1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận ppsx

6 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 192,91 KB

Nội dung

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận Nếu như ở cực này Theodor Adorno, người đại diện hàng đầu của trường phái Frankfurt (Frankfurter Schule) tuyên bố rằng “sự nội tại của xã hội trong tác phẩm là mối quan hệ cơ bản của nghệ thuật chứ không phải sự nội tại của nghệ thuật trong xã hội” (22) , lịch sử tác động của tác phẩm đối lập với nhận thức về sự biểu lộ xã hội của nghệ thuật thì Hans Robert Jauss, người đại diện tiêu biểu cho trường phái mỹ học tiếp nhận Konstanz (Konstanzer Schule) lại gần như quả quyết điều ngược lại. Cả hai đều là những lập trường cực đoan, điều mà người ta không khó bắt gặp ở nhiều trường phái lý luận văn học phương Tây và dường như điều đó mới tạo được cơ sở cho sự lập thuyết! Tất nhiên cả hai quan niệm đều có hạt nhân hợp lý của nó nếu như không tuyệt đối hoá một cách phiến diện, và Jauss không sai khi khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự tác động của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung trong đời sống xã hội. Ông chỉ không đúng khi dứt khoát quả quyết rằng “năng lực đặc trưng của văn học trong đời sống xã hội phải tìm ở chính cái nơi mà văn học không hoà nhập vào trong chức năng của một nghệ thuật miêu tả”. Jauss cho rằng lịch sử văn học không nên “miêu tả một lần nữa một cách giản đơn tiến trình lịch sử chung trong sự phản chiếu của những tác phẩm của nó mà là phát hiện ra trong tiến trình của sự “tiến hoá văn học” cái chức năng kiến tạo xã hội trong ý nghĩa đích thực của chức năng này, cái chức năng được dành cho văn học đang cạnh tranh với các nghệ thuật và các lực lượng xã hội khác trong cuộc giải phóng con người ra khỏi những trói buộc tự nhiên, tôn giáo và xã hội” (207). Văn học theo đó đã được trao một nhiệm vụ lớn lao mặc dù không được rõ ràng và có phần ảo tưởng bởi vì không phải không có những tác phẩm văn học được coi là có giá trị cách tân trong nghệ thuật nhưng không góp phần gì vào việc giải phóng ấy nếu không muốn nói có khi còn ngược lại, và như thế không thể có ý nghĩa lịch sử. Không chỉ dựa vào khái niệm “tầm đón đợi” được vay mượn từ Karl Mannheim và được phát triển cho lĩnh vực văn học để giải thích “lịch sử văn học”, Jauss còn dựa vào quan niệm “tầm của những đón đợi” của Karl R. Popper trong bài viết Những quy luật tự nhiên và các hệ thống lý thuyết của ông này để làm cơ sở so sánh cho sự tìm tòi của ông “nhằm xác định sự đóng góp đặc trưng của văn học trong tiến trình chung của sự hình thành kinh nghiệm và để khu biệt với những hình thức khác của thái độ ứng xử xã hội” cũng như nhằm “làm sáng rõ chức năng đặc thù của văn học” (201). Chức năng đặc thù này của văn học được Jauss xác định một cách cụ thể bằng việc cho rằng “kinh nghiệm của người đọc có thể giải thoát anh ta ra khỏi những sự thích ứng, những định kiến và những tình trạng ràng buộc của thực tiễn sống của anh ta bằng cách nó đòi hỏi anh ta phải đi tới sự nhận biết mới các sự việc”. Sự “giải thoát” này nếu có thì chắc cũng chỉ có thể xảy ra trong tư tưởng, trong nhận thức với ý nghĩa như là một sự thắng lợi tinh thần. Nó có thể đưa lại những lợi ích nhất định cho người đọc và làm nên giá trị nào đó cho văn học, đúng như quan niệm của Jauss khi ông cho rằng nó “còn tiên đoán cái khả năng không được thực hiện, mở rộng sân chơi bị giới hạn của thái độ ứng xử xã hội đến những mong ước, những đòi hỏi và mục đích mới và như thế mở ra những con đường cho kinh nghiệm tương lai” (202). Sự giải thoát ấy cũng có thể xảy ra trong thực tế, cũng có thể được thực hiện trong những điều kiện xã hội nhất định, nơi mà những chức năng đích thực, chân chính của văn học được tạo những điều kiện thuận lợi. Nói chung sự xác định một chức năng văn học theo cách trình bày của Jauss là một cố gắng lý luận của ông. Nó phần nào giúp ông thoát ra khỏi quan niệm văn học tự trị và nội tại. Nó hoàn toàn có thể được chấp nhận nếu như Jauss không đề cao duy nhất chức năng này, không cực đoan và phiến diện để loại bỏ các chức năng khác cũng như loại bỏ lịch sử chung ra khỏi văn học và lịch sử văn học. Và trong chiều hướng ấy, Jauss cũng đã nhầm lẫn trong nhận thức về lý luận văn học mácxít khi cùng nhận định là “chủ nghĩa cấu trúc văn học cũng như trước nó khoa học văn học mácxit và khoa học văn học của chủ nghĩa hình thức không đặt vấn đề là văn học “tự nó ngược lại đã cùng tạo nên quan niệm về xã hội, mà đó là cái tiền đề của nó” (200). Chứng minh điều ngược lại đối với sự quả quyết trên về lý luận văn học mácxit quả không khó. Vì nó quá rõ ràng trong lý luận văn học đó nên ở đây có lẽ không cần thiết trình bày lại những ý kiến của nó có liên quan đến chức năng này. Ngoài ra, Jauss cũng không đúng khi phê phán rằng lý luận văn học mácxit “phủ nhận” là “nghệ thuật cũng như các hình thức ý thức tương ứng như đạo đức, tôn giáo hay siêu hình học có một lịch sử riêng” (155). Cũng không cần phải đi vào nêu các ý kiến cụ thể mà chỉ cần nói chung rằng lý luận này chỉ không cho rằng nghệ thuật có một “lịch sử riêng”, có một sự độc lập tuyệt đối mà chỉ có một “lịch sử riêng” tương đối đối với lịch sử chung, một sự độc lập tương đối đối với tồn tại xã hội và nó luôn tác động trở lại ý thức xã hội. Bên trên chúng tôi đã cố gắng trình bày tương đối chi tiết về những ý kiến của Jauss trong các luận điểm của ông về một “lịch sử văn học đổi mới”, một lịch sử văn học trên cơ sở lịch sử tiếp nhận, một “lịch sử văn học của người đọc”. So với các phương pháp viết lịch sử văn học trước đó, đây quả là một sự thay đổi triệt để, một sự quay ngược lại với những gì đã có, thay thế nó bằng cách viết lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận và mỹ học tác động, tức là không bắt đầu ở đoạn đầu mà bắt đầu ở đoạn cuối của tiến trình văn học. Người ta đã nói rất đúng rằng Jauss đã đóng yên cương ngựa cho tiến trình văn học không phải ở đầu mà là ở đuôi ngựa. Sự hy vọng “thay đổi khuôn mẫu” mà Jauss đã rất mong muốn thực hiện trong lịch sử văn học bằng cách dịch chuyển thuật ngữ “sự thay đổi khuôn mẫu” (Paradigmawechsel) mà Thomas Kuhn dùng để nghiên cứu trong khoa học tự nhiên vào khoa học xã hội đã không thành công. Manfred Naumann cho rằng ông “hoài nghi” sự dự đoán về một “buổi bình minh của một sự “thay đổi khuôn mẫu” khoa học như vừa mới đây người ta dự đoán và cũng hết sức hy vọng”. Ông quả quyết rằng “chẳng thấy rõ lắm một sự thay đổi khuôn mẫu hơn là sự dao động của một con lắc” (23) . Nhiều nhà nghiên cứu văn học cùng thời với Jauss ở Tây Đức lúc bấy giờ cũng hoài nghi không kém về khả năng của phương pháp viết lịch sử văn học dựa trên lịch sử tiếp nhận mà chủ yếu dựa vào khái niệm tầm đón đợi và việc tái lập tầm đón đợi đó một cách khách quan. Không ít ý kiến tỏ ra quan ngại về đề xuất của Jauss, mà rõ ràng là ở cả hai lĩnh vực lý thuyết và thực tiễn vận dụng. Karl Robert Mandelkow – một chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tác động và lịch sử tiếp nhận mà lần trước chúng tôi đã trích dẫn ý kiến của ông, cho rằng lịch sử tiếp nhận không chỉ là lịch sử tiếp nhận của một tác phẩm mà còn đồng thời và luôn luôn là lịch sử của chính nó, tức là “lịch sử tiếp nhận của lịch sử tiếp nhận”, và rằng sự tuyệt đối hoá mô hình mỹ học tiếp nhận sẽ dẫn đến “nguy cơ chạy trốn vào lối xem xét theo lịch sử tác động”, tức là việc thu thập những bằng chứng tiếp nhận lịch sử và sự tác động đã bị tương đối hoá của những đánh giá có thể có “dễ biến thành một thứ không lập trường” (24) . Phê bình đề xuất của Jauss về một “Lịch sử văn học như là lịch sử tiếp nhận”, Horst Albert Glaser chỉ ra rằng đề xuất này chỉ tìm cách hiểu văn học từ phương diện tiếp nhận có tính cách phiến diện và việc diễn đạt khác đi khái niệm “văn cảnh lịch sử của văn học” thành khái niệm “tầm đón đợi” của trình độ văn học không đưa lại được kết quả gì. Mỹ học tiếp nhận không dính dáng trở lại với lịch sử văn học bằng việc nhờ vào trình độ văn học của người đọc (25) . Đó là trên phương diện lý thuyết. Còn trên phương diện thực tiễn người ta cũng chỉ ra rằng nếu như trên lĩnh vực nghiên cứu tiếp nhận thực nghiệm đã có những kết quả nhất định với việc vận dụng khoa học giao tiếp, xã hội học, điều tra dư luận, v.v thì ngược lại trên lĩnh vực mỹ học tiếp nhận mới chỉ có một số kết quả riêng lẻ và đặc biệt cho đến nay một bộ lịch sử văn học dựa trên lịch sử tiếp nhận vẫn chưa thấy lộ diện. Những khó khăn về mặt tư liệu tiếp nhận lịch sử cũng là một vấn đề không nhỏ, nếu như phải viết một bộ lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận, theo lịch sử tiếp nhận. Cuối cùng lại thì một nhận định bao quát có thể nêu ra là lịch sử văn học không thể chỉ được viết căn cứ vào lịch sử tiếp nhận và lịch sử tác động mà cần bao hàm cả lịch sử sáng tác nữa. Và điều này cũng đã được Jauss phần nào nhận ra khi thừa nhận về “tính chất bộ phận của mỹ học tiếp nhận” (26) . Dù việc phối hợp giữa lịch sử sáng tác và lịch sử tiếp nhận vẫn còn rất khó khăn và phức tạp trong việc viết lịch sử văn học, thì cũng cần nhận thấy rằng lịch sử tiếp nhận vẫn có giá trị nhất định của nó nếu như tiến trình nghiên cứu không thuần tuý có tính chất chung chung, nội tại trong văn học, chỉ dựa vào người đọc lý tưởng mà được đặt trên thực tế của người đọc hiện thực, dựa trên công chúng phân biệt về mặt xã hội, văn hoá, tư tưởng, giới tính, v.v Điều đó nói lên rằng việc nghiên cứu người đọc, nghiên cứu tiếp nhận đã giúp cho nhận thức được yếu tố xã hội thâm nhập sâu vào trong văn học từ một phương diện khác nữa và làm cho mối quan hệ của tác phẩm với xã hội trở nên rõ rệt cũng như lịch sử tiếp nhận cũng có giá trị lịch sử văn học nhất định của nó. Và lịch sử tiếp nhận vẫn có thể và nên được viết về từng tác giả, tác phẩm, từng trào lưu, trường phái hay thể loại và giai đoạn văn học nào đó với một lý luận và một phương pháp khoa học thích hợp. Nó góp phần hiểu rõ hơn về các tác giả, tác phẩm, trào lưu, trường phái và không gian văn học ấy, v.v Ở đây trên một phương diện nhất định phải ghi nhận có sự đóng góp khơi gợi của Hans Robert Jauss như một cú hích, một đề xuất mạnh bạo tạo điều kiện nhận thấy và nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực tiếp nhận văn học trong tiến trình văn học và việc nghiên cứu tiếp nhận trong lý luận và thực tiễn nghiên cứu văn học. Cuối cùng cần nói thêm rằng với mỹ học tiếp nhận của Jauss mà chủ yếu là trong công trình quan trọng Lịch sử văn họccủa ông, bài viết của chúng tôi cũng chưa nêu được hết những vấn đề cần đề cập. Hi vọng sẽ có những bài viết khác để bổ sung . về một lịch sử văn học đổi mới”, một lịch sử văn học trên cơ sở lịch sử tiếp nhận, một lịch sử văn học của người đọc”. So với các phương pháp viết lịch sử văn học trước đó, đây quả là một. sử tiếp nhận vẫn chưa thấy lộ diện. Những khó khăn về mặt tư liệu tiếp nhận lịch sử cũng là một vấn đề không nhỏ, nếu như phải viết một bộ lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận, theo lịch sử. sử tiếp nhận của một tác phẩm mà còn đồng thời và luôn luôn là lịch sử của chính nó, tức là lịch sử tiếp nhận của lịch sử tiếp nhận , và rằng sự tuyệt đối hoá mô hình mỹ học tiếp nhận sẽ dẫn

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN