1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thức pps

5 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 199,1 KB

Nội dung

Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thức Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạng bệnh giới trí thức thường mắc phải. Là giảng viên một trường đại học lớn, ông A. được nhiều sinh viên và đồng nghiệp quý mến bởi sự nhiệt thành, hết lòng với nghề. Ông dành hầu như trọn thời gian cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhưng gần đây, mọi người bắt đầu mệt mỏi vì ông… nhiệt tình quá mức, luôn hăng hái với những công việc không phải của mình, nói huyên thuyên và cho rằng mình có rất nhiều sáng kiến “làm nhân loại phải ngạc nhiên”. Dù vậy, đồng nghiệp và gia đình cũng không mấy quan tâm, chỉ nghĩ đơn giản rằng ông quá hưng phấn với công việc. Đến một ngày, đưa ông đi khám để trị chứng mất ngủ, người nhà mới ngã ngửa vì kết luận của bác sĩ (BS): “rối loạn hưng cảm” và “hoang tưởng tự cao”. Đó là hệ quả của tình trạng stress kéo dài do ông quá “yêu” công việc. Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM Bệnh do lối sống Một phụ nữ đến khóc với BS tâm thần, nhờ giúp chồng bà, vì dạo gần đây ông có nhiều biểu hiện rất kỳ lạ. Có lần, ông nói với vợ con là nhiều đồng nghiệp muốn hại mình, rồi lại nói với đồng nghiệp… vợ con muốn hại ông. Ông cũng thường xuyên nói lảm nhảm một mình, đêm hầu như không ngủ mà đi lang thang trong nhà, sẵn sàng nổi nóng và gây gổ với bất kỳ ai. Bà khuyên ông đi khám, ông mắng té tát và cho rằng “không BS nào đủ trình độ để khám cho tôi” vì ông vốn là một tiến sĩ, trưởng khoa của một trường đại học danh tiếng tại TPHCM! Theo lời kể của người vợ, vị tiến sĩ ấy có lối sống không điều độ. Ông có thể lao vào công việc bất kể giờ giấc, thường xuyên bỏ ăn, bỏ ngủ. Thời gian còn lại, ông sa vào tiệc tùng thâu đêm và đã nghiện rượu nặng. “Làm việc quá sức và lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, các loại ma túy… là hai nguyên nhân rất dễ dẫn đến các rối loạn tâm thần, mà vị tiến sĩ kia lại có cả hai”. Thạc sĩ – BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TPHCM, người trực tiếp theo dõi bệnh nhân trên, cho biết. Theo BS Quang, những biểu hiện như nói lảm nhảm, lẫn, hoang tưởng có người hãm hại, tính khí thất thường, dễ kích động… là những biểu hiện rõ của bệnh tâm thần, cần được điều trị gấp. Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần TPHCM tư vấn và điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Anh Thư BS Nguyễn Ngọc Quang nhận định: “Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thuộc giới trí thức mắc phải các rối loạn tâm thần tăng dần từ hơn hai thập kỷ nay. Thông thường, nguyên nhân của bệnh là do những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, nhịp sống, lối sống…”. Còn BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM, phân tích: “Trí thức làm việc bằng đầu óc. Khi trí óc bị “ép” làm việc quá khả năng sẽ dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng kéo dài gây ra các rối loạn tâm thần”. Theo các BS chuyên khoa, chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạng bệnh mà giới trí thức thường mắc phải. Mất khả năng đề kháng “Những trí thức làm việc căng thẳng thường trở nên “nhạy cảm” hơn, ít có khả năng đề kháng khi đối mặt với các sang chấn tâm lý” - BS Trịnh Tất Thắng nhấn mạnh. “Tôi vừa điều trị cho một giám đốc công ty xây dựng và một giám đốc kinh doanh trong ngành cao su. Thị trường nhà đất hạ nhiệt, giá cao su giảm, công ty thua lỗ…, hai vị giám đốc rơi vào trạng thái trầm cảm rất nặng, có người từng uống thuốc tự tử” - BS Thắng nói. Sự mất đề kháng này cũng khiến nhiều trí thức khác rơi vào những bất ổn tâm thần vì các biến cố mà hầu hết mọi người có thể vượt qua được. BS Nguyễn Ngọc Quang cho biết có người tìm đến ông chỉ vì các bất ổn trong quan hệ đồng nghiệp hay bị cấp trên khiển trách. Theo BS Trịnh Tất Thắng: “Đã từng có những bệnh nhân học rộng, có địa vị xã hội cao phải nhập viện sau khi cha mẹ mất, người yêu bỏ…”. Sự thất bại trong kinh doanh, các sang chấn trong tình cảm như “giọt nước tràn ly”, tác động mạnh vào đầu óc vốn đã “căng như dây đàn” của những người trí thức thường xuyên bị căng thẳng kéo dài này. Cần nghỉ ngơi đúng cách Theo các BS tâm thần, những người làm việc trí óc rất cần sự tách bạch giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. BS Nguyễn Ngọc Quang lưu ý: “Cách nghỉ ngơi cũng cần hợp lý. Tốt nhất là nên ngủ đủ, tham gia các sinh hoạt cùng gia đình, bạn bè, chơi thể thao… Có người cùng bạn bè tiệc tùng sau giờ làm nhưng lại đem công việc, những hợp đồng làm ăn… giải quyết ngay tại bàn nhậu. Nếu cứ giữ khư khư công việc bên mình mọi lúc mọi nơi như thế, căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, thói quen giải tỏa căng thẳng bằng một điếu thuốc, vài ly bia… sẽ “hỗ trợ” các rối loạn tâm lý nếu bị lạm dụng vì các chất kích thích thần kinh cũng là nguyên nhân của nhiều dạng bệnh tâm thần”. Theo Người Lao động . Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thức Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạng bệnh giới trí thức thường. Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM, phân tích: Trí thức làm việc bằng đầu óc. Khi trí óc bị “ép” làm việc quá khả năng sẽ dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng kéo dài gây ra các rối loạn tâm thần thường, dễ kích động… là những biểu hiện rõ của bệnh tâm thần, cần được điều trị gấp. Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần TPHCM tư vấn và điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Anh Thư BS Nguyễn Ngọc Quang nhận

Ngày đăng: 02/08/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w