1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Để là một nhà lãnh đạo giỏi cần những gì pptx

19 681 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 141,68 KB

Nội dung

Để là một nhà lãnh đạo giỏi cần những gì Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà Giáo dục và đào tạo GD-ĐT là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và n

Trang 1

Để là một nhà lãnh đạo giỏi cần những gì

Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước

nhà

Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là nhân tố quyết định để phát huy

tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam

và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy

mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa

nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh

vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới

Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: GD-ĐT cùng với khoa học và

công nghệ là quốc sách hàng đầu

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,

toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp

GD-ĐT đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo

dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô

giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao Những

tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, cho đến nay, nền GD-ĐT của nước nhà vẫn tồn tại

Trang 2

nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu

GD-ĐT, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội

ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý Chất

lượng GD-ĐT ở cả phổ thông và đại học đều thấp Nội dung

chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách

dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu

kết hợp học với hành, GD-ĐT với thực tiễn kinh tế, sản xuất và

đời sống

Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả

năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển

đất nước trong tình hình mới Hiện tượng mua bằng cấp, gian

lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến Vừa

qua, Bộ GD-ĐT đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động “hai

không”, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng

GD-ĐT đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại Sự bất cập thể hiện

ở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng và sử dụng nhân tài

Nhìn chung, hệ thống GD-ĐT của nước ta đang tụt hậu xa hơn

so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (1) Thực trạng

Trang 3

này đã sớm được phát hiện Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị

quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm

túc Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết,

nhưng tình hình chuyển biến rất chậm Cho đến nay, vẫn còn

những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa

được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh

có hiệu quả Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống GD-ĐT

đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và

xã hội

Nhìn lại tình hình đất nước, trải qua hơn 20 năm thực hiện

đường lối đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to

lớn có ý nghĩa lịch sử Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chưa

thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển (2)

Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa thì nhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công

nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh

tế tri thức và xã hội tri thức Khoảng cách về trình độ kinh tế,

khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên

thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày

Trang 4

càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất

lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất

cập của nguồn nhân lực (3)

Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền

với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta

đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ

yếu là đua tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu

kém, bất cấp và tụt hậu của GD-ĐT đang trở thành lực cản đối

với sự phát triển nhanh và vững của đất nước

Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh

chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại Trước những

thách thức và yêu cầu của thời đại mới - thời đại của sự phát

triển dựa chủ yếu vào nguồn lực thông tin và tri thức với xu thế

toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia, các nước

trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thực hiện những thay đổi

có tính cách mạng nền GD-ĐT

Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, một làn sóng cải

cách giáo dục đã diễn ra trên thế giới, trước tiên là ở các nước

Trang 5

công nghiệp phát triển Nước Mỹ đã đề ra chương trình cải cách

giáo dục 10 điểm để chuẩn bị hành trang cho người Mỹ tiến vào

nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, gần đây lại đưa ra chiến

lược phát triển nguồn nhân lực cho kỷ nguyên thông tin

Liên minh châu Âu gồm 29 nước đã thống nhất đổi mới hệ

thống giáo dục, coi việc xây dựng không gian giáo dục và đại

học châu Âu, không gian nghiên cứu châu Âu, không gian tri

thức châu Âu là nền tảng cho sự tăng trưởng mới nhằm biến

châu Âu thành một nền kinh tế tri thức hiệu quả nhất trong kỷ

nguyên thông tin và toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI…

Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở

cuối thế kỷ XX là chuyển hệ thống GD-ĐT cũ được xây dựng để

đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một

hệ thống GD-ĐT mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ

nguyên thông tin và tri thức

Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO nêu

lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đã đặc biệt nhấn mạnh: Thời

đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới

và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình Nói

Trang 6

cụ thể hơn, con người mới đó phải có khả năng tư duy độc lập,

có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìn toàn thể; có năng

lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thích ứng với sự

thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất

ngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần

hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn

cầu hóa

Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho

mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi

người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt

đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập

với nền giáo dục chung của thế giới

Nền giáo dục mới là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi

công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và internet

để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương

pháp và hình thức linh hoạt nhằm nâng cao nền tảng văn hóa và

tinh thần chung của xã hội, mở ra những khả năng mới hỗ trợ

cho quá trình học tập liên tục, học tập suốt đời, học ở mọi nơi,

mọi lúc, học từ xa và đặc biệt là tự học của mọi người Học trực

Trang 7

tuyến và tương tác qua mạng internet sẽ trở thành một hiện

tượng toàn cầu…

Chúng ta cần nghiên cứu những quan điểm và bài học kinh

nghiệm của các nước về cải cách GD-ĐT để có thể vận dụng

thích hợp vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta

Mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển,

đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững,

hội nhập quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới

trong thể kỷ XXI mà Đại hội X của Đảng đã nêu ra, cũng cần

được hiểu với một tầm nhìn mới, nhận thức mới, bởi vì trong thế

kỷ XXI, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu ta xây dựng

được nước ta trở thành một nước độc lập, có năng lực sáng tạo

mạnh mẽ, góp phần tạo nên những thành tựu và cống hiến đặc

sắc, độc đáo vào sự phát triển chung của một thế giới của nền

kinh tế tri thức và xã hội tri thức toàn cầu hóa

Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội đó phải là

một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người

học, có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường cho mọi cá

Trang 8

nhân người học được trang bị một nền học vấn vừa đậm đà bản

sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại về tri thức, khoa học và công

nghệ…

Mỗi con người mà nền giáo dục đó đào tạo phải có: 1 những

hiểu biết và cảm thụ sâu sắc đối với những tinh hoa của truyền

thống văn hóa dân tộc; 2 những kiến thức khoa học và công

nghệ hiện đại; 3 năng lực tư duy độc lập trên cơ sở kết hợp tư

duy khoa học với phương pháp tư duy hệ thống, tư duy phức

hợp, để có khả năng sống và hoạt động một cách linh hoạt, sáng

tạo trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định và đổi thay,

đan xen những thách thức và cơ hội…

Trong lúc ấy, nền giáo dục của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên

mô hình cũ Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng

cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và

tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu

sắc, triệt để có tính cách mạng nền GD-ĐT của nước nhà

Để thực hiện chủ trương này, cần tập hợp một số chuyên gia

hàng đầu về giáo dục, khoa học và quản lý để giúp Đảng và Nhà

nước nghiên cứu, kiểm điểm, đánh giá tình hình GD-ĐT một

Trang 9

cách khách quan khoa học với tinh thần nhìn thẳng và sự thật,

làm rõ những kết quả đạt được, vạch rõ những yếu kém, bất cập,

đặc biệt làm rõ những nguyên nhân vì sao mấy năm qua chúng

ta đã có nhiều cố gắng tìm cách chấn chỉnh nhưng tình trạng yếu

kém, bất cập trong giáo dục vẫn tồn tại, chậm chuyển biến, để đi

đến một nhận thức mới, một quyết tâm mới, một chương trình

hành động mới làm chuyển biến căn bản nền GD-ĐT của nước

nhà

Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu

GD-ĐT, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm,

phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản

lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của

nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng

phát triển chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát

triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tình hình mới

Ngành GD-ĐT phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với

công cuộc đổi mới nền giáo dục Trước mắt, cần rà soát lại các

chủ trương, chính sách về GD-ĐT được đề ra trong các nghị

quyết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước

Trang 10

để xác định một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền GD-ĐT từ

nay đến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất

lượng GD-ĐT

Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền GD-ĐT, cần

thực hiện ngay một số vấn đề cơ bản và cấp bách:

Trước hết, cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc

gia cho ngang tầm với nhiệm vụ Đây là hội đồng khoa học, chủ

yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính

phủ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển

GD-ĐT ở tầm vĩ mô

Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có

tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục

trong nước và thế giới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức

vụ quản lý, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực,

có kinh nghiệm và còn sức làm việc Chủ tịch hội đồng nên là

một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách Hội đồng có quy

chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng

những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và

đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước

Trang 11

Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo

dục và sách giáo khoa Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ổn định

chương trình làm cơ sở để sớm biên soạn xong sách giáo khoa

chuẩn mực cho mọi bậc học, mọi ngành học trong một vài năm

Thay đổi cách tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa,

thực hiện dân chủ, công khai, tránh độc quyền, có hội đồng thẩm

định nghiêm túc, tránh sửa đi sửa lại, biên soạn kéo dài và thay

đổi sách triền miên Một số nhà khoa học nêu ý kiến có thể giải

quyết vấn đề chương trình và sách giáo khoa chuẩn cho cả phổ

thông và đại học trong một năm với kinh phí 100 tỷ đồng

Những ý kiến như vậy nên được trao đổi, bàn bạc

Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho

hợp lý Sớm chấm dứt tình trạng “vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn

thợ” Cấp đại học trước hết phải nâng cao chất lượng về mọi

mặt, phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học trọng

điểm đạt đẳng cấp quốc tế Chỉ mở thêm trường đại học khi có

đủ điều kiện bảo đảm chất lượng Sớm khắc phục tình trạng đào

tạo trên đại học tràn lan, không bảo đảm chất lượng

Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và thực hiện tốt việc

Trang 12

phân luồng ở cấp phổ thông Phát triển mạnh hệ thống các

trường dạy nghề để đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực có kỹ năng

chuyên môn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phấn đấu trong

một thời gian ngắn nhất có thể được, làm cho bằng cấp của nước

ta, lao động kỹ thuật do ta đào tạo ra được thị trường quốc tế

thừa nhận

Hết sức coi trọng phương châm gắn học với hành Trường đại

học gắn với viện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế lớn Trường

dạy nghề gắn với các cơ sở sản xuất Trường phổ thông phải tổ

chức hướng nghiệp, gắn với đời sống kinh tế - xã hội ở địa

phương

Tiếp tục chống gian lận trong thi cử, chạy theo thành tích giả

Sớm chấm dứt mọi hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục

Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn

nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có

một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành

đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng

của cấp đại học Nâng cao chất lượng cấp đại học là cơ sở để

nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề Đào

Trang 13

tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề quyết định để

đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà

Coi trọng việc lựa chọn đúng cán bộ quản lý giáo dục, nhất là

chức bộ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học lớn và giám đốc

các sở giáo dục Những cán bộ ấy phải là những người có tâm

và có tầm, có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ, năng động,

sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy tín, có cách làm việc

tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi,

hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân

đối về cơ cấu, trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử

dụng những cán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu

nhưng còn đủ sức khỏe, có năng lực chuyên môn và có tâm

huyết

Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi

trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ

giảng viên cao cấp của các trường đại học và các viện nghiên

cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa

học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu

Trang 14

ở các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam

Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản

lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho GD-ĐT Mức

đầu tư phải tạo điều kiện cho GD-ĐT đi trước, phục vụ đắc lực

cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Mấy năm qua, mức đầu

tư cho GD-ĐT (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã

tăng đáng kể Tuy nhiên, cần thấy rõ là mức đầu tư cho GD-ĐT

tính theo đầu người của nước ta còn rất thấp so với nhiều nước

trong khu vực và trên thế giới (4), vì vậy, cần tính toán các mặt

để có một mức tăng đáng kể từ nay đến năm 2020 nhằm tạo nên

một sự chuyển biến căn bản về chất lượng và quy mô GD-ĐT

Đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng chắc

chắn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, bởi vậy,

một nguồn lực quan trọng là cần xác định trách nhiệm, cơ chế và

chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức

kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo Đồng

thời, đặc biệt quan tâm việc quản lý, phân bổ và sử dụng các

nguồn đầu tư cho GD-ĐT một cách đúng hướng, hợp lý và hiệu

quả, tránh gây thất thoát, lãng phí

Ngày đăng: 02/08/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w