1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập" Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi" docx

53 715 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 555 KB

Nội dung

Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báocáo cột 3, 4 – số phát sinh kỳ này hoặc số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báocáocột 5, 6 – số

Trang 1

lý, sử dụng tài sản, kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng trong một kỳ nhất định.

1.1.2 Mục đích, yêu cầu của việc lập BCTC

Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong BCTC phải có sự thống nhất ởcác đơn vị HCSN và số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từcác số liệu của sổ kế toán

1.1.3 Nội dung của hệ thống BCTC

Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêutrong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị hành chính sựnghiệp.Trong quá trình hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các lĩnh vực mangtính đặc thù có thể bổ sung sửa chữa, chi tiết cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầuquản lý nhưng phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản

Trang 2

1.1.4 Công việc chuẩn bị trước khi lập BCTC

Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phản ánh đầy đủ, chínhxác, trung thực đúng với thực tế hoạt động của đơn vị, tránh trường hợp ghi trùng, ghi sai sốliệu, phản ánh không đúng tình hình hoạt động của đơn vị;

Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan;khóa sổ, kiểm tra, đối chiếu với số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa số liệucác sổ kế toán chi tiết với sổ kế toán tổng hợp tương ứng;

Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ kiểm kê tài sản quy định, điều chỉnh số liệutrên sổ kế toán phù hợp với số liệu kết quả kiểm kê, đảm bảo phản ánh trung thực số tài sảnhiện có;Chuẩn bị đầy đủ các bảng BCTC cần thiết cho việc lập BCTC theo quy định

1.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi BCTC

1.2.1 Trách nhiệm của đơn vị trong việc lập, nộp BCTC

Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I, II gọi là đơn vị cấptrên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là các đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán cấp III(nếu có) gọi là đơn vị kế toán trực thuộc Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo cáo quý,năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị kế toán cấp I quy định Các đơn vị kế toán cótrách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau:

Các đơn vị kế toán cấp dưới (cấp II, III) phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm vànộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kêđồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điềuchỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụchuyên môn của đơn vị

Các đơn vị kế toán cấp trên (cấp I, II) có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáoquyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập BCTC tổng hợp từ các BCTC năm của cácđơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc

1.2.2 Đối tượng áp dụng

Tất cả các đơn vị HCSN thụ hưởng ngân quỹ nhà nước, các tổ chức điều hành chươngtrình, dự án, các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các đơn vị hànhchính sự nghiệp gán thu bù chi, sự nghiệp kinh tế đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theođúng quy định của chế độ hiện hành

1.2.3 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

* Báo cáo tài chính:

Trang 3

- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng ngân sáchnhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm;

- Báo cáo tài chính của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nướcđược lập vào cuối kỳ kế toán năm;

- Đơn vị kế toán bị chia, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tại thời điểm

bị chia, sáp nhập, chấm dứt hoạt động

* Báo cáo quyết toán ngân sách:

Báo cáo quyết toán ngân sách lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế toánnăm khi đã được chỉnh lý, sửa đổi bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy địnhcủa pháp luật

1.2.4 Thời hạn nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

1.2.4.1 Báo cáo tài chính quý

- Đơn vị kết toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp III, thờihạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp III quy định;

- Đơn vị dự toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I và

cơ quan tài chính, kho bạc đồng cấp chậm nhất là 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị dự toán cấp II nộp báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tàichính, kho bạc đồng cấp chậm nhất là 15 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý ;

- Đơn vị dự toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, kho bạc đồng cấpchậm nhất là 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý ;

1.2.4.2 Báo cáo tài chính năm.

* Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:

- Đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơquan tài chính và cơ quan thống kê đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01/10 năm sau Thờihạn nộp của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể

- Đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách địa phương do UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương quy định cụ thể Thời hạn nộp của đơn vị dự toán cấp II, III do đơn vị

dự toán cấp I quy định cụ thể

* Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính, thống kê cùng cấpchậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

1.2.5 Thời hạn lập và nơi nhận báo cáo

Trang 4

* Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơsở:

Nơi nhậnTàichính(*)

Khobạc

Cấptrên

Quý,năm

6

F02-3bH

Bảng đối chiếu tình hình tạmứng và thanh toán tạm ứng kinhphí ngân sách tại KBNN

Quý,năm

năm

Ghi chú:

(*) Chỉ nộp báo cáo tài chính năm

Những đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp I, vừa là đơn vị dự toán cấp II nhận dự toánkinh phí trực tiếp từ thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND do cơ quan tài chính trựctiếp duyệt quyết toán thì báo cáo đó gửi cho cơ quan tài chính

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Kỳhạnlập

Nơi nhận báo cáoTài

chính

Khobạc

Cấptrên

Thốngkê

Trang 5

chi hoạt động sự nghiệp và hoạtđộng sản xuất, kinh doanh

3

B04/CT-H Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân

Lưu ý: - Đơn vị dự toán cấp II chỉ gửi báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I

- Đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính, thống kê, kho bạc

1.3 Nội dung và phương pháp lập các báo cáo tài chính:

1.3.1 Bảng cân đối tài khoản kế toán (Mẫu B01-H)

1.3.1.1 Khái niệm:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kinhphí và sử dụng kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động sựnghiệp của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

1.3.1.2 Cơ sở số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản:

Nguồn số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản là số liệu dòng khóa sổ trên Sổ cái cáctài khoản và sổ kế toán chi tiết các tài khoản

Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước

1.3.1.3 Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản

Số lệu ghi vào bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (cột 1, 2 – số dư đầukỳ), tại thời điểm cuối kỳ (cột 7, 8 số dư cuối kỳ), trong đó các tài khoản có số dư Nợ đượcphản ánh và cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”

Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báocáo (cột 3, 4 – số phát sinh kỳ này) hoặc số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báocáo(cột 5, 6 – số phát sinh lũy kế từ đầu năm), trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài

khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh Có được phản ánh vào cột “Có”

Cột A, B – số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp I mà đơn vị đang sửdụng và một số tài khoản cấp II, III cần phân tích

Cột 1, 2 – số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (số dư đầu kỳ báocáo) Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu tháng của tháng đầu kỳtrên sổ cái hoặc căn cứ vào phần “số dư cuối kỳ” của bảng cân đối tài khoản kỳ trước

Cột 3, 4, 5, 6 – Phản ánh số phát sinh

Trang 6

Cột 3, 4 – Số phát sinh kỳ này: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh cócủa các tài khoản trong kỳ báo cáo Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộngphát sinh lũy kế từ đầu kỳ” của từng tài khoản tương ứng trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.

Cột 5, 6 – Số phát sinh lũy kế từ đầu năm: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng sốphát sinh có của các tài khoản từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

Cột 5 của báo cáo kỳ này = Cột 5 của báo cáo này kỳ trước + cột 3 của báo cáo này kỳ này.Cột 6 của báo cáo kỳ này = Cột 6 của báo cáo này kỳ trước + cột 4 của báo cáo này kỳ này.( Đối với báo cáo quý I hàng năm thì cột 3 = cột 5; cột 4 = cột 6.)

Cột 7, 8 – Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, số liệu đểghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên sổ báocáo hoặc căn cứ vào các cột dư đầu kỳ (cột 1, 2) cộng (+) số phát sinh trong kỳ (cột 3, 4) trênbảng CĐTK kỳ này Số liệu ở cột 7 và cột 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản kỳ sau.Sau khi ghi đầy đủ các số liệu liên quan đến các tài khoản, thực hiện tổng cộng Bảng cân đốitài khoản Số liệu phần báo cáo tài khoản trong bảng của Bảng cân đối tài khoản phải đảmbảo tính cân đối bắt buộc sau:

Tổng số dư nợ đầu kỳ (cột 1) phải bằng số dư Có đầu kỳ (cột 2) của các tài khoản

Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) phải bằng số phát sinh Có (cột 4) của các tài khoản trong kỳbáo cáo

Tổng số phát sinh Nợ lũy kế từ đầu năm (cột 5) phải bằng tổng số phát sinh Có lũy kế từ đầunăm (cột 6) của các tài khoản

Tổng số dư Nợ cuối kỳ (cột 7) phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (cột 8) cuối kỳ các tài khoản.Đối với Bảng cân đối tài khoản quý I, số liệu tổng cộng cột 3 = cột 5; cột 4 = cột 6

Ngoài việc phát sinh các tài khoản, báo cáo còn phản ánh số dư, số phát sinh của cáctài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản

1.3.1.4 Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán

Mã đơn vị SDNS:… ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Trang 7

(*) Nếu là báo cáo tài chính quý IV (năm) thì ghi là “ Số dư cuối năm”

1.3.2 Báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng (B02-H) 1.3.2.1 Khái niệm:

Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng là báo cáo tàichính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí hiện có

ở đơn vị (bao gồm các khoản thu đơn vị và phần kinh phí được ngân sách nhà nước cấp) và

số thực chi cho từng loại hoạt động theo từng nguồn kinh phí đề nghị quyết toán

1.3.2.2 Kết cấu: Gồm 2 phần

Phần I – Tổng hợp tình hình kinh phí:

Phần “ tổng hợp tình hình kinh phí” được phản ánh theo từng loại kinh phí: Kinh phíhoạt động (kinh phí thường xuyên, kinh phí không thường xuyên), kinh phí theo đơn đặt hàng, kinh phí dự án và kinh phí đầu tư XDCB Trong từng loại kinh phí được phản ánh chitiết theo từng nguồn hình thành (ngân sách cấp, viện trợ, phí, lệ phí để lại và các nguồn khác)tình hình tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí

Góc bên trái: Ghi mã chương theo MLNS, tên đơn vị báo cáo, mã số đơn vị sử dụng NS

-Cột A: Ghi số thứ tự chỉ tiêu

- Cột B: Ghi tên các chỉ tiêu của báo cáo theo từng nguồn kinh phí

- Cột C: Ghi mã số các chỉ tiêu

- Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu

- Cột 2: Ghi tổng số tiền do NSNN giao, viện trợ, phí, lệ phí để lại và các nguồn khác

- Cột 3: Ghi số tiền thuộc vốn NSNN giao

- Cột 4: Ghi số phí, lệ phí để lại: Ghi số phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN nhưng được

để lại và đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

Trang 8

- Cột 5: Ghi số tiền được viện trợ: Ghi số tiền, hàng viện trợ không hoàn lại của cácnhà tài trợ nước ngoài và đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách.

- Cột 6: Ghi số tiền thuộc nguồn khác: Ghi số tiền thuộc nguồn khác ngoài nguồn vốnNSNN như: Được tài trợ, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong nước, số thu phí, lệ phíđược để lại để trang trải chi phí hoặc bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD

Loại…Khoản : Ghi Loại Khoản của từng loại kinh phí hoạt động (thường xuyên,không thường xuyên), kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB…, Ghi hết các chỉ tiêu theo Loại, Khoản này sang chỉ tiêu Loại, Khoản khác

(I) Kinh phí hoạt động

(A) Kinh phí hoạt động thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên

của đơn vị

(1) Kinh phí chưa quyết toán năm trước chuyển sang – Mã số 01

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên kỳ trước còn lại chưa chihết chuyển sang kỳ này sử dụng tiếp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu

ở chỉ tiêu Có mã số 10 của báo cáo này cuối năm trước Khi báo cáo quyết toán năm đượcduyệt thì chỉ tiêu này được phản ánh hoặc điều chỉnh theo số liệu quyết toán năm đượcduyệt

(2) Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 02

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp được đơn vịnhận trong kỳ tại KBNN hoặc được cấp trên cấp và số kinh phí hoạt động được đơn vịnhận trực tiếp từ nguồn viện trợ phi dự án, nguồn phí, lệ phí phải nộp NSNN được để lạităng nguồn kinh phí của đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn khác Số liệuđược sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 461 (chi tiếtnguồn kinh phí thường xuyên) trừ (-) số kinh phí nộp khôi phục (nếu có)

(3) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 03

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị thực nhận lũy kế từđầu năm đến cuối kỳ báo cáo do NSNN cấp (thực nhận tại kho bạc, cấp trên cấp) số kinh phíhoạt động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ phi dự án, nguồn kinh phí, lệ phí được đểlại tăng nguồn kinh phí của đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn vốn khác

Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 02 củabáo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 03 của báo cáo này kỳ trước

(4) Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này – Mã số 04

Chỉ tiêu này phản ảnh số kinh phí hoạt động thường xuyên được đơn vị sử dụng trong

kỳ báo cáo, bao gồm kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận

Trang 9

kỳ này Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 01 và Mã

số 02 của báo cáo này kỳ này (Mã số 04 = Mã số 01 + Mã số 02)

(5) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 05

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị được sử dụng lũy

kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm số kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang

và số kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi

vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 04 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có

Mã số 05 của báo cáo này kỳ trước

(6) Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này – Mã số 06

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị đã sử dụng đề nghịquyết toán trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Nợ TK

661 “ chi hoạt đông” trừ (-) đi số phát sinh bên Có TK 661 (những khoản giảm trừ cho phép)(chi tiết chi thường xuyên) trừ (-) các khoản chi nhưng chưa có nguồn trong kỳ báo cáo

(7) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 07

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị đã sử dụng đề nghị

quyết toán luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu

này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có Mã số 06 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã

số 07 của báo cáo này kỳ trước

(8) Kinh phí giảm kỳ này – Mã số 08

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên giảm trong kỳ báo cáo, do đơn vị

nộp trả ngân sách, nộp trả cấp trên (nếu có) và giảm khác Số liệu được sử dụng để ghi vàochỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 461 “nguồn kinh phí hoạt động” đối ứng vớibên Có TK 111, 112… (chi tiết số nộp giảm, nộp trả và giảm khác thuộc nguồn kinh phíthường xuyên) trong kỳ báo cáo

(9) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 09

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên giảm luỹ kế từ đầu năm tới

cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có

Mã số 08 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 09 của báo cáo này kỳ trước

(10) Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau – Mã số 10

Chỉ tiêu này phản ánh dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên chưa sử dụng đượcphép chuyển kỳ sau bao gồm kinh phí đã rút về chưa sử dụng, số kinh phí đã sử dụng nhưngchưa đủ thủ tục quyết toán Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này tính như sau:

Mã số 10 = Mã số 04 – Mã số 06 – Mã số 08

Trang 10

B Kinh phí không thường xuyên (Là kinh phí nggoài kinh phí thường xuyên, kinh phí dự

án; kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước; kinh phí đầu tư XDCB)

(II) Kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

(III) Kinh phí dự án

(1) Kinh phí chưa quyết toán năm trước chuyển sang – Mã số 31

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án kỳ trước còn lại chưa chi hết chuyển sang kỳnày sử dụng tiếp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có Mã số

40 của báo cáo này cuối năm trước Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt thì chỉ tiêu nàyđược phản ánh hoặc điều chỉnh theo số liệu quyết toán năm được duyệt

(2) Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 32

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị nhận trong kỳ do NSNN cấp, nhận tạiKBNN hoặc được cấp trên cấp… và số kinh phí dự án được đơn vị nhận trực tiếp từ nguồnviện trợ đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn vốn khác Số liệu được sửdụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 462 trừ số kinh phínộp khôi phục (nếu có)

(3) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 33

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị thực nhận trong kỳ do NSNN cấp( thực nhận tại kho bạc, cấp trên cấp) số kinh phí hoạt động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồnviện trợ đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn vốn khác lũy kế từ đầu nămđến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở chỉtiêu Có mã số 32 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 33 của báo cáonày kỳ trước

(4) Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này – Mã số 34

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồmkinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận kỳ này Số liệu được

sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 31 và Mã số 32 của báo cáo này

kỳ này (Mã số 34 = Mã số 31 + Mã số 32)

(5) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 35

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị sử dụng lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳbáo cáo, bao gồm kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận lũy

kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổngcộng ghi ở Mã số 34 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 35 của báo cáo này

kỳ trước

(6) Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này – Mã số 36

Trang 11

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị sử dụng đề nghị quyết toán trong kỳbáo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Nợ TK 662 “ Chi dự án”trừ (-) đi số phát sinh bên Có TK 662 (những khoản giảm trừ cho phép) ( chi tiết chi thườngxuyên) trừ (-) các khoản chi nhưng chưa có nguồn trong kỳ báo cáo.

(7) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 37

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị sử dụng đề nghị quyết toán lũy kế từđầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sốliệu chỉ tiêu Có Mã số 36 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 37 của báo cáonày kỳ trước

(8) Kinh phí giảm kỳ này – Mã số 38

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án giảm trong kỳ báo cáo, do đơn vị nộp trảNgân sách, nộp trả cấp trên (nếu có) và giảm khác…Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêunày căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 462 “nguồn kinh phí dự án” đối ứng với bên Có TK

111, 112… (chi tiết số nộp giảm, nộp trả và giảm khác thuộc nguồn kinh phí thường xuyên)trong kỳ báo cáo

(9) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 39

Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án giảm lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệuđược sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có Mã số 38 của báo cáo

này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 39 của báo cáo này kỳ trước.

(10) Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau – Mã số 40

Chỉ tiêu này phản ánh dự toán kinh phí dự án chuyển kỳ sau bao gồm kinh phí đã rút

về chưa sử dụng, số kinh phí đã sử dụng nhưng chưa đủ thủ tục quyết toán Số liệu để ghivào chỉ tiêu này tính như sau: Mã số 40 = Mã số 34 – Mã số 36 – Mã số 38

(IV) Kinh phí đầu tư XDCB

Phần II- Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán

Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán được phản ánh theo từng nội dung kinh tế vàtheo Mục lục NSNN gồm các cột: Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục, Tiểu mục, nội dung chi,

mã số, tổng số, ngân sách nhà nước (gồm: tổng số, ngân sách nhà nước giao, phí, lệ phí đểlại, viện trợ đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và các nguồn khác bổ sung tại đơn vị Các khoản chi thường xuyên, chi dự án, chi đầu tư XDCB chưa có nguồn trong kỳ báo cáo thìđơn vị không được quyết toán ở phần này

(I) Chi hoạt động – Mã số 100

Trang 12

Chi hoạt động phản ánh tổng số chi hoạt động trong kỳ báo cáo theo dự toán đã đượcphê duyệt Mã số 100 = Mã số 101 + Mã số 102.

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số chi từ nguồn kinh phí thường xuyên trong kỳ báocáo theo dự toán đã được phê duyệt Số liệu để ghi vào mã số 101 là số phát sinh của từngLoại, Khoản, Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục trên sổ chi tiết tài khoản 661 “Chi hoạt động”(chi tiết thường xuyên)

(2) Chi không thường xuyên – Mã số 102

Là chỉ tiêu phản ánh số chi từ nguồn kinh phí không thường xuyên trong kỳ báo cáotheo dự toán đã được phê duyệt Số liệu để ghi vào mã số 102 là số phát sinh của từng Loại,Khoản, Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục trên sổ chi tiết tài khoản 661 “Chi hoạt động” (chitiết không thường xuyên)

(II) Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước – Mã số 200

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước trong kỳbáo cáo theo dự toán đã được phê duyệt Số liệu để ghi vào mã số 200 là số phát sinh củatừng Loại, Khoản, Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục trên sổ chi tiết tài khoản 635 “Chi theođơn đặt hàng của Nhà nước ”

(III) Chi dự án – Mã số 300

Là chỉ tiêu phản ánh số chi dự án đề nghị quyết toán trong kỳ báo cáo bao gồm: Chiquản lý dự án và chi thực hiện các chương trình, dự án, đề tài đã đủ căn cứ pháp lý đề nghịquyết toán Số liệu để ghi vào mã số 300 là số phát sinh của từng Loại, Khoản, Nhóm mụcchi, Mục, Tiểu mục trên sổ chi tiết tài khoản 662 “Chi dự án ” trong kỳ báo cáo

(1) Chi quản lý dự án – Mã số 301

Số liệu để ghi vào mã số 301 là số phát sinh của từng Loại, Khoản, Nhóm mục chi,Mục, Tiểu mục trên sổ kế toán chi tiết 662 “Chi dự án” ( phần chi phí quản lý dự án) của tàikhoản 6621 “Chi quản lý dự án” trong kỳ báo cáo

(2) Chi thực hiện dự án – Mã số 302

Số liệu để ghi vào mã số 302 là số phát sinh của từng Loại, Khoản, Nhóm mục chi,Mục, Tiểu mục trên sổ kế toán chi tiết 662 “Chi dự án” ( phần thực hiện dự án) của tài khoản

6622 “Chi thực hiện dự án” trong kỳ báo cáo

(IV) Chi đầu tư XDCB – Mã số 400

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi đầu tư XDCB” theo nội dung chi là số phát sinh củacác Mục, Tiểu mục trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 241 “XDCB dở dang” (chi tiết từ nguồnkinh phí đầu tư XDCB) trong kỳ báo cáo

Trang 13

1.3.2.3 Mẫu Báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng

Mã đơn vị SDNS:… ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Tổng số

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác Tổng

số

NS NN giao

Phí,

lệ phí

để lại

Viện trợ

7 Lũy kế từ đầu năm 07

8 Kinh phí giảm kỳ này 08

9 Lũy kế từ đầu năm 09

Trang 14

7 Lũy kế từ đầu năm 37

8 Kinh phí giảm kỳ này 38

9 Lũy kế từ đầu năm 39

Tổng số

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Nguồn khác

Tổng số

NSN N giao

Phí,

lệ phí

để lại

Viện trợ

I – Chi hoạt động 100 1- Chi thường xuyên 101 2- Chi không thường

II- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước 200III- Chi dự án 300 1-Chi quản lý dự án 301 2- Chi thực hiện dự án 302 IV- Chi đầu tư XDCB 400 1- Chi xây lắp 401 2- Chi thiết bị 402 3- Chi phí khác 403 Cộng

Ngày … Tháng… Năm…

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

1.3.3 Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD (Mẫu B03-H)

Trang 15

1.3.3.1 Khái niệm:

Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD là báo cáo tài chính tổnghợp, phản ánh tổng quát tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinhdoanh của đơn vị trong một kỳ kế toán, chi tiết theo từng hoạt động sự nghiệp và hoạt độngsản xuất, kinh doanh

1.3.3.2 Cơ sở số liệu để lập: Sổ chi tiết doanh thu; Sổ chi tiết các khoản thu; Sổ chi tiết chi

phí sản xuất, kinh doanh (hoặc đầu tư XDCB); Báo cáo này kỳ trước

1.3.3.3 Nội dung và phương pháp lập

(1) Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối kỳ trước chuyển sang – Mã số 01

Là số chênh lệch lớn hơn chi chưa phân phối kỳ trước chuyển sang của từng hoạtđộng sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ chỉtiêu Mã số 19 của báo cáo này kỳ trước

(2) Thu trong kỳ - Mã số 02 : Phản ánh số thu trong kỳ của từng hoạt động sự nghiệp và

hoạt động sản xuất, kinh doanh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên

Có TK 511 “Các khoản thu” và TK 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh”

Lũy kế từ đầu năm – Mã số 03: Phản ánh số thu hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản

xuất, kinh doanh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đượctính bằng cách lấy số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 02 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu

Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước

(3) Chi trong kỳ - Mã số 04: Phản ánh số chi trong kỳ của từng hoạt động sự nghiệp và hoạt

động sản xuất, kinh doanh trong kỳ được giảm trừ vào thu Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nàycăn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh” đối ứng Cócác TK 631, 155 và số phát sinh bên Nợ TK 511 “Các khoản thu” đối ứng Có các TK 111,

112 … (chi tiết chi trực tiếp hoạt động sự nghiệp (nếu có)) trong kỳ báo cáo

(4) Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này – Mã số 09: Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch

thu lớn hơn chi của từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 421 và bên Có TK 511 (nếucó) Mã số 09 = Mã số 02 – Mã số 04

Lũy kế từ đầu năm – Mã số 10: Mã số 10 = Mã số 03 - Mã số 08

(5) Nộp ngân sách – Mã số 11: Chỉ tiêu này phản ánh số phải nộp ngân sách của hoạt động

sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số

phát sinh bên Có TK 333 đối ứng bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ

TK 511 “hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo

Trang 16

- Lũy kế từ đầu năm – Mã số 12: Phản ánh số đơn vị phải nộp ngân sách lũy kế từ đầu năm

đến cuối kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã

số 11 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 12 của báo cáo này kỳ trước

(6) Nộp cấp trên kỳ này – Mã số 13: Phản ánh số nộp cấp trên (nếu có) trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 342 (chi tiết phần phảinộp cấp trên trong kỳ báo cáo) đối

ứng với bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sựnghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm – Mã số 14: Phản ánh số đơn vị phải nộp cấp trên lũy kế từ đầu năm

đến cuối kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã

số 13 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 14 của báo cáo này kỳ trước

(7) Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này – Mã số 15: Phản ánh số bổ sung nguồn kinh phí hoạt

động trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK

461 đối ứng bên Nợ TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sựnghiệp và hoạt động khác” trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm – Mã số 16: Phản ánh số bổ sung nguồn kinh phí hoạt động lũy kế từ

đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu

Có Mã số 15 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 16 của báo cáo này kỳ trước

(8) Trích lập quỹ kỳ này – Mã số 17: Phản ánh số trích lập quỹ theo quy định trong kỳ báo

cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 431 đối ứng bên Nợ

TK 421 “hoạt động sản xuất, kinh doanh” và Nợ TK 511 “hoạt động sự nghiệp và hoạt độngkhác” trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm – Mã số 18: Phản ánh số trích lập quỹ theo quy định lũy kế từ đầu năm

đến cuối kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Có Mã

số 17 của báo cáo này kỳ này cộng (+) Mã số 18 của báo cáo này kỳ trước

(9) Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ này – Mã số 19

Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ báo cáo Số liệu

để ghi vào căn cứ vào số dư bên Có TK 421 và số dư Có TK 511 cuối kỳ báo cáo

1.3.3.4 Mẫu Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD

Đơn vị báo cáo: … (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC

Mã đơn vị SDNS:… ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

BÁO CÁO THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

n v tính:……

Đơn vị tính:…… ị tính:……

Trang 17

Chia raHoạtđộng

Hoạt động

Hoạtđộng

1 Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối

trước chuyển sang (*)

- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 07

4 Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này (09= 01+02-04) 09

7 Bổ sung nguồn vốn kinh phí kỳ này 15

9 Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến

cuối kỳ này (*)(19 = 09-11-13-15-17)

19

(*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

Ngày … Tháng… Năm….

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

CHƯƠNG 2

THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP, TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Tổng quan về bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi thành lập trên cơ sở tổ chức lại trung tâm sứckhỏe tâm thần tỉnh, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi Là tổ chức sự nghiệp Y tế công lập,

có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu và tài khoản riêng

- Tên đơn vị: BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI

- Giám đốc : Nguyễn Thanh Quang Vũ

- Địa chỉ : Phường Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Trang 18

- Điện thoại:

- Thành lập theo quyết định số: 1574/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2007của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Về việc thành lập Bệnh viện Tâm thần tỉnh QuảngNgãi

2.1.2 Chức năng của đơn vị:

- Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trênđịa bàn tỉnh Quảng Ngãi

- Tham mưu cho Sở Y tế quản lý các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyênkhoa tâm thần toàn tỉnh

- Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ đạo tuyến

- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại đểphục vụ sức khỏe nhân dân

2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị:

- Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh:

+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh tâm thần từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở

y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú

+ Khám và giám định sức khỏe tâm thần, tham gia giám định pháp y tâm thần khi cótrưng cầu của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh và các cơ quan luật pháp

+ Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện

- Đào tạo cán bộ:

+ Là cơ sở thực hành về chuyên ngành tâm thần của trường trung học y tế

+ Tham gia đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa tâm thần bậc trung học

+ Tổ chức đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trongbệnh viện, cán bộ trong hệ thống màng lưới chuyên khoa tâm thần trên địa bàn tỉnh

- Nghiên cứu khoa học:

+ Nghiên cứu, tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ khoa học vềlĩnh vực tâm thần để phục vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng

+ Tổ chức các hội nghị khoa học trong tỉnh và trong khu vực Miền trung

+ Tổ chức kết hợp với y tế cơ sở nghiên cứu khoa học về chuyên khoa tâm thần tạicộng đồng

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

+ Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về tổ chức hệ thống mạng lưới chuyên khoa tâmthần, mô hình quản lý bệnh nhân tâm thần trên địa bàn tỉnh

Trang 19

+ Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chuyên khoa tâm thần của tuyến dưới và những cơ

sở hành nghề tư nhân về chuyên khoa tâm thần

+ chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên ngành cho tuyến dưới

+ Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên ngành của tuyến dưới trên địa bàn tỉnh.+ Tổ chức triển khai thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và cácchương trình hoạt động chuyên khoa tâm thần tại cộng đồng

+ Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông vàgiáo dục sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh tâm thần trong cộng đồng

P Tài chính –

Kế toán

P Kế hoạch tổng hợp – vật tư thiết bị

y tế

K Lâm

lâm sàng

K Tâm thần Nam

K Tâm thần Nữ

K Tâm căn- Phục hồi chức năng

K

Khám bệnh, HSCC

K chống nhiễm

K Điều dưỡng

K Cận lâm sàng

K

Dược

Trang 20

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Tỉnh Quảng Ngãi

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Đơn vị áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung Theo hình thức này, tất

cả các công việc kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán Với mục đích nhằm tiết kiệmchi phí, giúp cho việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh

*Sơ đồ tổ chức:

* Nhiệm vụ của kế toán viên

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các kế toán viên

Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về hoạt động tài chính của đơn vị

- Kế toán vật tư: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng, theo dõi tình hìnhnhập xuất tồn của từng loại vật tư hàng hóa, trích lập và nộp các khoản khấu hao TSCĐ…

- Kế toán tổng hợp: Tổ chức việc ghi chép tính toán, phản ánh chính xác, trung thực

và kịp thời toàn bộ tài sản của đơn vị Cuối mỗi tháng, quý, năm kế toán phải tổng hợp sốliệu trên các sổ kế toán để lập các báo cáo tài chính của đơn vị

2.1.5.2 Hình thức kế toán:

- Đơn vị áp dụng hình kế toán chứng từ ghi sổ

*Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối phát sinhThủ quỹ

Trang 21

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu số liệu cuối tháng

2.1.6 Chính sách chế toán áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi:

- Chế độ kế toán theo quyết định 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng

Bộ Tài Chính

- Luật Kế toán ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003

- Kỳ kế toán áp dụng: Bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

2.2 Phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1 Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 – H)

2.2.1.1 Căn cứ lập “Bảng cân đối tài khoản”

- Trước khi lập bảng cân đối tài khoản, kế toán phải thực hiện xong việc ghi sổ và khoá sổ kếtoán chi tiết, tổng hợp, kiểm tra đối chiếu giữa các số liệu có liên quan Để lập bảng cân đốitài khoản năm 2010 thì kế toán căn cứ vào:

+ Số liệu trên Sổ Cái các tài khoản: 111, 112, 152, 211, 213, 214, 311, 312, 331, 332,

333, 334, 336, 421, 431, 461, 466, 511, 521, 661, 008, 009 năm 2010

+ Số liệu trên Sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: 1111A, 1111B, 1111C, 1111D,

1111G, 1121C, 1121D, 1121G, 1521A, 1521C, 15221A, 15221B, 15221D, 15225C, 2112A,2112B, 2112C, 2113A, 2118, 2141A, 2141B, 2141C, 3318A, 3121A, 3121B, 3121C, 3311A,3311C, 3318C, 3321A, 3322A, 3323A, 3324A, 3341A, 3341C, 3361A, 3361B, 3371A,3371B, 3371C, 3371D, 3424A, 3424B, 3424D, 3424G, 4313, 46121A, 46121B, 46121D,

Trang 22

46222, 4661A, 4661B, 4661C, 5111A, 5111C, 5118B, 5211A, 5211C, 5212, 66121A,66121B, 66121C, 66121D, 0081, 0082, 0091 năm 2010.

2.2.1.2 Phương pháp lập “Bảng cân đối tài khoản”

- Bảng cân đối tài khoản được chia làm 2 phần: Phần A - các TK trong bảng và phần B

- các TK ngoài bảng

Cột A: Ghi số hiệu TK của tất cả tài khoản

- Tài khoản trong bảng: 111, 1111A, 1111B, ….66121B, 66121C, 66121D,

- Tài khoản ngoài bảng: 008, 0081, 008, 0091

Cột B: Ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản (trong bảng và ngoài bảng), tương ứngvới Cột A

Cột 1, 2: Số dư đầu kỳ (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 111 (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số dưcuối kỳ TK 111 của Bảng cân đối tài khoản năm 2009) để ghi vào Cột 1 của TK 111, với sốtiền: 0 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 112 (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số dưcuối kỳ TK 112 của Bảng cân đối tài khoản năm 2009) để ghi vào Cột 1 của TK 112, với sốtiền: 41.862.486 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết “Tiền gửi – Quỹ dự phòng ổn định thunhập” (hoặc căn cứ vào cột 7 dòng số dư cuối kỳ TK 1121D của Bảng cân đối tài khoản năm2009) để ghi vào Cột 1 của TK 1121D, với số tiền: 41.862.486 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ Cái TK 152 để ghi vào Cột 1 của TK 152, với sốtiền: 325.164.106 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 1521A “ Nguyên liệu, vật Vật tư y tế tổng hợp” để ghi vào Cột 1 của TK 1521A, với số tiền: 11.172.431 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 1521C “ Nguyên liệu, vật Viện phí” để ghi vào Cột 1 của TK 1521C, với số tiền: 7.673.713 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 1521B “ Nguyên liệu, vật Thuốc chương trình mục tiêu” để ghi vào Cột 1 của TK 1521B, với số tiền: 42.004.527 đồng.Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 15225C “ Nguyên liệu, vật liệu-Thuốc viện trợ” để ghi vào Cột 1 của TK 1521D, với số tiền: 70.508.220 đồng

Trang 23

liệu-Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 15225C “ Hóa chất – Viện phí”

để ghi vào Cột 1 của TK 15225C, với số tiền: 54.770.054 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”

để ghi vào Cột 1 của TK 211, với số tiền: 3.661.112.000 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2112A “ Máy móc thiết bị(HCSN)” để ghi vào Cột 1 của TK 2112A, với số tiền: 1.995.370.000 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2112B “Máy móc thiết (CTMT)” để ghi vào Cột 1 của TK 2112B, với số tiền: 846.455.000 đồng

bị-Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2112C “Máy móc thiết bị- Việnphí” để ghi vào Cột 1 của TK 2112C, với số tiền: 17.500.000 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2113A “Phương tiện truyền dẫn (HCSN)” để ghi vào Cột 1 của TK 2113A, với số tiền: 321.000.000 đồng

-Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2118A “Tài sản cố định (HCSN)” để ghi vào Cột 1 của TK 2118A, với số tiền: 480.787.000 đồng

khác-Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 214 “Hao mòn tài sản cố định” đểghi vào Cột 2 của TK 214, với số tiền: 1.389.743.000 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2141A “Hao mòn HCSN” để ghi vào Cột 2 của TK 2141A, với số tiền: 1.097.068.000 đồng

TSCĐHHCăn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2141B “Hao mòn TSCĐ CTMT” để ghi vào Cột 2 của TK 2141B, với số tiền: 282.175.000 đồng

-Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 2141C “Hao mòn TSCĐ – Việnphí” để ghi vào Cột 2 của TK 2141C, với số tiền: 10.500.000 đồng

Căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết các TK 311 “Phải thu của khách hàng” đểghi vào Cột 1 của TK 311, với số tiền: 14.967.788 đồng

Các tài khoản còn lại được phản ánh vào số dư đầu kỳ tương tự như các tài khoản trên

Trang 24

2112A, 2112B, 2112C, 2113A, 2118, 2141A, 2141B, 2141C, 3318A, 3121A, 3121B, 3121C,3311A, 3311C, 3318C, 3321A, 3322A, 3323A, 3324A, 3341A, 3341C, 3361A, 3361B,3371A, 3371B, 3371C, 3371D, 3424A, 3424B, 3424D, 3424G, 4313, 46121A, 46121B,46121D, 46222, 4661A, 4661B, 4661C, 5111A, 5111C, 5118B, 5211A, 5211C, 5212,66121A, 66121B, 66121C, 66121D, 0081, 0082, 0091 năm 2010 để ghi vào Cột 3, 4 củabảng cân đối, cụ thể:

TK 111: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ cái TK 111, tương ứngvới dòng:

Cộng số phát sinh bên Nợ ghi vào Cột 3, với số tiền: 1.331.581.963 đồng

Cộng số phát sinh bên Có ghi vào Cột 4, với số tiền: 1.331.581.963 đồng

TK 1111A: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ chi tiết các tài khoản –

TK 1111A, tương ứng với dòng:

Cộng số phát sinh bên Thu ghi vào Cột 3, với số tiền: 99.815.100 đồng

Cộng số phát sinh bên Chi ghi vào Cột 4, với số tiền: 99.815.100 đồng

TK 1111C: Căn cứ vào dòng “Cộng lũy kế số phát sinh” trên Sổ chi tiết các tài khoản

– TK 1111C, tương ứng với dòng:

Cộng số phát sinh bên Thu ghi vào Cột 3, với số tiền: 573.549.563 đồng

Cộng số phát sinh bên Chi ghi vào Cột 4, với số tiền: 573.549.563 đồng

Các tài khoản còn lại được phản ánh vào số dư đầu kỳ tương tự như các tài khoản trên

Cột 5, 6: Số phát sinh lũy kế từ đầu năm (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên các Sổ Cái và trên các sổ Chi tiết đãliệt kê ở trên Do trong bài chỉ trình bày bảng cân đối năm 2010 và số tiền trên dòng “Cộng

số phát sinh luỹ kế từ đầu kỳ” bằng số tiền trên dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm”, nên số tiềnghi vào Cột 5, Cột 6 bằng với số tiền ở Cột 3, Cột 4, cụ thể:

TK 111: Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên sổ Cái TK 111, tương ứng vớidòng:

Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Nợ ghi vào Cột 5, với số tiền: 1.331.581.963 đồng

Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Có ghi vào Cột 6, với số tiền: 1.331.581.963 đồng

Trang 25

TK 1111A: Căn cứ vào dòng “Cộng luỹ kế từ đầu năm” trên sổ Chi tiết các TK của TK1111A, tương ứng với dòng:

Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Nợ ghi vào Cột 5, với số tiền: 99.815.100 đồng

Cộng luỹ kế từ đầu năm bên Có ghi vào Cột 6, với số tiền: 99.815.100 đồng

Tương tự ghi vào Cột 5, Cột 6 trên bảng cân đối các TK còn lại

Cột 7, 8: Số dư cuối kỳ (Nợ, Có):

Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên các sổ Cái và trên các sổ Chi tiết đã liệt kê ởtrên, để ghi vào Cột 7, Cột 8, cụ thể:

TK 112: Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên sổ Cái TK 112, tương ứng với dòng:

Số dư cuối kỳ bên Nợ ghi vào Cột 7, với số tiền: 49.734.037 đồng

TK 1122D: Căn cứ vào dòng “Số dư cuối kỳ” trên sổ Cái TK 1121D, tương ứng vớidòng:

Số dư cuối kỳ bên Nợ ghi vào Cột 7, với số tiền: 49.734.037 đồng

Tương tự ghi vào Cột 7, Cột 8 trên bảng cân đối các TK còn lại

Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các TK vào các Cột trên bảng cân đốitài khoản Kế toán thực hiện tổng cộng bảng cân đối tài khoản cho riêng từng phần tài khoản trong bảng, tài khoản ngoài bảng

Số liệu phần báo cáo tài khoản trong bảng của bảng cân đối tài khoản, phải đảm bảotính cân đối bắt buộc sau:

Tổng số phát sinh Nợ kỳ này (Cột 3), phải bằng tổng số phát sinh Có kỳ này (Cột 4) củacác tài khoản

Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm (Cột 5), phải bằng tổng số phát sinh Có luỹ kế

từ đầu năm (Cột 6) của các tài khoản

Tổng số dư Nợ cuối kỳ (Cột 7), phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (Cột 8)

2.2.1.3 Bảng cân đối tài khoản năm 2010

Ngày đăng: 27/06/2014, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng   đối   chiếu   tình   hình   tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN - Báo cáo thực tập" Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi" docx
ng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN (Trang 4)
1.3.1. Bảng cân đối tài khoản kế toán (Mẫu B01-H) - Báo cáo thực tập" Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi" docx
1.3.1. Bảng cân đối tài khoản kế toán (Mẫu B01-H) (Trang 5)
Bảng tổng hợp  chứng từ kế  toán cùng loại - Báo cáo thực tập" Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi" docx
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w