Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -3 pot

7 207 0
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -3 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 3 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Mặc dù đề cao những mặt “vượt trội” của chủ nghĩa hình thức so với các lý thuyết văn học truyền thống, nhưng Jauss cũng công nhận rằng người ta đã “chỉ ra khá đủ những yếu kém của lý thuyết tiến hóa của chủ nghĩa hình thức”. Và từ góc nhìn của mỹ học tiếp nhận ông càng nhận ra những yếu kém đó. Theo ông “việc mô tả sự tiến triển của văn học như là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cái mới với cái cũ hay như là sự thay đổi của sự qui tắc hóa và tự động hóa các hình thức đã rút ngắn tính chất lịch sử của văn học vào sự cập nhật hóa một chiều kích của những thay đổi của nó và giới hạn sự nhận hiểu lịch sử vào sự cảm nhận nó. Những thay đổi của dãy văn học ngược lại chỉ trở thành hệ quả lịch sử nếu sự đối lập giữa hình thức cũ và hình thức mới cũng cho phép nhận ra sự trung giới đặc trưng của chúng”(219). Jauss phê phán quan niệm đồng nhất sự nhận hiểu lịch sử với sự cảm nhận, sự tri giác, sự nhận biết gần như trực tiếp tác phẩm của chủ nghĩa hình thức, tức tác phẩm nghệ thuật sẽ được nhận biết trên cái nền của những tác phẩm khác. Ngược lại, với mỹ học tiếp nhận của Jauss, sự hiểu mang tính lịch sử về tác phẩm phải được trung giới qua tầm đón đợi của kinh nghiệm văn học, và tính chất nghệ thuật của tác phẩm có thể không được nhận biết trong tầm xuất hiện đầu tiên của nó. Hơn thế, không hiếm khi do sự kháng cự lại sự đón đợi của công chúng đầu tiên của nó lớn đến mức làm cho nó phải trải qua một quá trình tiếp nhận lâu dài mới lấy được cái mà trong tầm đầu tiên đã không được đón nhận. Và cũng có khi ý nghĩa tiềm tàng của một tác phẩm chỉ được phát hiện ra nhờ việc cập nhật hóa một hình thức mới hơn của sự “tiến triển văn học” làm đạt được tầm đón đợi cho phép tìm thấy con đường nhận hiểu cái hình thức đã không được hiểu đúng. Đó là khoảng cách khả biến giữa sự nhận biết thực tế đầu tiên và những ý nghĩa tiềm tàng của tác phẩm (193). Sự trung giới đó theo mỹ học tiếp nhận của Jauss bao quát bước tiến từ hình thức cũ sang hình thức mới trong sự tương tác của tác phẩm và sự tiếp nhận (công chúng, nhà phê bình, người sản xuất mới) cũng như sự kiện quá khứ và sự tiếp nhận liên tiếp. Về mặt phương pháp, nó có thể được nắm bắt trong vấn đề hình thức cũng như nội dung “vấn đề mà mỗi một tác phẩm nghệ thuật đặt ra và để lại cho “những giải pháp” có thể có sau đó với tính cách là tầm đón đợi” (H. Blumenberg). Như vậy, mỗi tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể đặt ra và giải quyết những vấn đề nào đó thông qua sự trung giới của nhà phê bình và nhà văn. Cho nên theo Jauss “để nhận biết vấn đề còn để lại sau mà tác phẩm mới trong dãy lịch sử là câu trả lời người giải thích phải đưa kinh nghiệm riêng của mình vào bởi vì tầm quá khứ của hình thức cũ và mới, vấn đề và giải pháp chỉ có thể được nhận biết trở lại trong sự trung giới liên tục ở tầm hiện tại của tác phẩm được tiếp nhận. Lịch sử văn học với tính cách là sự “tiến hóa văn học” phải đặt tiến trình lịch sử của sự tiếp nhận và sản xuất thẩm mỹ cho đến tận thời hiện tại của người quan sát làm điều kiện cho sự trung giới mọi đối lập về hình thức hay chất lượng khác biệt” (192). Như trên đã lưu ý đến, phương pháp phân tích lịch sử tiếp nhận này - mà nhất thiết đòi hỏi phải xuất phát từ lập trường hiện tại của người quan sát - đã được Jauss vận dụng trong bài nghiên cứu Iphigenie của Racine và của Goethe. Ở đó dựa vào phân tích phê phán đối với lịch sử tiếp nhận Iphigenie của Goethe ở Đức, Jauss muốn tìm xem “có những sự cắt nghĩa nào đã chồng chất lên cái nghĩa ban đầu của Iphigenie của Goethe” và “liệu cái nghĩa “nguyên thủy” – nói chính xác hơn cái nghĩa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tác phẩm của Goethe hay cái nghĩa được những người đương thời với ông tri nhận – có thể còn có hoặc lại có một ý nghĩa nào đó đối với thời đại chúng ta hôm nay” (18) . Tất nhiên như vậy ở đây không thể xa rời nguyên tắc đối thoại giữa tác phẩm quá khứ và người tiếp nhận ngày nay, trong đó có cả người sáng tác. Sự đối thoại này theo mỹ học tiếp nhận luôn luôn diễn ra trong lịch sử, tạo nên lịch sử tiếp nhận của tác phẩm, đưa đến sự hội tụ của văn bản và tiếp nhận. Sự tiếp nhận ấy luôn thay đổi do sự thay đổi của kinh nghiệm thẩm mỹ của các thế hệ công chúng khác nhau. Sự quan tâm đặt vấn đề của Jauss đối với tác phẩm của Goethe là nhằm vào một mục đích giải thích học, “đó là tái tạo lại tầm hỏi và đáp từ sự biến đổi của những sự cụ thể hóa Iphigenie. Nó chẳng những qui định quá trình tiếp nhận của việc hiểu luôn luôn thay đổi mà còn về phương diện sản xuất luôn luôn thúc đẩy để biến sự không đầy đủ trong cách giải quyết của những người tiền bối thành một hình dạng văn học mới hay “câu trả lời mới” (19) . Sự giải thích trên của Jauss về cách phân tích lịch sử tiếp nhận Iphigenie là biểu hiện cụ thể của phương pháp biên soạn lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận. Phương pháp này gắn liền với quan niệm của Jauss cho rằng “cái mới không chỉ là một phạm trù thẩm mỹ” mà “cái mới cũng còn trở thành phạm trù lịch sử nếu việc phân tích văn học theo lịch đại được tiếp tục đẩy tới vấn đề là những yếu tố lịch sử nào đích thực là những yếu tố làm cho cái mới của một hiện tượng văn học trở thành mới, ở mức độ nào cái mới này trong giờ phút lịch sử của sự xuất hiện của nó đã có thể được nhận biết, khoảng cách nào, con đường nào hay đường vòng nào của sự nhận hiểu mà sự chuộc lại nội dung của nó đòi hỏi phải có. Và liệu thời điểm của sự cập nhật hóa hoàn toàn của nó có sức mạnh tác động đến mức có thể làm thay đổi tầm nhìn vào cái cũ và như vậy thay đổi sự quy tắc hóa quá khứ văn học” (193-194). Tuy nhiên lịch sử văn học theo Jauss lại không thể chỉ được xem xét theo lịch đại. Nó còn nên được tìm hiểu cả trên bình diện đồng đại và ngành ngôn ngữ học chính là nơi đã cung cấp một thí dụ về việc “phân biệt và liên kết về mặt phương pháp giữa phân tích lịch đại và phân tích đồng đại”, hay như một số nhà lý luận Việt Nam thường gọi là “tiếp nhận dọc”, “tiếp nhận ngang” để nói đến phương pháp phân tích theo chiều dọc và theo chiều ngang. Vấn đề trong quan niệm của Jauss ở đây là “mối quan hệ chức năng giữa hiểu những tác phẩm mới và ý nghĩa của những tác phẩm cũ”, mà theo đó không phải là nói đến chức năng của di sản đối với văn học đời sau mà chủ yếu là nói đến việc “phát hiện ra hệ quy chiếu bao trùm trong văn học của một thời khắc lịch sử” nhờ vào sự “phân chia sự đa dạng khác loại của những tác phẩm đồng thời thành những cấu trúc tương đương, đối lập và theo thứ bậc” qua một nhát cắt ngang, nhát cắt đồng đại. Cứ tiếp tục những nhát cắt như vậy và xây dựng chúng “sao cho thể hiện được theo lịch sử sự biến đổi cấu trúc văn học trong những thời điểm tạo thời đại của nó” thì từ đó có thể “phát triển nguyên tắc trình bày của một lịch sử văn học mới” (194-195). Không chỉ đề nghị vận dụng những kết quả của ngành ngôn ngữ học hiện đại trong việc phân biệt và liên kết giữa phân tích lịch đại và phân tích đồng đại, Jauss còn gợi ý tiếp thu quan điểm của Siegfried Kracauer trong việc phê phán cách biên soạn lịch sử theo lịch đại cũng như trong việc đề xuất lối xem xét lịch sử theo đồng đại. Theo đó lối viết lịch sử phổ quát đã làm cho người ta có thể nắm bắt các sự kiện của mọi lĩnh vực đời sống trong môi trường thuần nhất của thời kỳ niên đại như là một quá trình thống nhất, bền chắc trong mọi thời khắc lịch sử. Đó là một nhận thức vốn lệ thuộc vào khái niệm tinh thần khách quan của Hegel mà xuất phát điểm là quan niệm cho rằng tất cả những gì xảy ra đồng thời đều có cùng một ý nghĩa của giây phút lịch sử ấy, và vì thế đã không nhận thấy được tính chất không đồng thời thật sự của cái đồng thời. Với các nhà nghiên cứu lịch sử phổ quát thì sự đa dạng của các sự kiện của một thời khắc lịch sử được hiểu là những biểu hiện khác nhau của một nội dung thống nhất. Ngược lại đối với người nghiên cứu quan tâm đến tính lịch sử riêng của văn học như Jauss thì sự đa dạng ấy được giải thích là bắt nguồn từ những thời điểm của những khúc quanh thời đại hoàn toàn khác nhau, bị chi phối bởi tính quy luật riêng của nó cũng như bởi sự giao thoa của các lịch sử riêng khác nhau của nghệ thuật, của lịch sử pháp lý, của lịch sử kinh tế, của lịch sử chính trị, v.v (195) Quan niệm trên của Kracauer về “sự cùng tồn tại của cái đồng thời và cái không đồng thời” theo Jauss đã “làm cho có thể nhận thấy rõ sự cần thiết và cả khả năng phát hiện chiều kích lịch sử của các hiện tượng văn học trong các nhát cắt đồng đại”. Jauss nhận xét rằng sự hư cấu theo niên đại học về cái khoảnh khắc in đậm dấu ấn vào tất cả các hiện tượng đồng thời không phù hợp bao nhiêu với tính lịch sử của văn học giống như sự hư cấu theo hình thái học vậy. Jauss nói đến “tính lịch sử của văn học xuất hiện ngay ở điểm cắt của đồng đại và lịch đại” (196). Song nhìn kỹ thêm thì ông vẫn chú ý nhiều hơn đến cái đồng đại, quan tâm hơn đến việc “nắm bắt tầm văn học của một thời khắc lịch sử nhất định như là một hệ thống đồng đại, trên đó văn học xuất hiện đồng thời có thể được tiếp nhận theo lịch đại trong các tương quan của sự không đồng thời”. Tức là khi đó tác phẩm sẽ được tiếp nhận là “cập thời hay không cập thời, là thời thượng, là hôm qua hay lưu niên, là đến sớm hay đến muộn”. Sự phong phú của những hiện tượng văn học xuất hiện đồng thời, nếu xem xét theo mỹ học sản xuất, được phân ra thành sự đa dạng khác chất của sự không đồng thời, tức là những tác phẩm chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau của thời kỳ hình thành của thể loại của chúng giống như bầu trời sao chúng ta nhận thấy là hiện tại thì đối với nhà thiên văn học lại tách ra thành những điểm sáng của những thời kỳ xa xôi khác nhau. Còn nếu nhìn theo mỹ học tiếp nhận thì - đối với công chúng đang cảm nhận và liên hệ chúng với nhau như là những tác phẩm của thời hiện tại của họ - chúng lại “liên kết lại với nhau thành một thể thống nhất của một tầm chung, có tính chất tạo nghĩa của những đón đợi, hồi tưởng và dự đoán văn học” (187). Tuy Jauss quan tâm nhiều đến nhát cắt đồng đại trong lịch sử văn học nhưng ông lại quan niệm rằng trong cái đồng đại luôn luôn tồn tại cái lịch đại. Như vậy với Jauss “mỗi một hệ thống đồng đại phải hàm chứa quá khứ của nó và tương lai của nó như là những yếu tố cấu trúc không tách rời ra được”, do đó “mỗi một nhát cắt đồng đại qua sản xuất văn học của một thời điểm lịch sử tất yếu phải kéo theo những nhát cắt tiếp theo trong cái trước đó và cái sau đó của chiều lịch đại” (187). . Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 3 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Mặc dù đề cao những mặt. được nhận biết trở lại trong sự trung giới liên tục ở tầm hiện tại của tác phẩm được tiếp nhận. Lịch sử văn học với tính cách là sự “tiến hóa văn học phải đặt tiến trình lịch sử của sự tiếp nhận. dạng văn học mới hay “câu trả lời mới” (19) . Sự giải thích trên của Jauss về cách phân tích lịch sử tiếp nhận Iphigenie là biểu hiện cụ thể của phương pháp biên soạn lịch sử văn học theo mỹ học

Ngày đăng: 02/08/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan