CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.3.2. Hàm lượng tro
Mục đích để xác định lượng kim loại có trong nguyên liệu.
Để xác định hàm lượng tro trong vỏ quả bứa, ta cân khoảng 4g vỏ quả đã được sấy khô cho vào cốc sứ đã sấy khô và biết chính xác khối lượng. Cho cốc sứ có chứa vỏ vào lò nung và nung ở 800oC. Sau một thời gian tro hóa khoảng 6 giờ, ta thấy vỏ đã được tro hoá gần như hoàn toàn. Lúc này tro có dạng bột mịn, màu trắng. Dùng kẹp dài lấy cốc sứ ra khỏi lò nung và cho vào bình hút ẩm cho đến khi cốc nguội hẳn thì cân cốc trên cân phân tích và tính khối lượng.
Hình 3.5. Tủ nung Hình 3.6. Chén nung
Sau 30 phút ta tiến hành quá trình trên một lần cho đến khi khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp là không đổi hoặc sai số 0,001g thì dừng quá trình tro hoá.
Hàm lượng tro trong vỏ khô được tính theo công thức sau:
100. . 0 1 m m H %
Trong đó: m0: khối lượng vỏ quả khô trước khi tro hoá (g); m1: khối lượng tro (g);
26
Bảng 3.2. Kết quả xác định tỉ lệ tro trong vỏ quả bứa sấy khô
TT Cốc (g)
Mẫu + cốc trước tro hóa (g)
Mẫu (g)
Mẫu + cốc sau tro hóa (g)
Tro (g) Tỉ lệ tro (%) 1 42,144 45,590 3,446 42,203 0,059 1,72 2 42,181 45,848 3,667 42,263 0,082 2,24 3 34,689 38,204 3,515 34,761 0,072 2,05
Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình trong vỏ quả khô là rất thấp, chiếm 2,003% khối lượng vỏ. Điều này dự báo các kim loại có trong quả bứa nói chung và vỏ quả bứa khô nói riêng là rất ít.