KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình chiết tách HCA từ vỏ bứa khô ở qui mô pilot. (Trang 42 - 43)

KẾT LUẬN

* Độ ẩm trung bình trong vỏ quả bứa khô là 13,98%.

* Hàm lượng tro trung bình trong vỏ quả bứa khô là 2,009%.

* Đã xác định thành phần kim loại trong nguyên liệu vỏ bứa khô. Kết quả so sánh với tiêu chuẩn CODEX STAN 164-1989 và tiêu chuẩn về chất lượng trái cây và hàm lượng kim loại nặng cho phép trong các loại rau quả quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm thì các hàm lượng kim loại nặng nằm trong khoảng cho phép. Vì vậy có thể sử dụng vỏ quả bứa để làm thực phẩm hoặc dược phẩm mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

* Đối với phương pháp chưng ninh trong nồi áp suất điều kiện chiết tối ưu để thu được tổng lượng axit lớn nhất 15,819g/100g, hàm lượng HCA 12,736% ứng với thời gian chiết là 60 phút và thể tích nước 200ml/10g mẫu vỏ bứa khô, nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15 Mpa.

* Chiết bằng nồi áp suất với điều kiện chiết tối ưu khối lượng 100g cho tổng lượng axit và hàm lượng HCA cao hơn khối lượng 10g. Cụ thể với cùng điều kiện chiết, chiết 10g ta có tổng lượng axit và hàm lượng HCA cao nhất lần lượt là 13,304 (g/100g) và 11,359%, trong khi ở chiết 100g thì lần lượt là 15,819 (g/100g) và 12,734%. Điều này hứa hẹn khi chiết với khối lượng lớn hơn nữa thì hàm lượng HCA thu được sẽ tăng cao hơn.

KIẾN NGHỊ

* Axit HCA cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tính chất vật lý, hóa học cũng như tác dụng sinh học để có thể tìm kiếm một phương pháp chiết tách được axit HCA đạt hiệu suất cao và tinh khiết hơn.

* (-)-HCA có tính năng chống béo phì hiệu quả nên cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách (-)-HCA từ vỏ quả bứa theo quy mô công nghiệp để sản xuất thực phẩm giảm cân chứa (-)-HCA tại Việt Nam.

43

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình chiết tách HCA từ vỏ bứa khô ở qui mô pilot. (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)