1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế

25 614 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế

Trang 1

I LỜI MỞ ĐẦU

Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoahọc và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giớiđang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thứcđược xem là nguồn lực chủ yếu Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đócũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển, như ta thường nói, nómang đến cho ta cả những cơ hội, cả những thách thức Cơ hội thì thường dễtuột qua nếu không đủ bản lĩnh và hiểu biết để tận dụng, còn thách thức thì đầynghiêm khắc và nghiệt ngã Nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức nó là của ai,cho ai? Nó có là của ta, cho ta hay không? Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh và

ý chí phát huy mọi tiềm năng tri thức trong đất nước ta, phụ thuộc vào khảnăng mở rộng một môi trường tự do và lành mạnh cho các hoạt động giao lưuthông tin và tri thức trong xã hội ta

Trong một báo cáo gần đây của Uỷ ban Liên hiệp quốc về Khoa học và Côngnghệ với chủ đề “Các xã hội tri thức: Công nghệ thông tin vì sự phát triển bềnvững”, các tác giả đã đi đến kết luận: Các nước đang phát triển từ những điểmxuất phát khác nhau đều cần xây dựng một kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia

để phục vụ các mục tiêu phát triển, hướng tới một “xã hội tri thức” đổi mới; và

dù cái giá phải trả cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin đó là khá cao,nhưng cái giá phải trả cho việc không làm điều đó chắc sẽ còn cao hơn rấtnhiều!

Chúng ta đều biêt rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nênmọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại Mặc

dù những câu hỏi có tính triết học về bản chất của tri thức, về quá trình hình

Trang 2

thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ Vẫn không ngừng đượctranh luận và chưa có được câu trả lời thoả đáng, nhưng trong mọi lĩnh vựchoạt động khoa học, kinh tế, văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, pháthiện, và tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài người.

Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của Công nghệ thông tin hiện đại, là loạimáy móc thay thế con người trong các hoạt động lao động trí óc Chất lượng

và khối lượng của các hoạt động trí óc này không ngừng tăng lên theo sự tiếntriển nhanh chóng về khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của máy Từ hàngchục năm nay, cùng với khả năng tính toán khoa học kỹ thuật không ngừngđược nâng cao, các hệ thống máy tính đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ

sở dữ liệu thuộc mọi qui mô trong các ngành kinh tế, xã hội, hình thành dầnkết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng của sự phát triển kinh tế thông tin

ở nhiều nước Sự phong phú về thông tin, dữ liệu cùng với khả năng kịp thờikhai thác chúng đã mang đến những năng suất và chất lượng mới cho công tácquản lý, hoạt động kinh doanh, phát triển sản xuất và dịch vụ Nhưng rồi cácyêu cầu về thông tin trong các loại hoạt động đó, đặc biệt là trong việc làmquyết định, ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn, người làm quyết định khôngnhững cần dữ liệu mà còn cần có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tri thức để hỗ trợcho việc ra quyết định của mình John Naisbett đã cảnh báo “Chúng ta đangchìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”, điều đó cũng báo trước rằng việcứng dụng Công nghệ thông tin đã chuyển sang một bước mới mà nội dung làtrợ giúp con người nhiều hơn trong việc tìm kiếm tri thức và trong các hoạtđộng trí tuệ, tức là chuyển đổi từ sự giàu có thông tin thành sự giàu có tri thức,nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới

Hòa nhập vào dòng thác phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đang bướcvào một thời kì phát triển mới – thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đạihóa.Bên cạnh thành tựu đã đạt được, chúng ta còn nhiều khó khăn, hạn chế cầnkhắc phục Cụ thể là trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực khoa học công nghệ

Trang 3

yếu cả về nguồn nhân lực khoa học công nghệ lẫn nguồn vốn cho hoạt độngkhoa học công nghệ, cơ chế quản lý khoa học công nghệ còn yếu kém, ít gắn

bó với sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy việc áp ding khoa học công nghệ vàocông cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là tất yếu.Chỉ có như vậy mới đưa nước

ta thoát khổi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước có nền kinh tế phát triển “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “ Khoa học côngnghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII)

Chính vì nắm bắt được tư tưởng của Đảng, em chọn đề tài “ Luận chứng vai

trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế ” Do thời gian

và trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi thiếusót, rất mong sự đóng góp chỉ dạy của các thầy cô Bài viết thể hiện một phầnnào đó quan điểm, cách nhìn của giới trẻ Việt Nam về cuộc sống và nhữngbiến đổi lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước minh,đặc biệt là vấn đề tri thức khoa học – công nghệ

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Khái niệm tri thức khoa học – công nghệ và mối quan hệ của chúng

a Khái niệm tri thức khoa học – công nghệ

Ý thức là một hiện tượng tâm lý, xã hội có kết cấu phức tạp bao gồmnhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau Trong đó tri thức là một yếu

tố cơ bản, cốt lõi câu thành nên ý thức

Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiệnthực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thếgiới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thông kýhiệu khác nhau Tri tức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về

xã hội, về con người Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức thôngthường được hình thành qua mỗi hoạt động thường ngày của mỗi cá nhân,mang tính chất cảm tính, trực tiếp, bề ngoài và rời rạc Tri thức khoa họcphản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực

Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm trithức: kinh nghiệm và tri thức lý luận Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình

độ thấp, còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học Giữa haitrình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làmtiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng gần đúng hơn,đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng

b Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ được xác định là nền tảng và động lực cho quátrình công nghiệp hóa hiện đại hóa Về thực chất công nghiệp hóa hiện đạihóa là quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng

kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ngàycàng cao Do đó nói đến công nghiệp hóa hiện đại hóa là nói đến việc áp

Trang 5

dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội Trong thời đại ngày nay khoa học

và công nghệ thực sự là nền tảng và là động lực của quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa Phát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học công nghệvới đời sống chính là mấu chốt đảm bảo sự thành công của cong nghiệp hóahiện đại hóa Nhận thức được vấn đề đó, Đảng ta đã có nhiều nghị quyếtquan trọng về khoa học và công nghệ như : Tại hội nghị lần thứ VII, banchấp hành TƯ VII đã khẳng định “ Khoa học công nghệ là nền tảng củacông nghiệp hóa hiện đại hóa”, hội nghị lần thứ II ban chấp hành TƯ khóaVIII cũng nhấn mạnh “ Cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa họccông nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, làđiều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành côngCNXH Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải bằng và dựa vào khoa học côngnghệ ” Muốn vậy chúng ta phải gắn hoạt động nghiên cứu khoa học côngnghệ với thực tiễn,với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phải tăngcường vốn đầu tư và tìm ra động lực cho phát triển bản thân nó Động lực

đó chính lầ lợi ích của những nhà nghiên cứu, phát minh, ứng dụng có hiệquả của khoa học công nghệ

2 Vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế

a Tri thức khoa học –công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển kinhtế

Vai trò nền tảng, động lực và then chốt của khoa học – công nghệ đối vớiquá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng, đối với sự phát triển của

xã hội Việt Nam nói chung được biểu hiện trên các mặt cụ thể sau:

Khoa học – công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và trang

bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại tiên tiến cho

Trang 6

các ngành kinh tế quốc dân nói chung, nhằm nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Namtrên thị trường thế giới với mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng caomức sống của người dân, sự phồn vinh và sức mạnh của Việt Nam Đói lànhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất cảu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở nước ta hiện nay.

Khoa học – công nghệ còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục,đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt lànguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Có nhiều cách thức đểchung tat rang bị và trang bị lại công nghệ hiệ đại, tiên tiến cho các ngànhkinh tế quốc dân Tuy nhiên dù bằng hình thức nào đi chăng nữa điều quantrọng và có tính chất quyết định nhất ở đây là cần phải có những con người

có đủ trí tuệ và năng lực để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các trangthiết bị hiện đại Văn kiện đại hội Đảng IX đã chỉ rõ “ Phát huy nguồn lựctrí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục

và đào tạo khoa học – công nghệ là nền tảng và động lực của suwjnghieepjcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

Khoa học – công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trườngthông tin và thị trường thông tin – huyết mạch của công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và của cả nền kinh tế So với giai đoạn phát triển trước đây thì ngàynay thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối vớihoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả những hoạt động tinh thần.Thông tin trong lĩnh vực khoa học – công nghệ có liên quan rất chặt chẽđến việc nắm bắt các bí mật, bí quyết công nghệ nằm trong các phươngpháp, các thiết bị, các dữ liệu khoa học – công nghệ mới nhất Trong xã hộihiện đại,trình độ phát triển của công nghệ thông tin có ảnh hưởng quyếtđịnh đến sự phát triển của hàng loạt công nghệ hiện đại

Nhiệm vụ trọng tâm của khoa học – công nghệ là cung cấp các trangthiết bị hiện đại thông qua các công nghệ cao, công nghệ sạch để con người

Trang 7

khắc phục được những hậu quả tiêu cực do chính các phương tiện kỹ thuậtchưa hoàn thiện trước gây ra.

b Tiềm lực khoa học – công nghệ của Việt Nam hiện nay

Nhờ có đường lối đúng đắn và sự quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước

ta đối với khoa học công nghệ trong suốt các thời kỳ vừa qua, cho đến nayViệt Nam đã có những tiềm lực khoa học – công nghệ đáng kể, có khả năngcung cấp nhiều luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách phát triểnđất nước, tiếp thu nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ đượcchuyển giao từ bên ngoài, từng bước vươn lên giải quyết nhiều vấn đề khoahọc – công nghệ do nhu cầu thực tiễn đất nước đặt ra

Về nông nghiệp

- Cây lương thực : Chọn tạo được hai giống lai có năng suất cao

30 – 35 tạ/ha, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, một giống đậutương có thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, năng suất 20 – 25tạ/ha

- Cây công nghiệp : Đã chọn tạo ra 29 dòng cao su vô tính xuấtsắc, trong đó có 12 dòng vô tính đa tính trạng, 5 dòng cao su cótriển vọng về năng suất mủ, đưa vào sản xuất 4 dòng vô tính vàkhuyến cáo 2 giống nhập nội PB280, PB281 Đưa vào sản xuất

4 tinh dòng cà phê với 3 giống cà phê chè, 2 dòng chè 215 và

276 và dòng chè 5.0 năng suất cao, chất lượng tốt

- Giống vật nuôi : đưa vào sản xuất 18 dòng và các tổ hợp lợn lai

và gia cầm như lợn lai nuôi thịt 87,51 máu ngoại lai và 12,51máu nội, lợn lai 3 máu ngoại và 4 máu nội, dòng gà 882 vàJangam, dòng vịt V5, V6, hai dòng chim bồ câu nhập từ Pháp…

Về lâm nghiệp

- Công nhân đã đưa vào sản xuất các giống tiến bộ kỹ thuật chocác biến chủng Honduensis của cây thông gồm 5 xuất xứCardwell, Byfield, Poptun 2, Poptun 3, Alamicamba

Về ngư nghiệp

Trang 8

- Các công nghệ chế biến thức ăn tôm, thiết bị ép viên, thiết bịsấy và công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao đã đượcchuyển giao ứng dụng ở một số địa phương đạt kết quả tốt.Công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển Saflla senata cũngđang được chuyển giao cho Hải phòng và Thanh Hóa.

Về công nghệp

- Hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp định hướng vào mục tiêu phục vụ thiết thực chocác ngành sản xuất công nghiệp, phục vụ phát triển công nghiệpđịa phương, phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục

vụ phát triển kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phầncho khai thác sử dụng tài nguyên, năng lượng, cải thiện và bảo

vệ môi trường

- Nghiên cứu các dây chuyền công nghệ sản xuât bột giấy, dâychuyền đồng bộ 1 vạn tấn/năm, thiết bị lõi giấy điều khiển CNCnăng suất 3000 tấn/năm, hệ thống nấu bột giấy năng suất 15000– 20000 tấn/ngày

c Những yếu kém và hạn chế của khoa học – công nghệ Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khoa học công nghệ nước ta vẫn cònnhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hộitrong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chưa thực

sự đóng vai trò động lực, nền tảng cho phát triển Sau đây là một số biểu hiện :

- Tiềm lực khoa học – công nghệ vãn còn ở mức thấp so với khuvực và thế giới, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu phát triển

Tỷ lệ cán bộ khoa học – công nghệ trên tổng số dân chưa cao so vớicác nước khác Đặc biệt còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, việcđào tạo và đào tạo lại tiến hành chậm, nguy cơ hụt hẫng trong độingũ rất lớn, nhất là trong ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin,sinh học, cơ khí chế tạo máy Việc xếp loại các cơ quan hoa học –công nghệ còn lúc túng, việc sử dụng đội ngũ tri thức còn lãng phí,

Trang 9

cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu khoa học còn thấp xa sovới nhu cầu thực tiễn.

- Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực sự gắn kết các hoạt động khoahọc – công nghệ với kinh tế xã hội, tạo động lực thực sự và nguồnlực dồi dào cho hoạt động khoa học – công nghệ phát triển Mứcđầu tư bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam cho khoa học cònthấp, chưa vượt quá 0.25 % trong khi thỉ lệ này ở các nước côngnghiệp hóa là 5 – 6 %, các nước phát triển là 10 %

- Cơ chế quản lý khoa học – công nghệ chậm và vẫn chưa đượcđổi mới một cách căn bản, mặc dù tư tưởng đổi mới cơ chế quản lýkhoa học - công nghệ đã xuất hiện từ rất sớm Chưa có sự liênthong giữa cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý khoa học –công nghệ

ý kiến đánh đồng KTTT với một số ngành kinh tế thường được gọi là ngànhkinh tế mới như Kinh tế Internet, hay Công nghệ tin học và truyền thông, để

từ đó cho rằng KTTT là nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó kinh tếInternet trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 10

Nhưng rõ ràng là, bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải dựa vàotri thức và nền kinh tế Internet cũng chỉ là một trong những ngành kinhdoanh, tuy đóng một vai trò ngày càng quan trọng, nhưng không thể trởthành một ngành kinh doanh độc lập mang tính quyết định cho một nềnkinh tế được Sự sụp đổ của hàng loạt công ty kinh doanh Internet (cả củacác công ty kinh doanh Tin học và Truyền thông) hiện nay có thể sẽ giúpchúng ta thận trọng hơn, phân biệt rõ hơn khái niệm và vai trò của cácngành kinh doanh với một nền kinh tế.

Mới chỉ trong vài năm gần đây, qua việc theo dõi sáu ngành công nghiệpthen chốt của tương lai là: công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông, côngnghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, côngnghệ kỹ thuật hàng không-vũ trụ mới, và công nghệ kỹ thuật bảo vệ môitrường, người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của một nền kinh tế hoạt độngtheo một công thức khác hẳn về bản chất so với công thức của nền kinh tếhàng hóa mà loài người từng biết Hoạt động của nền kinh tế hàng hóa- dù

đó là kinh tế thị trường hay kinh tế kế hoạch- đều tuân theo công thức nổitiếng: Tiền - Hàng - Tiền Trong khi đó, nền kinh tế mới xuất hiện lại hoạtđộng theo công thức: Tiền- Tri thức- Tiền

Theo đánh giá chung của những học giả hàng đầu ở phương Tây thì ngàynay KTTT mới chỉ đang định hình ở 03 nước công nghiệp phát triển nhất là

Mỹ, Đức và Nhật bản Vì vậy chưa thể đưa ra được một định nghĩa hay mộtcông thức xác định thế nào là KTTT Thông qua việc nghiên cứu sáu ngànhcông nghiệp then chốt đã nói ở trên, người ta chỉ có thể ghi nhận được một

số đặc trưng cơ bản nhất- cần chứ chưa phải đã đủ- của nền kinh tế mới nàynhư sau:

- Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ vàrất linh hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học tronghàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin

Trang 11

học và truyền thông Sản phẩm của những xí nghiệp này lànhững sản phẩm "thông minh" Đó là những sản phẩm không chỉchứa một hàm lượng thông tin cao, mà còn cả một hàm lượng trithức cao hơn hẳn sản phẩm công nghiệp cổ điển, khiến cho nó

có khả năng sử dụng, chế biến thông tin, đáp ứng nhu cầu riêngcủa khách hàng

- Các công nghệ mới đang làm thay đổi triệt để qúa trình sảnxuất và cơ cấu sản phẩm Chẳng hạn, kỹ thuật Gen bắt đầu thayđổi một cách căn bản qúa trình sản xuất, sản phẩm và cơ cấu sảnphẩm trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệp hóa chất.Tương tự như vậy, công nghệ sản xuất vật liệu mới cũng thayđổi một cách sâu sắc sản phẩm của công nghiệp sản xuất vậtliệu cổ điển Ví dụ: Sứ có tính năng đặc biệt đã được dùng trongcông nghiệp sản xuất ô tô Trong tương lai không xa sẽ xuấthiện động cơ bằng sứ chịu được nhiệt độ cao hơn hẳn thế hệđộng cơ hiện tại và vì vậy sẽ tiết kiệm nhiều nhiên liệu hơn.Hay những vật liệu siêu tinh khiết mới cho công nghiệp sản xuất

vi mạch điện tử, v.v

- Vốn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như xâydựng nhà máy sản xuất trong nền KTTT là hết sức lớn Để cóthể hoàn vốn đầu tư, sản phẩm phải được sản xuất với số lượnglớn tối đa Không những thế, doanh nghiệp trong KTTT phảibằng mọi cách hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất trước khi sảnphẩm thế hệ mới của công ty khác được tung ra thị trường, đây

là điều xẩy ra rất nhanh trong KTTT Thị trường của các doanhnghiệp trong nền KTTT vì vậy phải là thị trường toàn cầu Rõràng là chỉ có không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được nhữngđiều kiện cạnh tranh gay gắt này Và cũng sẽ chỉ có một vàiquốc gia đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn kinhdoanh tòan cầu, cũng như giữ ổn định môi trường luật pháp-xã

Trang 12

hội-chính trị để các công ty này không chuyển trụ sở sang nướckhác.

Như vậy, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ nhất để trả lời câu hỏi "KTTT làgì?" như sau: KTTT là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tếhàng hóa tư bản, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiềnđược thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của Tri thứcđược thể hiện qua các mặt sau đây:

- Hàm lượng Tri thức trong qúa trình sản xuất phải chiếm phầnquyết định Theo nhiều học giả thì hàm lượng này phải chiếm ítnhất là từ 60 đến 65% giá thành sản xuất và ít nhất là 35% giá trịsản phẩm (Các con số này trong một số ngành công nghiệp thenchốt ở Đức hiện nay trung bình là 60 và 30%, ở Hoa Kỳ là 62 và35%) Hàng hóa trong KTTT là Tri thức

- Trong KTTT, Tri thức vừa được sử dụng để quản lý, điềukhiển, tham gia vào qúa trình sản xuất như công cụ sản xuất, vừatrực tiếp là thành tố trong sản phẩm như nguyên liệu sản xuất Vìvậy, ngoài vai trò là hàng hóa trong KTTT, Tri thức- khác vớihàng hóa trong kinh tế hàng hóa- cũng là tư liệu sản xuất Tríthức để xử lý tri thức, để làm ra tri thức, tri thức quản lý điềuhành cũng trở thành hàng hóa và đó là những thứ hàng hóađược sản xuất không theo qúa trình sản xuất quen thuộc trongnền Kinh tế Hàng hóa Chưa bao giờ Hàng hóa của một nềnKinh tế lại đồng thời giữ nhiều vai trò quyết định khác nhau đếnvậy trong cả phương thức sản xuất lẫn quan hệ sản xuất nhưHàng hóa Tri thức trong nền Kinh tế Tri thức

- Sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học và truyềnthông rút ngắn càng ngày càng nhanh thời gian chọn lọc, đánhgiá, sử dụng và sáng tạo thông tin, khiến cho giá trị sử dụng trithức cũng bị rút ngắn lại nhanh chóng Một tri thức hôm nay có

Ngày đăng: 19/03/2013, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w