhủ
(11) Chị cười: “Thôi được rồi, chào
anh Cảm ơn anh đã có lời hỏi thăm”
Chào chị, chúc chị ngủ ngon
[I, 431]
(12) - Anh Toàn ạ, - tự nhiên tôi hỏi
sẵng giọng, - theo tôi anh nên ra ngoài
trạm gác đón mẹ anh vào
- Cám ơn anh, - Toàn không hề phật
ý, lại còn ân cần với tôi hơn, bà sắp vào
bây giờ
[I, 533]
- Cảm ơn về một hành động nào mời
mọc nào đó của người nghe để từ chối
thực hiện nó
(13) Anh lái xe chìa bao thuốc về
phía anh bộ đội
Đang mải nghĩ ngợi đi đâu, người
mặc quân phục giật mình quay lại,
ngượng nghịu lắc đầu:
- Cám ơn! Tôi… tôi bị viêm cổ
[III, 9]
Thứ hai, người Việt sử dụng lời cám
ơn khi tiếp nhận hành động ứng xử,
biểu hiện không tốt của người nói, theo
cách đánh giá của người nghe nên đây
là hành động mang hàm ý mỉa mai chứ
không phải xuất phát từ tình cảm chân
thành của người thực hiện hành vi cám
ơn
(14) - ở lại đây ăn cơm với mình đi
Phác
- Cám ơn, - Phác đi ra vài bước rồi mới quay trở lại hai con mắt đầy buồn bã nhìn thẳng vào Toàn hồi lâu mới nói:
- Anh Toàn ạ, tôi chả yêu gì cái nghề cầm súng này Chẳng qua là bất
đắc dĩ cái thằng Mỹ nó bắt chúng tôi cầm
- ừ - Toàn lại càng mềm mỏng - Thì chúng mình ai chả nghĩ thế Hãy ngồi xuống đã nào, ở lại đây ăn cơm với mình
đi Phác
- Cám ơn Anh Toàn… anh tìm cách hại tôi vì vì nghĩ tôi hám cái chức tiểu
đoàn phó ở đây là anh nhầm
[I, 534]
ở ví dụ (14) lời nói cám ơn của Phác không phải xuất phát từ sự xúc động, chân thành mà nó thể hiện sự mỉa mai, khinh miệt của Phác đối với Toàn Như vậy, tuỳ vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng giao tiếp cụ thể mà người Việt sử dụng hành vi cám ơn với những mục đích khác nhau Điều này tạo nên nét đặc thù trong văn hoá ứng
xử của người Việt Nam - cùng một hành
động cám ơn nhưng lại tác động đến người tiếp nhận những giá trị ý nghĩa khác nhau
5 Kết luận Xin lỗi và cám ơn là những hành vi ngôn ngữ thể hiện nét đẹp trong văn hoá ứng xử Cùng với hành vi khen thì hành vi xin lỗi, cám ơn nhằm tôn vinh thể diện của người nghe Đây là một truyền thống văn hoá của người Việt Nam: khiêm tốn, chân thành, cởi mở, tôn trọng người đối thoại với mình Qua các hành động xin lỗi, cám ơn mà các nhân vật sử dụng trong lời giao tiếp của mình, có thể rút ra một số nhận xét về văn hoá ứng xử của người Việt như sau:
- Người Việt rất coi trọng tình cảm, không thích xung đột, mâu thuẫn, ưa
sự gắn bó, hài hoà Vì vậy, họ sẵn sàng nói lời xin lỗi khi gây tổn hại cho người khác (cả về vật chất và tinh thần) và
Trang 7N T Thuỷ Xin lỗi, cám ơn - biểu hiện của phép lịch sự trong , tr 92-98 cám ơn khi được người khác đem lại cho
họ một biểu hiện tốt đẹp nào đó
- Trong mối quan hệ liên cá nhân,
người Việt rất có ý thức tôn trọng thể
diện của đối tác (tăng thể diện của
người nghe, nhận phần thất thiệt về
mình), khiêm tốn, nhã nhặn, tế nhị và
khéo léo
- Người Việt rất có ý thức giữ gìn
phẩm cách bản thân mình trong ứng xử
- đó là phép lịch sự
Như vậy, xin lỗi và cám ơn là những
hành vi ngôn ngữ thể hiện nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt, thế nhưng nó đang ngày bị lớp trẻ ngày nay bỏ qua đi Những hành động mà chúng ta tưởng chừng như không có gì phải bận tâm nhiều này lại có giá trị, ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống chính chúng ta Vì vậy, mỗi người hãy tự xây dựng cho mình thói quen ứng xử: biết nói lời xin lỗi, cám ơn với người khác góp phần tạo nên “văn hoá cám ơn, xin lỗi” bền vững cho xã hội
TàI LIệU THAM KHảO
[1] Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 [2] Nguyễn Thị Mai Hoa, Giới tính và từ xưng hô trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, Tập 37, Số 1B, 2008, 23-32
[3] Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999
[4] Đỗ Thị Kim Liên, Giáo trình ngữ dụng học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005
[5] Nguyễn Quang, Một số khác biệt lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Hà Nội, 1999
TàI LIệU TRíCH DẫN
[I] Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2006
[II] Nguyễn Thị Thu Huệ, 37 truyện ngắn, NXB Văn học, 2006
[III] Ma Văn Kháng, Trốn nợ - tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, 2008
[IV] Chu Lai, Truyện ngắn (tái bản lần thứ ba), NXB Văn học, 2008
[V] Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005
SUMMARY
To thank and to excuse - an espressing of politeness
in communicative culture of Vietnamese people
For an expressing of politeness in communicatve culture, Vietnamese people usually use verbs to thank, to excuse, to welcome, to invite The article deeply studies an expresion of politeness in communicative culture through two verbs to thank, to excuse
(a) Cao Học 15, Chuyên ngành Ngôn ngữ, trường đại học vinh