Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
108 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung đại Việt Nam là một bước chuyển mình mạnh mẽ trong toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Tiếp theo những thành tựu xuất sắc của nền văn học dân gian, bước sang văn học Trung đại, nền văn học viết chính thức ra đời đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc. Nhìn lại lịch sử thời kì trung đại, chúng ta thật tự hào về thế hệ cha anh với những chiến công rực rỡ gắn liền với tên tuổi của những anh hùng cứu quốc. Trong số đó thì Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung vv là những người xuất sắc hơn cả. Gắn liền với tên tuổi của họ không chỉ có những chiến công mà còn có cả những tác phẩm văn học làm rạng danh đất nước đến muôn đời. Đối với Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… chúng ta chỉ biết sự nghiệp của họ qua những thông tin, sự kiện chính được sử sách ghi chép lại. Duy chỉ có Nguyễn Trãi – một vị anh hùng cứu quốc, không những để lại tên tuổi trong sử sách mà còn để lại cả một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt. Đó là “thứ văn chương có đủ sức để sửa sang việc đời” như Ngô Thế Vinh đã nói. Cuộc đời cầm bút của ông phần lớn dành cho mục đích chính trị. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm bằng chữ Hán nhưng lại chứa chan tình cảm của người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất đáng quý. Nguyễn Trãi chỉ có duy nhất tập “Quốc âm thi tập” viết bằng chữ Nôm. Có thể nói, với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã chính thức khơi nguồn dòng thơ Quốc Âm, mở ra một dòng hướng đi mới trong nền thi ca dân tộc. Hơn thế nữa, Quốc âm thi tập còn có ý nghĩa là một sự phá cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng đề tài sáng tác thi ca. Bằng ngôn ngữ dân tộc, ông đã khắc họa một cách tinh tế hình ảnh của thế giới tự nhiên và nội tâm con người. Đóng góp to lớn của Quốc âm thi tập đó chính là mảng nghệ thuật, và để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiếp biến nghệ thuật qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” làm bài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu hình thức nghệ thuật của một tác phẩm là một vấn đề khá mới mẻ. Nó mới được chú ý trong mấy chục năm trở lại đây. Quốc âm thi tập ra đời từ rất sớm song phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các khía cạnh nội dung của tập thơ chứ chưa đi sâu nghiên cứu về mặt nghệ thuật, điển hình chỉ cố một số công trình, cụ thể như: ▪ Đặng Thai Mai trong bài “Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi” nhận xét: ngữ nghĩa của những từ đã được dùng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Đây là một cống hiến có ý nghĩa đối với ngữ văn học. Lối viết thơ Nôm của Nguyễn Trãi: Nhiều câu thơ lục ngôn đã được sử dụng ở những vị trí khác nhau trong các bài bát cú của Quốc âm thi tập. Kỹ thuật viết thơ của ông rõ ràng có một cố gắng để xây dựng một số thơ Việt Nam, trong đó thơ sáu tiếng dùng xen lẫn với những câu bảy tiếng, khác hẳn với quy cách niêm luật thơ Đường . Nguyễn Đăng Na (2005) trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam, tập1, NXB GD đã có những phân tích chi tiết, sâu sắc về thơ văn của Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tác phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Đây đồng thời cũng là tập đại thành của thơ ca tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là nhà “khai sơn phá thạch”, người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc”, Quốc âm thi tập đã khẳng định vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ, trong việc phản ánh đời sống xã hội và tâm trạng con người” [2.tr.132]. Bài viết “Mấy suy nghĩ về thơ sáu lời (lục ngôn) xen bảy lời trong Quốc âm thi tập” [tr.76-78] của Ngô Văn Phú in trong “Nguyễn Trãi về tác gia, tác phẩm”, nhà xuất bản giáo dục. Ở bài viết này, tác giả đã đề cập đến hai vấn đề lớn: ngôn ngữ thơ và từ vựng; sự hình thành thể thơ sáu lời. Tác giả đặt vấn đề từ việc tìm hiểu nguồn gốc của thể thơ sáu lời ở kinh thi và sở từ, từ đó tác giả khẳng định thể thất ngôn xen lục ngôn là một thể loại mới mà Nguyễn Trãi đã có công đóng góp cho thể loại thơ này hình thành và tồn tại. ▪ Trong Tạp chí văn học số 4 -1980, sau được in trong “Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm”. Ông Phạm Luận có bài viết “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập” [tr.839-850]. Phạm Luận đã bàn nhiều về các vấn đề trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng dùng câu sáu tiếng xen lẫn câu bảy tiếng trong các bài thơ. Đặc biệt, tác giả đã có công tập hợp số lượng câu sáu và vị trí của từng câu sáu trong mỗi bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Cũng trong “Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm”, ông tiếp tục giới thiệu bài viết “Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam”. Trong đó, ông đã đề cập đến vấn đề tên gọi của thể loại này bằng cách dẫn ra các ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra ý kiến của mình về hiện tượng ngắt nhịp trong Quốc âm thi tập và giải quyết được câu hỏi “Phải chăng hiện tượng ngắt nhịp (cả câu 7 với nhịp ¾ và câu 6 với nhịp 2/2/2, 2/4 ) tức nhịp cuối là nhịp chẵn chủ yếu là do tác động của thơ ca dân gian Việt Nam?”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tiếp biến nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Trãi Phạm vi nghiên cứu là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1978). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh Phương pháp hệ thống 5. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung Chương 2: Tiếp biến nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Chương 1: Những vấn đề lý luận chung 1.1. Tiếp biến và tiếp biến biến nghệ thuật Tiếp biến nghệ thuật là một khái niệm còn khá trừu tượng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Là một khái niệm mới mẻ nhưng hiện nay nó lại Cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về tiếp biến nghệ thuật. Trong phạm vi tìm hiểu và những hiể biết của bản thân, chúng tôi đưa ra cách hiểu về tiếp biến nghệ thuật như sau: Tiếp biến (tiếp: nối tiếp; biến: biến đổi) là quá trình tiếp thu những tinh hoa bên ngoài để cải biến, thay đổi chúng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tại. Hay đó là sự tiếp thu những di sản mà mình không có ở bên trong và làm thay đổi chúng. Xét trong phạm vi hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ thì quá trình tiếp biến đó dựa trên sự tiếp thu văn hoá Trung Quốc, sau đó đến văn hoá Pháp, văn hoá văn minh phương, văn hoá xã hội chủ nghĩa, để cải biến chúng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của xã hội Việt Nam, tạo ra nét đặc trưng cơ bản của riêng mình. 1.2. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Trãi (1380 – 1442), tên hiệu là Ức Trai, sinh ở Thăng Long, ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long hay còn gọi là Nguyễn Phi Khanh, mẹ Trần Thị Thái. Còn nhỏ Nguyễn Trãi ở với ông ngoại là Trần Nguyên Đán. Năm 1385, Nguyễn Trãi theo ông ngoại về ở Côn Sơn. Lên 5 tuổi thì mẹ Nguyễn Trãi qua đời, một thời gian sau đó ông ngoại cũng mất, Nguyễn Trãi về ở với cha của mình tại quê nội làng Nhị Khê. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cũng là năm thi đầu tiên của nhà Hồ. Nguyễn Trãi lúc này 20 tuổi đã đi thi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Năm 1401 cha của Nguyễn Trãi đổi tên là Nguyễn Phi Khanh được nhà Hồ mời ra làm quan, giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp. Nguyễn Trãi cũng được mời làm Ngự sử đài chính chưởng. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ đem quân chóng cự nhưng không thành. Cha con Hồ Quý Ly cùng một số triều thành đã bị bắt trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn tròn đạo hiếu với cha nên đã cùng em là Nguyễn Phi Hùng đi theo cha. Trên đường đi Nguyễn Trãi nghe theo lời dặn của cha nên quay về lại tìm đường cứu nước. Nhưng rồi Nguyễn Trãi bị giặc minh bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội). Một thời gian sau, ông trốn khỏi Đông Quan tìm đường theo Lê Lợi. Cuối năm 1426, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết những thư từ giao thiệp với tướng Minh. Những bức thư đó có tính chiến đấu mạnh mẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh vào tinh thần quân địch. Năm 1427, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Cũng trong năm này ông được phong làm Triều Liệt đại phu, tiếp đó là Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư, Tước quan phục hầu. Sau một thời gian làm quan, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn (Hải Dương). Năm 1434, Thái Tông mời ông ra giúp nước. Năm 1442 Thái Tông mất, triều đình đổ tội giết vua cho ông và khép vào án tru di. Đến năm 1464, Lê Thánh Tông thấu hiểu nỗi oan của Nguyễn Trãi, phục hồi cho ông chức Tân trù bá, đồng thời cho tìm con của ông để bổ dụng. Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi đã để lại cho đời những kiệt tác còn sống mãi với thời gian. Tác phẩm của Nguyễn Trãi đã bị thất lạc nhiều sau vụ án Lệ Chi viên. Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn”, ngoài ra còn có một số tác phẩm có giá trị khác như: Ức Trai thi tập; Quân trung từ mệnh tập; Lam Sơn thực lục; Dư địa chí; Quốc âm thi tập; Ngọc Đường Di Cảo; Luật thư; Giao tự đại lễ; Văn bia Vĩnh Lăng; Phú núi chi Linh; … 1.3. Quốc âm thi tập – Tập đại thành của thơ ca dân tộc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một trong bảy tập bộ Ức Trai di tập. có 254 bài thơ, vừa tám câu bảy chữ, bốn câu bảy chữ, có xen lẫn nhiều câu năm chữ hay sáu chữ. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất mà hiện nay văn học Việt Nam còn lưu giữ được. Nếu văn chữ Hán của Nguyễn Trãi nặng về chính trị, bừng cháy tấm lòng yêu nước, thì thơ Quốc âm lại nhẹ nhàng, êm đềm. Phần lớn bộc lộ tâm sự, tinh cảm, khí tiết của ông đối với giang sơn đất nước, cỏ cây, cầm thú. Tập thơ chia thành 4 phần như sau: Vô đề: 192 bài (từ bài 1 đến 192); Thời lệnh môn: 21 bài (từ bài 193 đến 213); Hoa mộc môn: 32 bài (từ bài 214 đến 247); Cầm thú môn: 7 bài (từ 248 đến 254). Trong mỗi môn lại có nhiều đề mục, có tất cả 53 đề mục. Một đề mục có thể chỉ gồm một bài thơ, nhưng có đề mục lại gồm một chùm thơ. Quốc âm thi tập là nơi hội tụ mọi tài năng và tinh hoa của Nguyễn Trãi. Xuân Diệu gọi Quốc âm thi tập là: Tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam. Giá trị văn chương cổ điển ấy thể hiện trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện của thơ Nôm Nguyễn Trãi. Chương 2: Tiếp biến nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 2.1. Quốc âm thi tập- sự tiếp biến về hình thức nghệ thuật 2.1.1. Cách gieo vần độc đáo Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, vần được gieo ở những vị trí khác nhau, có thể ở trong cùng một câu hoặc giữa hai câu với nhau. Chữ cuối của nhịp đầu với chữ đầu của nhịp sau Tục ngữ: Đất có lề,/ quê có thói. Thơ Nguyễn Trãi: Nhật nguyệt soi,/ đòi chốn hiện. Chữ cuối của nhịp đầu với chữ cuối của nhịp sau Tục ngữ: Sông có khúc,/ người có lúc. Thơ Nguyễn Trãi: Tham nhàn/ lánh đến giang san Cách gieo vần lưng cũng là một phương pháp làm nên sự sinh động, tươi mới và phong phú cho thơ Nôm Nguyễn Trãi. Nó biểu hiện ở những cách sau: Vần cuối của câu trên hiệp vần với chữ thứ tư của câu dưới: Gạch quẳng nào bày mấy ngọc Sừng hằng những mọc qua tai (Tự thán, bài 2) Cách gieo vần này thường phổ biến trong ca dao dân tộc, chẳng hạn như: Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người Vần cuối của câu trên hiệp vần chữ thứ năm của câu dưới: La ỷ lấy đâu chăng lái xái Hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng (Thuật hứng, bài 23) Vận dụng cách gieo vần này, các nhà thơ Nôm về sau đã tiếp thu và sáng tạo nên thể thơ Nôm song thất lục bát cũng có sự hiệp vần giữa vần cuối của câu trên với vần chữ thứ năm của câu dưới. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn) 2.2.1. Cách ngắt nhịp độc đáo, mới mẻ Thơ Nôm Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập không chỉ có cách ngắt nhịp 3/4 mà cũng biến chuyển đa dạng tùy nội dung và cảm xúc, không gò bó trong một khuôn khổ nhất định nào. Nó có thể là 3/3, 4/2, 2/4, 1/5 trong câu thơ sáu chữ: Say minh nguyệt/ chè ba chén Thú thanh phong/ lều một gian (3/3) (Thuật hứng, bài 5) Non cao non thấp/ mây thuộc Cây cứng cây mềm/ gió hay (4/2) (Mạn thuật, bài 4) Thu in/ cửa trúc mây phủ Xuân tĩnh/ đường hoa gấm phong (2/4) (Thuật hứng, bài 11) Gánh/ khôn đương quyền tướng phủ Lui/ ngõ được đất nho thìn (1/5) (Trần tình, bài 1) Về những câu 7 tiếng. Ta gặp trong Quốc âm thi tập những câu 7 tiếng có lối ngắt nhịp (3/4), cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường (Trung Quốc) là (4/3), chẳn trước lẻ sau. Loại câu này thường sóng hàng trong cùng một bài thơ. - Vừa sáu mươi dư tám chín thu Lưng gầy da sỉ tướng lù khù. (Bài 15) - Rượu đối cầm đâm thơ một thủ, Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người. (Bài 76) Đứng về mặt ý nghĩa, câu thơ thường có khả năng phân tích bằng những lối ngắt nhịp khác nhau. Nhưng cũng có trường hợp chỉ có một lối: Vừa sáu mươi dư tám chín thu. Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau: - Tóc nên bạc / bởi lòng ưu ái Tật được tiêu / ngờ thuốc đắng cay - Rượu đối cầm / đâm thơ một thủ Ta cùng bong / lẫn nguyệt / ba người. (Bài 76) Do cách ngắt nhịp khác nên các tiếng thanh bằng, thanh trắc cũng không theo trật tự của thể luật Đường. Hoặc có thể là 2/2/3, 2/5, 5/2… trong câu thơ 7 chữ: - Hái cúc/ ương lan/ hương bén áo Tìm mai/ đạp nguyệt/ tuyết xăm khăn. (Thuật hứng, bài 15) - Điền địa/ chớ tham hơn bỏ ải Nhân luân/ mựa lấy dưới làm trên. (Báo kính cảnh giới, bài 15) - Cơm kẻ bất nhân ăn/ ấy chớ Áo người vô nghĩa mặc/ chẳng thà. (Trần tình, bài 3) Về cách ngắt nhịp, Nguyễn Trãi đã có sự phá cách của những thể thơ truyền thống của luật Đường. Đây được xem là bước tiến bộ mới trong sáng tác thơ theo khuynh hướng dân tộc của Nguyễn Trãi. 2.2.2. Biến thể một số âm tiết trong câu tạo thành thể thơ mới Âm tiết – yếu tố làm nên sự khác biệt cho từng loại thể thơ, nhờ đó khả năng diễn đạt sinh động hơn, phong phú hơn. Nhận thức được điều này, Nguyễn Trãi không chỉ để thơ ông phá vỡ niêm luật của thơ Đường mà còn có sự biến thể số âm tiết trong câu. Nói đúng hơn, đó là những bài thơ tám câu hoặc bốn câu mà cấu trúc đối xứng ít nhiều giống thơ luật, nhưng số âm tiết trong câu lại có sự khác biệt: Ngũ ngôn xen thất ngôn: Trẻ hòa sang ấy phúc Già được trọn là tiên Cho về cho ở đền ơn chúa Lo phải chon chăn đến cửa quyền (Thuật hứng, bài 8) Lục ngôn xen thất ngôn: Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then (Thuật hứng - 24) Xét về tác dụng nghệ thuật của câu thơ sáu tiếng và năm tiếng trong bài thơ lục ngôn xen thất ngôn và ngũ ngôn xen thất ngôn ta nhận thấy, nó khiến lời thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ sáu chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt, tinh tế, sâu sắc của con người.Chẳng hạn, những câu thơ sáu chữ rất thích hợp với việc miêu tả khung cảnh đơn sơ, mộc mạc, ấm cúng với những đường nét tròn trịa, đầy đặn của những miền quê trên đất nước Việt Nam: Thu om, cửa trúc mây phủ Xuân tĩnh, đường hoa gấm phong (Thuật hứng, bài 11) Hay những câu thơ sáu chữ cũng rất thích hợp với việc nêu lên những triết lí cuộc sống đơn giản, tự nhiên mà vững chắc như chân lí: Ngọc lành nào có tơ vết Vàng thực âu chi lửa nhiều (Tự thuật, bài 5) Đây là hai câu thơ đúc kết từ chân lí “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” trong tục ngữ dân tộc. [...]... ngữ Quốc âm thi tập là tuyên ngôn văn học, là một đại cáo về văn chương, nó hiện hữu một cách đích đáng, hùng hồn Đây là ý tưởng của Nguyễn Trãi trong việc tạo dựng một diện mạo mới, thoát khỏi sự chi phối Nguyễn Trãi rất cố gắng thể hiện tập trung điều đó (chống lại xu hướng Hán hóa) và nó được hiện hữu bằng kết quả, giá trị Nguyễn Trãi muốn tạo dựng một khuôn mẫu riêng khi xây dựng Quốc âm thi tập. .. Quốc âm thi tập Có thể khẳng định rằng: Quốc âm thi tập là tập thơ lớn và sớm nhất được viết bằng ngôn ngữ dân tộc còn lại với chúng ta ngày nay Tuy còn có chỗ còn khúc mắc, nhịp thơ còn chập chững nhưng cả tập thơ bộc lộ một tâm hồn đa cảm trong cảm xúc chân thành, hồn nhiên và giàu chất thơ Sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Trãi không tự bó mình trong khuôn khổ của luật thi mà luôn có ý thức sáng tạo Bên cạnh... khá rõ trong thơ chữ Nôm, chữ Hán của ông Hồn thơ trong Quốc âm thi tập có thể coi là một nét của hồn dân tộc Mỗi hình tượng thơ, mỗi thể loại thơ, mỗi câu chữ ông dùng đều bộc lộ ý tưởng sáng tác, mang dấu ấn riêng, đậm chất dân gian Cùng thời với ông, nhiều nhà thơ sa vào bút pháp ngâm vịnh và lệ thuộc vào nhiều điển cố, điển tích của văn học cổ Trung Quốc Nguyễn Trãi cũng không thoát khỏi thi pháp... tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc nhằm giữ vững bản lĩnh dân tộc trong thời kỳ Hán hóa Không những thế, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Trãi cách sáu trăm năm rồi mà nghe vẫn mới, vẫn hiện đại: Lao xao chợ cá làng ngư phủ (Báo kính cảnh giới, bài 43) Đọc Quốc âm thi tập nhiều khi ta không thấy sự ngăn cách hàng rào ngôn ngữ Thơ Nôm Nguyễn Trãi một mốc đánh dấu sự phát triển của văn học Quốc. .. tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc nhằm giữ vững bản lĩnh dân tộc trong thời kỳ Hán hóa Không những thế, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Trãi cách sáu trăm năm rồi mà nghe vẫn mới, vẫn hiện đại: Lao xao chợ cá làng ngư phủ (Báo kính cảnh giới, bài 43) Đọc Quốc âm thi tập nhiều khi ta không thấy sự ngăn cách hàng rào ngôn ngữ Thơ Nôm Nguyễn Trãi một mốc đánh dấu sự phát triển của văn học Quốc. .. Trãi tạo nên những rung động thẩm mĩ và tạo ra sự gần gũi, dễ tiếp nhận Thi n nhiên bình dị trong Quốc âm thi tập thể hiện sự thay đổi cảm hứng sáng tạo, cảm hứng thẩm mĩ của nhà thơ: cái bình dị, cái đời thường cũng trở thành đối tượng của cái đẹp Sự thay đổi này mang ý nghĩa cách tân theo hướng dân chủ, tiến bộ Nguyễn Trãi đã hòa mình với thi n nhiên, kết bạn với chim muông, cây cỏ, mây núi, trăng... em”: Rượu đối cầm âm thơ một thú Ta cùng bóng với nguyệt ba người Ở đây, “ta” - “bóng” - “nguyệt” tuy ba mà một, thi n nhiên đã trở thành người bạn tri âm tri kỉ của Nguyễn Trãi Những hình ảnh quen thuộc đi vào thơ Nôm Nguyễn Trãi bằng những cảm xúc chân thành nhưng cũng không kém phần tinh tế, đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam 2.2 Quốc âm thi tập – sự vận dụng sáng tạo trong việc sử dụng... của Quốc âm thi tập là việc ông sử dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc Nhiều quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao được dùng khá linh hoạt, như: đôi ba khóm, sừng qua tai, quanh co ruột ốc, nên thợ nên thầy, no ăn nomặc… Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được ông gọt giũa, cách điệu hoá và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị Thơ Nôm của dân tộc đã hình thành từ đời Trần Quốc âm thi tập. .. Nôm của dân tộc đã hình thành từ đời Trần Quốc âm thi tập thơ Nôm và ngôn ngữ dân tộc đã có một bước tiến đáng kể Trong Dư địa chí Nguyễn Trãi đã từng yêu cầu: “Người trong nước không được bắt chước phong tục và ngôn ngữ các nước Ngô, Chiêm…để làm loạn phong tục trong nước” Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã trở thành tấm gương tiêu biểu đầu tiên cho việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn chương Việc... Những tác phẩm thơ Nôm Đường luật sau Nguyễn Trãi đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng, tiếp thu thành tựu thơ Nôm của ông 2.1.3 Hình ảnh thơ vừa hiện đại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Nếu trong thơ Hán, Nguyễn Trãi sử dụng những hình ảnh cổ điển như mây, gió, trăng, hoa, tùng, cúc để biểu đạt những cảm xúc tâm tình của nhà thơ thì trong thơ Nôm, tác giả lại biểu đạt nó bằng những hình ảnh . luận chung Chương 2: Tiếp biến nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Chương 1: Những vấn đề lý luận chung 1.1. Tiếp biến và tiếp biến biến nghệ thuật Tiếp biến nghệ thuật là một khái. Trãi. Chương 2: Tiếp biến nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 2.1. Quốc âm thi tập- sự tiếp biến về hình thức nghệ thuật 2.1.1. Cách gieo vần độc đáo Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi,. chỉnh về tiếp biến nghệ thuật. Trong phạm vi tìm hiểu và những hiể biết của bản thân, chúng tôi đưa ra cách hiểu về tiếp biến nghệ thuật như sau: Tiếp biến (tiếp: nối tiếp; biến: biến đổi)